Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
Theo thống kê, Hà Nội là địa phương tập trung nhiều làng nghề và nghệ nhân với hơn 1.300 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng với những sản phẩm độc đáo theo phong cách văn hóa địa phương, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế, nổi bật như các sản phẩm gốm sứ, dệt, thêu, ren, đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản...
![]() |
Nghệ nhân tại làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) thao tác dệt lụa. Ảnh: CHUNG HOÀNG |
Với doanh thu khoảng 24.000 tỷ đồng mỗi năm, các làng nghề tại Hà Nội đang đóng góp tích cực vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố. Trong đó, một số làng nghề có doanh thu hằng năm cao như làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) đạt trên 1.000 tỷ đồng; làng nghề cơ khí Phùng Xá (huyện Thạch Thất) đạt trên 1.200 tỷ đồng, những con số trên cho thấy, sự phát triển của các làng nghề là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Thủ đô.
Trước những tiềm năng đến từ các làng nghề, TP Hà Nội đã đưa nhiều nội dung liên quan đến gìn giữ, bảo tồn, phát triển làng nghề vào Luật Thủ đô 2024. Vừa qua, TP Hà Nội cũng đã ban hành Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, TP Hà Nội đề ra mục tiêu đến năm 2030, thực hiện khôi phục, bảo tồn được ít nhất 5 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Thành phố phấn đấu công nhận mới ít nhất 10 nghề và 25 làng nghề, làng nghề truyền thống; phát triển 10 làng từ “làng nghề” lên “làng nghề truyền thống”. TP Hà Nội cũng dự kiến đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, thực hiện bảo tồn, phục dựng không gian văn hóa làng nghề nhằm phát triển ít nhất 3 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 10 điểm, tuyến du lịch làng nghề.
Thành phố phấn đấu tối thiểu 80% người lao động tại làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản. TP Hà Nội dự kiến có hơn 50% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), đồng thời hỗ trợ số hóa cho những sản phẩm làng nghề này. Bên cạnh đó, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của các làng nghề đạt 10%/năm và có ít nhất 30% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu, bán sản phẩm hoặc bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
![]() |
Bên cạnh những chính sách thúc đẩy sản xuất, cần tăng cường hỗ trợ các làng nghề thực hiện hội nhập quốc tế. Mới đây, hai làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc đã chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc đưa các làng nghề của Thủ đô từng bước hội nhập với thế giới. Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới có ý nghĩa lớn, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển, giao thương với các đối tác trên khắp thế giới, thúc đẩy công nghiệp văn hóa, kết hợp sản xuất làng nghề với du lịch, góp phần quảng bá văn hóa Thủ đô.
Phát biểu tại lễ công nhận hai làng nghề trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới, ông Sa'ad Al-Qaddumi, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới chia sẻ, các làng nghề truyền thống tại Việt Nam cũng như Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế kỷ, vì vậy, hội đồng sẽ tiếp tục đồng hành, hợp tác chặt chẽ với các làng nghề và nghệ nhân để xây dựng một cộng đồng thủ công toàn cầu, nơi tôn vinh truyền thống lâu đời nhưng cũng hướng tới một tương lai bền vững và thịnh vượng.
Để có được bước tiến quan trọng này, TP Hà Nội đã xác định tầm quan trọng và tiềm năng, giá trị của các làng nghề với việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách, trong đó đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để khẳng định ưu tiên phát triển làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống. Thời gian tới, theo UBND TP Hà Nội, thành phố sẽ tập trung vào công tác quy hoạch làng nghề; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát triển làng nghề. Thành phố sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề; rà soát, xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng tại chỗ, bảo đảm cung ứng một phần nguyên liệu cho các làng nghề. Cùng với đó, các cơ quan, địa phương sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gắn với sản phẩm OCOP và hình thành thêm những mô hình làng nghề gắn với du lịch, phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tin liên quan

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02
14:07 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề
09:46 | 24/06/2025 Môi trường

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 | 23/06/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội