Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến đóng góp về Đề án xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2024-2035.
Theo đề án này, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN giữ vai trò nòng cốt, có tính chất đột phá quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN.
![]() |
Giáo viên trường nghề hướng dẫn sinh viên thực hành |
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển hệ thống GDNN mở, linh hoạt, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thị trường lao động thay đổi nhanh, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Những hạn chế đó đã được đề án chỉ ra. Cụ thể, đội ngũ nhà giáo GDNN vẫn chưa đạt mục tiêu chuẩn hóa về trình độ kỹ năng nghề: Tỷ lệ nhà giáo dạy tích hợp thấp (khoảng 50%), một bộ phận nhà giáo dạy lý thuyết hạn chế về kỹ năng nghề, nhà giáo dạy thực hành hạn chế kiến thức chuyên môn. Đây là một thách thức lớn của đội ngũ nhà giáo trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN khi mà yêu cầu có ít nhất là 70% nhà giáo GDNN dạy được thực hành (dạy tích hợp).
Bên cạnh đó, kỹ năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, cập nhật công nghệ mới của đội ngũ nhà giáo GDNN còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ sở GDNN trong bối cảnh tự chủ về chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, nhất là đối với nhà giáo trong các cơ sở GDNN thuộc địa phương và tư thục.
Thu nhập thấp, giáo viên bỏ ra doanh nghiệp làm việc
Theo đề án, nguyên nhân khiến cho đội ngũ nhà giáo GDNN còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập là do chế độ đãi ngộ chưa tương xứng, chưa thu hút được nhân tài, người có kỹ năng quản lý và kinh nghiệm vào làm việc.
Bên cạnh đó, cũng chưa thu hút đội ngũ những người có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề cao (như nghệ nhân, chuyên gia, người đào tạo là người của doanh nghiệp...) tham gia đào tạo các cấp trình độ GDNN. Chính sách động viên, khen thưởng, vinh danh đối với cán bộ quản lý GDNN giỏi cũng chưa có.
Nếu so sánh nhà giáo GDNN với những người cùng trình độ đào tạo làm việc trong lĩnh vực sản xuất hoặc trong các lĩnh vực khác thì mức lương thu nhập của nhà giáo GDNN thấp hơn rất nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được những người có trình độ, có tay nghề giỏi, có thực tế sản xuất chuyển về làm nhà giáo ở các cơ sở GDNN. Trong khi, nhiều nhà giáo GDNN có trình độ tay nghề giỏi lại muốn chuyển ra doanh nghiệp làm việc.
Trong khi các nước trên thế giới đều có một cơ quan rõ ràng để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhà giáo một cách có hệ thống, bài bản thì Việt Nam chưa có một cơ quan chuyên trách đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý về lĩnh vực GDNN.
Chính vì những tồn tại trên, đề án này đã đưa ra các mục tiêu để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng của GDNN thông qua việc đề xuất các nội dung về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, về chế độ đãi ngộ, tôn vinh và về tăng cường năng lực cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Trong giai đoạn 2024-2030, đề án nêu mục tiêu sẽ có 100% nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, 70% nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn có trình độ thạc sĩ trở lên. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho 30% nhà giáo. Bồi dưỡng cho 65% nhà giáo đạt chuẩn để giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20.
Phấn đấu thu hút 50.000 nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề tham gia vào giảng dạy các cấp trình độ của GDNN và 1.000 nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đang làm việc ở trong nước hoặc nước ngoài đến làm việc và tham gia công tác quản trị, nghiên cứu khoa học tại cơ sở GDNN.
Ở giai đoạn 2030-2035, 100% nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn có trình độ thạc sĩ trở lên. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho 50% nhà giáo. Bồi dưỡng cho 80% nhà giáo đạt chuẩn để giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20.
Bên cạnh đó, thu hút được 70.000 nghệ nhân, chuyên gia, người lao động giỏi, người dạy nghề tham gia GDNN. Thu hút được 2.000 nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đang làm việc trong nước hoặc nước ngoài đến làm việc và tham gia công tác quản trị, nghiên cứu khoa học tại cơ sở GDNN.
Quy hoạch lại cơ sở GDNN và nhà giáo Tính đến năm 2021, cả nước có 81.900 nhà giáo GDNN, trong đó bậc Cao đẳng là 35.361 người, Trung cấp là 12.713, Đại học có 43.565 người, thạc sĩ có 23.591 người. Đề án cho biết đến năm 2025, sẽ có khoảng 1.800 cơ sở GDNN, bao gồm 400 trường CĐ, 400 trường trung cấp, 1.000 trung tâm GDNN. Trong đó, có 3 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 6 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. Tổng số nhà giáo là 70.000. Đến năm 2035, quy hoạch còn 1.700 cơ sở GDNN, bao gồm 380 trường CĐ, 390 trường trung cấp, 930 trung tâm GDNN. Trong đó, có 6 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. Tổng số nhà giáo là 68.000... |
Tin liên quan

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025
09:43 | 20/05/2025 Đào tạo nghề

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:51 | 09/01/2024 Đào tạo nghề
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế