Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thông qua các Nghị quyết, chương trình, đề án, Chỉ thị... nhằm đẩy mạnh, phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn và kết quả đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của nhân lực có kỹ năng nghề. Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp được nâng lên; Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo đã được bổ sung, điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thị trường sử dụng lao động cả nước.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% đầu năm 2012 và dự kiến đạt 67,7% cuối năm 2022; trong đó tỷ lệ được cấp văn bằng, chứng chỉ tăng từ 18,4% lên 27,4%; Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ. Để giải quyết bài toán “đầu ra” trong công tác đào tạo, các cơ sở GDNN đã đẩy mạnh phối hợp, tạo mô hình liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Giai đoạn 2011-2022, đã giải quyết việc làm cho 471.326 lao động nông thôn; Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp đạt 75,94%, trong đó: Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ có việc làm đạt 80,37%, tăng 9,55% so với năm 2011.
Công tác dạy nghề những năm qua đã góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2011-2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 687.477 lao động nông thôn (chiếm 76,18% tổng số người được đào tạo nghề của tỉnh), trong đó, cao đẳng 34.422 người, trung cấp 67.047 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 586.008 người.
Đã có một số địa phương tổ chức các mô hình dạy nghề và đạt được kết quả khả quan như: Yên Thành (trồng nấm, may công nghiệp); Quỳnh Lưu (mây tre đan, may công nghiệp); Diễn Châu (may công nghiệp, chế biến nước mắm sạch); Nghĩa Đàn (nuôi ong, nuôi gà, trồng cây ăn quả); Con Cuông (trồng cam, trồng chè, dệt thổ cẩm),... Đặc biệt, nhiều lao động sau đào tạo nghề đã mạnh dạn thành lập trang trại, HTX, cơ sở sản xuất, thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, mô hình chăn nuôi gà của ông Ngô Văn Tứ ở xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn (400 triệu đồng/năm), mô hình chăn nuôi lợn của bà Nguyễn Thị Vân ở xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (400 triệu đồng/năm), mô hình trồng dưa lưới của ông Nguyễn Phùng Khởi ở xã Trung Sơn, huyện Đô Lương (250 triệu đồng/năm),...
Đào tạo nghề gia công may mặc |
Ngày 21/3/2022, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND thực hiện Đề án 14-ĐA/TU ngày 25/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh chú trọng đào tạo các nghề mới như: May gia dụng, xây dựng, hướng dẫn viên du lịch và nhiều nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp khác bên cạnh các ngành nghề truyền thống.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Nghệ An phấn đấu đào tạo 329.400 lượt người (cao đẳng 26.300 người; Trung cấp 48.500 người; Sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng 254.600 người). Kế hoạch đặt ra mục tiêu: Tỷ lệ lao động có việc làm sau tốt nghiệp bình quân chung đạt 80,9%; có 3 - 5 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5%; Phấn đấu khoảng 75% chương trình ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia...
Đến năm 2030, Nghệ An phấn đấu đào tạo kỹ năng nghề giai đoạn 2026-2030 dự kiến khoảng 329.700 lượt người. Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp bình quân đạt 83,3%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 37,8% vào cuối năm 2030. Phấn đấu có 1 - 2 trường chất lượng cao đạt chuẩn tương đương với chuẩn của các nước ASEAN-4.
Bên cạnh các kết quả đạt được, thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác đào tạo nghề. Một số ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động cả về số lượng, cơ cấu tuyển sinh lẫn chất lượng đào tạo. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo chưa được chú trọng, nhiều nơi còn thiếu và lạc hậu. Số lượng giáo viên còn hạn chế, trình độ tay nghề chưa đáp ứng đủ yêu cầu; Chương trình, giáo trình đào tạo chưa thực sự đổi mới, sát và phù hợp với thực tế công việc sau đào tạo. Một bộ phận lao động nông thôn sau học nghề chưa áp dụng được kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo vào sản xuất, kinh doanh; Chưa tạo được việc làm phù hợp, chưa chuyển đổi việc làm mới, hoặc có việc làm nhưng không ổn định, thu nhập chưa cao. Số lao động nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi học nghề, việc làm còn hạn chế, nhất là người có công với cách mạng, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật,... Sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
Để khắc phục những hạn chế trên và nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị đối với công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn;
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác giáo dục nghề nghiệp và đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn, tuyên truyền và có định hướng cụ thể để lao động chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với thực tế thị trường;
Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình đào tạo;
Tạo sự gắn kết, liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tạo việc làm ổn định cho lao động sau đào tạo; Thực hiện nghiêm việc đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tin liên quan
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:16 | 07/10/2024 Đào tạo nghề
Tin mới hơn
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 | 22/11/2024 Đào tạo nghề
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững
11:05 | 03/10/2024 Đào tạo nghề
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
09:11 | 05/07/2024 Đào tạo nghề
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu
10:05 | 29/05/2024 Đào tạo nghề
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động
10:12 | 09/05/2024 Đào tạo nghề
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm
08:52 | 26/03/2024 Đào tạo nghề
Tin khác
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số
10:07 | 16/01/2024 Đào tạo nghề
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:51 | 09/01/2024 Đào tạo nghề
Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4
11:25 | 04/11/2023 Đào tạo nghề
Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo
09:23 | 26/10/2023 Đào tạo nghề
Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất
10:08 | 24/05/2023 Đào tạo nghề
Lào Cai: Gỡ khó trong việc đào tạo nghề nông thôn
09:05 | 21/04/2023 Đào tạo nghề
Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nghề nghiệp
10:01 | 18/04/2023 Đào tạo nghề
Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức Ngày hội việc làm kết nối nhà tuyển dụng
12:57 | 27/03/2023 Đào tạo nghề
Thừa Thiên Huế tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp
14:17 | 08/03/2023 Đào tạo nghề
Giáo dục nghề nghiệp gắn kết với thị trường lao động
09:52 | 03/03/2023 Đào tạo nghề
Ứng dụng ChatGPT đào tạo nghề Công nghệ thông tin và tuyển sinh
10:08 | 27/02/2023 Đào tạo nghề
Thủ tướng đối thoại với thanh niên về nhân lực trẻ đáp ứng kỷ nguyên 4.0
09:10 | 22/02/2023 Đào tạo nghề
Phấn đấu tuyển sinh đào tạo nghề năm 2023 đạt gần 2,3 triệu người
09:00 | 20/02/2023 Đào tạo nghề
Thay đổi thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
14:48 | 14/02/2023 Đào tạo nghề
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
15:13 | 13/02/2023 Đào tạo nghề
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 Du lịch làng nghề