“Phổ biến các cam kết sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA và thông tin sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ tại Châu Ấu"
Cùng với những nội dung liên quan đến thương mại, sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng được đặt ra trong Hiệp định EVFTA. Đây cũng là vấn đề được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trong quá trình xem xét môi trường, thể chế đầu tư của Việt Nam.
Vấn đề sở hữu trí tuệ, đặc biệt là chỉ dẫn địa lý, được đánh giá là một trong những vấn đề khó đàm phán nhất trong EVFTA. Các vấn đề về sở hữu trí tuệ được quy định tại Chương 12 của Hiệp định này với nhiều cam kết về tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ; Đây cũng là một trong những chương có dung lượng lớn nhất trong toàn bộ nội dung của Hiệp định. Lý do bởi Châu Âu là khu vực xuất khẩu các sản phẩm trí tuệ hàng đầu thế giới, do đó việc tăng cường bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là nhu cầu cấp thiết của họ. Châu Âu cũng đồng thời có chế độ bảo hộ đặc thù đối với chỉ dẫn địa lý và rất chú trọng việc bảo hộ loại quyền sở hữu trí tuệ đặc thù này. Còn về phía Việt Nam, thông qua Hiệp định này, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận các sản phẩm sở hữu trí tuệ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, khoa học, xã hội với chi phí thấp nhất có thể.
Chương Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA gồm các cam kết về nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), phạm vi quyền SHTT, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mật, giống cây trồng, vấn đề thực thi quyền SHTT. Phần lớn các cam kết về SHTT trong Hiệp định phù hợp pháp luật Việt Nam; Tuy nhiên, Hiệp định đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn pháp luật Việt Nam, trong đó có thể kể đến như: Bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của châu Âu với mức độ bảo hộ cao, như mức mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý rượu vang và rượu mạnh. Đổi lại điều đó, 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam cũng được bảo hộ ở châu Âu với tiêu chuẩn cao và không phải qua thủ tục đăng ký SHTT thông thường ở nước sở tại. Ngoài ra, Hiệp định đặt ra cơ chế đền bù thỏa đáng cho chủ sở hữu sáng chế là dược phẩm khi cơ quan Nhà nước chậm trễ cấp phép lưu hành dược phẩm đó. Các nghĩa vụ bảo hộ ở mức cao này đang được áp dụng trực tiếp theo Nghị quyết số 102/2020/QH14 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và sẽ được nội luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021, dự kiến sẽ thông qua vào tháng 6/2022.
Việc thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định nói chung và các cam kết về sở hữu trí tuệ nói riêng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo một cách dễ dàng, hiệu quả hơn, từ sáng tạo đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ. Ðiều này sẽ có nhiều tác động tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cũng như thương mại của Việt Nam. Thông qua các cam kết từ Hiệp định, các doanh nghiệp và công dân của cả Châu Âu và Việt Nam sẽ không chỉ được hưởng các khoản giảm trừ thuế quan mà còn được hưởng nhiều khoản giảm trừ phi thuế quan trong thương mại. Quan trọng hơn, đây là một bước tiến lớn để Châu Âu bảo đảm và tăng cường quan hệ đối tác với Đông Nam Á, cũng như để Việt Nam tăng tốc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Thực hiện Quyết định số 1201/QÐ-TTg ngày 06/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 2473/QĐ-BKHCN ngày 08/9/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của Bộ KH&CN trong đó có nhấn mạnh việc chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các cam kết SHTT trong Hiệp định EVFTA cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, làng nghề… thông qua hội thảo, tọa đàm, và các hoạt động truyền thông đại chúng.
Hội thảo “Phổ biến về các cam kết sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA và thông tin về sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ tại Châu Âu” do Cục SHTT phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt nam tổ chức với mục đích cung cấp cho các doanh nghiệp, làng nghề những thông tin cơ bản nhất về các cam kết sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định EVFT, qua đó giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của các doanh nghiệp, làng nghề về các cam kết này để thực thi, áp dụng hiệu quả trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Tận dụng tốt nhất các cơ hội để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để khai thác hiệu quả thị trường châu Âu, tận dụng cơ hội về mở cửa thị trường mà Hiệp định EVFTA mang lại, các doanh nghiệp, làng nghề cần chủ động và tích cực hơn trong việc tìm hiểu quy định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của châu Âu nhằm bảo đảm sản phẩm có thể vượt qua được những tiêu chuẩn đó để vào thị trường châu Âu. Ðồng thời, doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hy vọng rằng, Hội thảo này sẽ là một diễn đàn để các chuyên gia, các doanh nghiệp, làng nghề cùng trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giúp thực thi và tận dụng tốt nhất các cam kết sở hữu trí tuệ trong Hiệp định.
Phan Ngân Sơn
Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch
11:56 | 11/07/2025 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam
09:49 | 25/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 | 23/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề
09:39 | 09/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề
09:18 | 30/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 | 23/05/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 | 13/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế