Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Hộ kinh doanh làng nghề và những quy định mới về đăng ký kinh doanh

LNV - Trong các làng nghề nước ta, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là các hộ gia đình mà văn bản pháp quy gọi là “hộ kinh doanh”, chỉ có một số rất ít doanh nghiệp và hợp tác xã. Hộ kinh doanh làng nghề xuất hiện từ những gia đình sản xuất các sản phẩm thủ công tồn tại từ hàng trăm năm nay trong nông thôn, từng bước hình thành các làng nghề cho đến ngày nay.
Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, các hộ kinh doanh đã dần dần trở thành một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến. Gần đây nhất, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã có riêng Chương VIII về hộ kinh doanh, quy định những chính sách tạo thuận lợi mới cho hộ kinh doanh, trong đó có các hộ kinh doanh trong làng nghề. Bài này gợi ra một số ý kiến để các làng nghề nước ta tham khảo trong việc tiếp thu chính sách mới này.

TIỀM NĂNG CỦA HỘ KINH DOANH LÀNG NGHỀ

Theo thống kê năm 2019, cả nước có khoảng 5,4 triệu hộ kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, trong đó 3,4 triệu hộ được cấp mã số thuế và 2 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ, với tổng tài sản khoảng trên 655 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng trên 2,2 triệu tỷ đồng doanh thu, đóng góp khoảng 30% vào GDP. Các hộ kinh doanh cùng với các doanh nghiệp tư nhân (đóng góp 12% vào GDP) hình thành khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tổng cộng 42% vào GDP, đang phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.


Trong số này, các hộ kinh doanh làng nghề giữ một vị trí rất có ý nghĩa, không chỉ về kinh tế - xã hội, mà trước hết, đó là vì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng là những sản phẩm có giá trị cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mang bản sắc văn hoá của quốc gia, từng vùng lãnh thổ, thậm chí mang bản sắc của mỗi nghệ nhân. Đã có những sản phẩm thủ công được công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, một số được công nhận là báu vật quốc gia. Xin được nhắc lại những điều trên mà nhiều người đã biết để nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta trong bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề.

Ngày nay, tiềm năng của hộ kinh doanh là rất lớn. Với quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, vốn liếng ít, kinh doanh đủ mọi ngành nghề, quản lý đơn giản, dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh, các hộ kinh doanh là nơi thu hút, tạo việc làm, thu nhập cho đông đảo lao động, kể cả người khuyết tật. Những năm qua, mỗi khi nền kinh tế ở thành phố có biến động (như tác động của dịch Covid-19), thì nông thôn sắn sàng là nơi tiếp nhận. Có thể nói: nếu nông nghiệp, nông thôn là “bệ đỡ”, thì hộ kinh doanh chính là “thanh giảm sốc” cho nền kinh tế, nơi “trú ẩn” an toàn cho người lao động.

Ở nước ta ngày nay, hộ kinh doanh đang là nơi đào tạo, “vườn ươm” doanh nhân cho các doanh nghiệp tư nhân đang phát triển mạnh và có nhiều triển vọng. Điều đáng mừng là có những doanh nhân đang ở độ tuổi thanh niên có ý chí khởi nghiệp, giàu trí sáng tạo, ứng dụng thành thạo công nghệ 4.0, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở ra những nghề mới. Có thể coi đây là một tiềm năng rất lớn cần được khuyến khích.

Cũng cần nói thêm rằng, dù khi đất nước đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì cùng với những doanh nghiệp quy mô lớn, vẫn còn những doanh nghiệp và hộ kinh doanh quy mô vừa và nhỏ - loại hình phù hợp trong các ngành công nghiệp hỗ trợ, thủ công mỹ nghệ truyền thống, v.v… Đó chính là mô hình công nghiệp đa dạng về quy mô, thành phần, trình độ kỹ thuật cùng liên kết tạo thành mạng lưới, sức sống của nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

TÁM ĐIỂM MỚI VỀ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Về định nghĩa “Hộ kinh doanh”, từ năm 2015, tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015, theo khoản 1 điều 66, “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Mới dây, Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã có riêng Chương VIII về hộ kinh doanh, quy định những chính sách mới tạo thuận lợi cho hộ kinh doanh. Theo các nhà nghiên cứu, Nghị định này có 08 điểm mới so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015, tóm tắt như sau.

Một là, chỉ còn lại hai đối tượng được thành lập hộ kinh doanh.

- Trước đây, khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015 quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập: (i) Cá nhân hoặc một nhóm người Việt Nam đủ 18 tuồi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (ii)
Một hộ gia đình.

- Hiện nay, Nghị định 01/2021 quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập: (i) Một cá nhân; Các thành viên hộ gia đình. Như vậy, theo quy định mới thì “nhóm cá nhân người Việt Nam” không còn được thành lập hộ kinh doanh, như vậy, trách nhiệm rõ ràng hơn.

Hai là, không hạn chế số lao động trong hộ kinh doanh.

- Trước đây, theo Nghị dịnh 78/2015, hộ kinh doanh chỉ dược sử dụng dưới 10 lao động; Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Hiện nay, Nghị định 01/2021 không còn điều này, để hộ kinh doanh tự quyết định số lao động sử dụng và việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Ba là, hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm, giúp việc mở rộng kinh doanh dễ dàng hơn.

- Trước dây, Nghị định 78/2015 ấn định hộ kinh doanh chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh trừ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký.

- Hiện nay, Nghị định 01/2021 quy định: 1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. 2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Bốn là, bổ sung quy định về thời gian đăng ký thay đổi nội dung trên Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh:

- Trước đây, Nghị định 78/2015 không quy định về vấn đề này.

- Hiện nay, Nghị định 01/2021 quy định thời gian đăng ký thay đổi nội dung trên Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Riêng về thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh:

- Trước đây, Nghị định 78/2015 quy định: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh trong trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ cho hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký.

- Hiện nay, Nghị định 01/2021 đã rút ngắn thời hạn chỉ còn 03 ngày làm việc.

Năm là, hộ kinh doanh có thể tạm dừng kinh doanh vô thời hạn.

-Trước đây, theo Nghị định 78/2015, hộ kinh doanh chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm và gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.

-Hiện nay, Nghị định 01/2021 không còn quy định về giới hạn thời gian hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, nhưng hộ phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã đăng ký ít nhất 03 ngày truớc khi tạm ngừng kinh doanh.

Sáu là, chủ hộ được ủy quyền thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

-Trước đây, Nghị định 78/2015 không quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ kinh doanh.

-Hiện nay, Nghị định 01/2021 quy định: “Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này”.

Bảy là, thay đổi và bổ sung trường hợp thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Điều 93 Nghị định 01/2021 đã quy định về những trường hợp thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cụ thể hơn, tạo điều kiện cho hộ kinh doanh chấp hành thuận lợi.

Tám là, thêm quy định về hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý.

-Trước đây, Nghị định 78/2015 không quy định về vấn đề này.

- Hiện nay, theo Nghị định 01/2021, hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Qua các điểm mới trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh nêu trên, có thể thấy vị trí của hộ kinh doanh đã được khẳng định rõ thêm, một số chính sách mới được quy định sẽ tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi thêm cho hộ trong kinh doanh.

Dưới đây, để thực hiện Nghị định có hiệu quả, xin nêu một số kiến nghị để các hộ kinh doanh làng nghề tham khảo.

Một là, tăng thêm nhận thức về giá trị của hộ kinh doanh làng nghề. Ngoài những giá trị mà chúng ta thường ghi nhận lâu nay, hiện nay, người tiêu dùng đang quan tâm đến hai điều: (i) Những sản phẩm thủ công, trong đó thể hiện tài năng, trí sáng tạo của nghệ nhân; Và (ii) những mặt hàng thân thiện với môi trường, có nguồn gốc từ nguyên liệu tự nhiên. Đây vừa là thuận lợi cho phát triển sản phẩm thủ công, vừa đòi hỏi hộ kinh doanh quan tâm đến bảo vệ môi trường, từ nguyên vật liệu đến công nghệ chế tác.

Hai là, tìm hiểu kỹ những quy định mới về đăng ký kinh doanh trong Nghị định 01/2021 đã nêu tóm tắt tám điểm trên đây (nhất là được kinh doanh tại nhiều địa điểm và không hạn chế số lao động), đối chiếu với tình hình cụ thể của hộ mình, từ đó đặt kế hoạch khai thác từng bước, theo thế mạnh của từng hộ. Có những việc mà một hộ có thể thực hiện, nhưng cũng có những hoạt động cần sự liên kết theo chuỗi giá trị để đạt hiệu quả cao hơn.

Ba là, khai thác các quy định mới trong các chính sách của Nhà nước trong thời gian gần đây về hỗ trợ các hộ kinh doanh thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch Covid-19, vừa duy trì sản xuất kinh doanh. Cần cập nhật và tận dụng các ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để mở rộng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu với các quốc gia nhập khẩu lớn trên thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu.

Bốn là, trên cơ sở ấy, thực hiện những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở rộng mặt hàng. Đó là những việc đã được nêu lên lâu nay, như: Cải tiến mẫu mã, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, khắc phục ô nhiểm môi trường, xúc tiến thương mại, v.v…Đối với những mặt hàng xuất khẩu, cần đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường hợp chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường; chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu xuất xứ (QRcode) …

Năm là, nâng cao năng lực quản trị của chủ hộ kinh doanh. Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành bại của hộ kinh doanh làng nghề. Trong tình hình mới, đang có những đòi hỏi rất cao, chủ hộ cần được nâng cao về năng lực quản trị: có tầm nhìn mới, khát vọng phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII, có kiến thức ứng dụng công nghệ số trong điều hành, tiếp thu và khai thác các chính sách mới, từ đó có những đổi mới, sáng tạo trong biện pháp thực hiện để quản trị hộ kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.

Tin khác

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh

LNV - Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Hải Phòng sớm chỉ đạo quyết liệt các cấp ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, góp phần thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội, với một số kết quả nổi bật.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động