Hộ kinh doanh làng nghề và những quy định mới về đăng ký kinh doanh
TIỀM NĂNG CỦA HỘ KINH DOANH LÀNG NGHỀ
Theo thống kê năm 2019, cả nước có khoảng 5,4 triệu hộ kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, trong đó 3,4 triệu hộ được cấp mã số thuế và 2 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ, với tổng tài sản khoảng trên 655 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng trên 2,2 triệu tỷ đồng doanh thu, đóng góp khoảng 30% vào GDP. Các hộ kinh doanh cùng với các doanh nghiệp tư nhân (đóng góp 12% vào GDP) hình thành khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tổng cộng 42% vào GDP, đang phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Trong số này, các hộ kinh doanh làng nghề giữ một vị trí rất có ý nghĩa, không chỉ về kinh tế - xã hội, mà trước hết, đó là vì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng là những sản phẩm có giá trị cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mang bản sắc văn hoá của quốc gia, từng vùng lãnh thổ, thậm chí mang bản sắc của mỗi nghệ nhân. Đã có những sản phẩm thủ công được công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, một số được công nhận là báu vật quốc gia. Xin được nhắc lại những điều trên mà nhiều người đã biết để nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta trong bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề.
Ngày nay, tiềm năng của hộ kinh doanh là rất lớn. Với quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, vốn liếng ít, kinh doanh đủ mọi ngành nghề, quản lý đơn giản, dễ thích ứng với mọi hoàn cảnh, các hộ kinh doanh là nơi thu hút, tạo việc làm, thu nhập cho đông đảo lao động, kể cả người khuyết tật. Những năm qua, mỗi khi nền kinh tế ở thành phố có biến động (như tác động của dịch Covid-19), thì nông thôn sắn sàng là nơi tiếp nhận. Có thể nói: nếu nông nghiệp, nông thôn là “bệ đỡ”, thì hộ kinh doanh chính là “thanh giảm sốc” cho nền kinh tế, nơi “trú ẩn” an toàn cho người lao động.
Ở nước ta ngày nay, hộ kinh doanh đang là nơi đào tạo, “vườn ươm” doanh nhân cho các doanh nghiệp tư nhân đang phát triển mạnh và có nhiều triển vọng. Điều đáng mừng là có những doanh nhân đang ở độ tuổi thanh niên có ý chí khởi nghiệp, giàu trí sáng tạo, ứng dụng thành thạo công nghệ 4.0, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở ra những nghề mới. Có thể coi đây là một tiềm năng rất lớn cần được khuyến khích.
Cũng cần nói thêm rằng, dù khi đất nước đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì cùng với những doanh nghiệp quy mô lớn, vẫn còn những doanh nghiệp và hộ kinh doanh quy mô vừa và nhỏ - loại hình phù hợp trong các ngành công nghiệp hỗ trợ, thủ công mỹ nghệ truyền thống, v.v… Đó chính là mô hình công nghiệp đa dạng về quy mô, thành phần, trình độ kỹ thuật cùng liên kết tạo thành mạng lưới, sức sống của nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
TÁM ĐIỂM MỚI VỀ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Về định nghĩa “Hộ kinh doanh”, từ năm 2015, tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015, theo khoản 1 điều 66, “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Mới dây, Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp đã có riêng Chương VIII về hộ kinh doanh, quy định những chính sách mới tạo thuận lợi cho hộ kinh doanh. Theo các nhà nghiên cứu, Nghị định này có 08 điểm mới so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015, tóm tắt như sau.
Một là, chỉ còn lại hai đối tượng được thành lập hộ kinh doanh.
- Trước đây, khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015 quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập: (i) Cá nhân hoặc một nhóm người Việt Nam đủ 18 tuồi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (ii)
Một hộ gia đình.
- Hiện nay, Nghị định 01/2021 quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập: (i) Một cá nhân; Các thành viên hộ gia đình. Như vậy, theo quy định mới thì “nhóm cá nhân người Việt Nam” không còn được thành lập hộ kinh doanh, như vậy, trách nhiệm rõ ràng hơn.
Hai là, không hạn chế số lao động trong hộ kinh doanh.
- Trước đây, theo Nghị dịnh 78/2015, hộ kinh doanh chỉ dược sử dụng dưới 10 lao động; Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Hiện nay, Nghị định 01/2021 không còn điều này, để hộ kinh doanh tự quyết định số lao động sử dụng và việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Ba là, hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm, giúp việc mở rộng kinh doanh dễ dàng hơn.
- Trước dây, Nghị định 78/2015 ấn định hộ kinh doanh chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh trừ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký.
- Hiện nay, Nghị định 01/2021 quy định: 1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. 2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Bốn là, bổ sung quy định về thời gian đăng ký thay đổi nội dung trên Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Trước đây, Nghị định 78/2015 không quy định về vấn đề này.
- Hiện nay, Nghị định 01/2021 quy định thời gian đăng ký thay đổi nội dung trên Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Riêng về thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh:
- Trước đây, Nghị định 78/2015 quy định: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh trong trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ cho hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký.
- Hiện nay, Nghị định 01/2021 đã rút ngắn thời hạn chỉ còn 03 ngày làm việc.
Năm là, hộ kinh doanh có thể tạm dừng kinh doanh vô thời hạn.
-Trước đây, theo Nghị định 78/2015, hộ kinh doanh chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm và gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
-Hiện nay, Nghị định 01/2021 không còn quy định về giới hạn thời gian hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, nhưng hộ phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã đăng ký ít nhất 03 ngày truớc khi tạm ngừng kinh doanh.
Sáu là, chủ hộ được ủy quyền thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
-Trước đây, Nghị định 78/2015 không quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ kinh doanh.
-Hiện nay, Nghị định 01/2021 quy định: “Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này”.
Bảy là, thay đổi và bổ sung trường hợp thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Điều 93 Nghị định 01/2021 đã quy định về những trường hợp thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cụ thể hơn, tạo điều kiện cho hộ kinh doanh chấp hành thuận lợi.
Tám là, thêm quy định về hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý.
-Trước đây, Nghị định 78/2015 không quy định về vấn đề này.
- Hiện nay, theo Nghị định 01/2021, hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Qua các điểm mới trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh nêu trên, có thể thấy vị trí của hộ kinh doanh đã được khẳng định rõ thêm, một số chính sách mới được quy định sẽ tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi thêm cho hộ trong kinh doanh.
Dưới đây, để thực hiện Nghị định có hiệu quả, xin nêu một số kiến nghị để các hộ kinh doanh làng nghề tham khảo.
Một là, tăng thêm nhận thức về giá trị của hộ kinh doanh làng nghề. Ngoài những giá trị mà chúng ta thường ghi nhận lâu nay, hiện nay, người tiêu dùng đang quan tâm đến hai điều: (i) Những sản phẩm thủ công, trong đó thể hiện tài năng, trí sáng tạo của nghệ nhân; Và (ii) những mặt hàng thân thiện với môi trường, có nguồn gốc từ nguyên liệu tự nhiên. Đây vừa là thuận lợi cho phát triển sản phẩm thủ công, vừa đòi hỏi hộ kinh doanh quan tâm đến bảo vệ môi trường, từ nguyên vật liệu đến công nghệ chế tác.
Hai là, tìm hiểu kỹ những quy định mới về đăng ký kinh doanh trong Nghị định 01/2021 đã nêu tóm tắt tám điểm trên đây (nhất là được kinh doanh tại nhiều địa điểm và không hạn chế số lao động), đối chiếu với tình hình cụ thể của hộ mình, từ đó đặt kế hoạch khai thác từng bước, theo thế mạnh của từng hộ. Có những việc mà một hộ có thể thực hiện, nhưng cũng có những hoạt động cần sự liên kết theo chuỗi giá trị để đạt hiệu quả cao hơn.
Ba là, khai thác các quy định mới trong các chính sách của Nhà nước trong thời gian gần đây về hỗ trợ các hộ kinh doanh thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch Covid-19, vừa duy trì sản xuất kinh doanh. Cần cập nhật và tận dụng các ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để mở rộng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu với các quốc gia nhập khẩu lớn trên thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu.
Bốn là, trên cơ sở ấy, thực hiện những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở rộng mặt hàng. Đó là những việc đã được nêu lên lâu nay, như: Cải tiến mẫu mã, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, khắc phục ô nhiểm môi trường, xúc tiến thương mại, v.v…Đối với những mặt hàng xuất khẩu, cần đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường hợp chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường; chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu xuất xứ (QRcode) …
Năm là, nâng cao năng lực quản trị của chủ hộ kinh doanh. Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành bại của hộ kinh doanh làng nghề. Trong tình hình mới, đang có những đòi hỏi rất cao, chủ hộ cần được nâng cao về năng lực quản trị: có tầm nhìn mới, khát vọng phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII, có kiến thức ứng dụng công nghệ số trong điều hành, tiếp thu và khai thác các chính sách mới, từ đó có những đổi mới, sáng tạo trong biện pháp thực hiện để quản trị hộ kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









