Hiệp hội Làng nghề Việt Nam hướng tới mở rộng không gian sáng tạo cho nghề thủ công
Một là, phát huy bản chất sáng tạo của nghề thủ công. Nghề thủ công là một nghề sáng tạo, sáng tạo không ngừng. Trong thời đại mới, rất cần tư duy mới với những đột phá mới, sáng tạo mới; Mỗi nghệ nhân cần có ý chí vượt lên chính mình bằng trí tuệ, tài năng sáng tạo của mình. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lực, trong Tiểu luận “Giá trị của nghề thủ công và làng nghề”, nghề thủ công đã được nhiều học giả trên thế giới xếp vào “Nền Kinh tế da cam” - nền kinh tế sáng tạo từ năm 2011. Thuật ngữ này được đặt ra bởi nhà văn người Anh John Howkins, được Liên hợp quốc chấp thuận, đề cập mọi thứ được phát triển thông qua sự sáng tạo và cảm hứng của mọi người để trở thành các sản phẩm hoặc dịch vụ. Màu da cam được dùng vì đây là màu gắn liền với tuổi trẻ và hạnh phúc. Với chúng ta, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng đẹp hơn, tinh xảo hơn, với giá trị thẩm mỹ ngày càng cao, không chỉ phục vụ nhu cầu của cuộc sống hằng ngày, mà còn là những sản phẩm trang trí, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của khách hàng, kể cả khách hàng nước ngoài, góp phần quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam hướng tới mở rộng không gian sáng tạo cho nghề thủ công (Ảnh: ST)
Hai là, bảo vệ môi trường. Nghề thủ công phát triển dựa trên nguồn nguyên vật liệu sắn có tại địa phương, đó là đất, gỗ, mây tre, v.v…nguồn nguyên liệu dồi dào và thuận tiện cho trí sáng tạo và bàn tay khéo léo của nghệ nhân làm ra những sản phẩm mới về ý tưởng và kỹ thuật, từ những sản phẩm tạo hình đơn giản, thô sơ tiến đến những sản phẩm mỹ thuật cao cấp. Trong xu hướng tiêu dùng ngày nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề ngày càng cần được quan tâm hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, đến an toàn và sức khỏe, sản xuất sạch thân thiện với môi trường…Vì vậy, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề cần đăng ký thương hiệu, ghi nhãn nguồn gốc xuất sứ QRcode, v.v… chứng minh những vấn đề nói trên, tạo thuận lợi trong thương mại điện tử.
Ba là, phát hiện và tôn vinh. Trong thực tế, qua các phương tiện thông tin đại chúng, hằng ngày, chúng ta có những thông tin rất quý giá rất đáng hoan nghênh. Đó là những bức tranh tạo nên bằng cát, bằng lá bàng, bằng vải vụn, giấy màu, lá tre, v.v… có giá trị mỹ thuật cao. Đó cũng là những đồ gỗ nội thất với những kiểu dáng phong phú phù hợp với nhu cầu khi làm việc tại nhà thời Covid-19 đang được khách hàng châu Âu ưa chuộng. Khó có thể kể hết những sáng tạo nảy nở trong thực tiễn, nhất là từ những nghệ nhân trẻ tuổi đang độ xung sức. Vấn đề đặt ra cho các cơ quan chức năng nhà nước, các tổ chức xã hội là kịp thời phát hiện, trân trọng từng sáng kiến, thống kê, lưu giữ, tổ chức phát huy bằng nhiều hình thức. Các cuộc tôn vinh sản phẩm tinh hoa thủ công mỹ nghệ cần được tổ chức đúng mục tiêu khuyến khích sáng tạo, tránh tệ nạn mua – bán danh hiệu. Cần khuyến khich thành lập các bảo tàng, nhà truyền thống. Theo Báo Kinh tế đô thị ngày 12/5/2021, Hà Nội đang xây dựng kế hoạch phát triển Trung tâm Bảo tồn nghề gốm tại xã Bát Tràng, tiến tới xây dựng thành Trung tâm Bảo tồn, phát triển sản phẩm gốm quốc gia; có thể coi đây là một tín hiệu đáng mừng. Cũng rất nên phát triển các câu lạc bộ nghệ nhân nghề thủ công, coi dây là nơi nuôi dưỡng, ươm mầm và thúc đẩy sáng tạo của họ và do họ cùng xây dựng; đối với lớp nghệ nhân trẻ tuổi, đây là nơi họ rèn luyện, phát triển và khẳng định tài năng, tiếp nối mạch nguồn sáng tạo của thế hệ đi trước.
Bốn là, hội nhập quốc tế. Cần tạo điều kiện rộng rãi để nghệ nhân, thợ thủ công nước ta tiếp cận kịp thời những thành tựu của nghề thủ công thế giới, qua đó cùng giao lưu, tiếp thu cái mới và đóng góp vào kho tàng nghề thủ công đang được thế giới tôn vinh. Theo Báo Thanh niên ngày 9/6/2021, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia đã tham gia dự án xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự án này sẽ giúp kết nối và chia sẻ nhiều dữ liệu, nội dung về di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trong đó có di sản thủ công nghiệp với các quốc gia thành viên ở khu vực, qua đó, quảng bá hình ảnh di sản nước ta ra thế giới, đồng thời là cơ hội tốt để số hóa hệ thống các thông tin, tư liệu di sản trong nước. Các cơ quan, tổ chức hữu quan cần hướng dẫn cụ thể các cơ sở để tranh thủ cơ hội, thực hiện có hiệu quả.
Tóm lại, lịch sử dân tộc ta đã chứng minh tiềm năng sáng tạo của nghề thủ công nước ta là vô cùng to lớn, xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể của đất nước; sức sáng tạo ấy đã không ngừng phát triển, ngày càng đạt những đỉnh cao mới; đó là di sản quý báu, niềm tự hào của làng nghề chúng ta. Ngày nay, Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thì nhiệm vụ phát huy tiềm năng sáng tạo của nghề thủ công lại càng cần các cơ quan, tổ chức xã hội liên quan như Hiệp hội Làng nghề Việt Nam quan tâm thực hiện, với sứ mệnh bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề, góp phần có ý nghĩa vào nền văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng của nước ta.
Vũ Quốc Tuấn
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch
11:56 | 11/07/2025 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam
09:49 | 25/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 | 23/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề
09:39 | 09/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề
09:18 | 30/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 | 23/05/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 | 13/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới