Thanh Hóa: Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Đa Lộc
Toàn xã Đa Lộc hiện có 400 ha rừng ngập mặn, trong đó chủ yếu là cây sú vẹt và cây bần chua. Cây sú vẹt ra hoa từ tháng 5 cho tới tháng 7, còn cây bần chua thì ra hoa quanh năm. Trong vùng còn có hoa nhãn, hoa vải, hoa ngô..., cho nên nguồn thức ăn cho ong cũng tương đối dồi dào.
Để hiểu rõ hơn về nghề nuôi ong rừng sú vẹt, anh Công đích thân dẫn chúng tôi đến thăm gia đình ông Trần Duy Trái, ở thôn Đông Thành. Ông Trái là người tiên phong trong phong trào nuôi ong của xã, với hơn 30 năm làm nghề. “Kể ra cũng là cái duyên. Tôi xuất ngũ năm 1990, lúc đó về quê hương chỉ có vài ha rừng ngập mặn, chưa nhiều như bây giờ. Một lần tình cờ thăm ông cậu ở Nga Sơn có nuôi vài đàn ong mật,
nên tôi rất thích. Ông cậu bảo: Quê cháu có mấy ha rừng ngập mặn đấy sao không tận dụng nuôi ong mà lấy mật? Câu nói bâng quơ ấy khiến tôi giật mình. Thế là hôm sau, ông cậu đưa vài đàn ong sang rừng Đa Lộc để cho tôi nuôi, đồng thời hướng dẫn một số kỹ thuật, tôi cũng tham khảo thêm các tài liệu nữa. Không ngờ chăm chỉ như vậy đã đến ngày hái quả, vụ đầu tiên tôi thu được 10 kg mật/1 đàn. Đến nay, tôi đã phát triển đàn ong lên tới 30 đàn, bình quân cũng được khoảng 12 kg mật/1 đàn, tương đương khoảng 2 triệu đồng tiền lãi/1 đàn” - ông Trái vui vẻ kể cho chúng tôi nghe.
Nói về nghề nuôi ong ở xã Đa Lộc, không ai rành rọt bằng ông Trái. Ông hiểu đàn ong như con đẻ của mình. Nghề nuôi ong nhàn, không đòi hỏi nhiều công sức, “làm chơi, ăn thật”, nhưng nếu không hiểu rõ về vòng đời, sinh lý, hoạt động của con ong thì không thể nuôi được. Đặc biệt đối với giống ong nội, đặc điểm nhỏ con, ít bệnh, tính chăm chỉ, thì càng phải được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, theo kinh nghiệm của ôngTrái, nghề nuôi ong cần tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ, nhất là phải nắm bắt được quy luật hoạt động của con ong để mà nuôi ong sao cho hiệu quả.
Rời nhà ông Trái, chúng tôi tiếp tục ghé thăm nhà ông Trần Xuân Lâm, Tổ phó Tổ hợp tác nuôi ong xã Đa Lộc, ở thôn Yên Hòa. Năm nay ông Lâm 71 tuổi, với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề, ông Lâm chia sẻ: Nghề nuôi ong vốn có ở xã đã lâu, nhưng kể từ khi có rừng ngập mặn, nghề này mới thực sự bắt đầu phát triển. Nuôi ong theo hoa, rừng mở ra đến đâu, nghề nuôi ong phát triển ra đến đó. Lúc đầu ở xã chỉ có một vài hộ nuôi, sau đã mở rộng lên vài chục hộ.
Năm 2017, Chi hội nuôi ong xã Đa Lộc thuộc Hội làm vườn và trang trại xã Đa Lộc ra đời, với 65 hộ thành viên. Năm 2018, Dự án Quỹ Khí hậu xanh (GCF) thuộc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã hỗ trợ cho người nuôi ong trong xã về giống, kỹ thuật nuôi, phương pháp lấy mật, giới thiệu sản phẩm... Sau một thời gian triển khai thấy hiệu quả, dự án GCF đã thực hiện các bước tiếp theo để tiến tới thành lập Tổ hợp tác nuôi ong xã Đa Lộc. Hiện nay đã có 20 hộ đăng ký tham gia vào tổ hợp tác. Đây
là những hộ đi tiên phong để sau này phát triển lên các mô hình tổ hợp tác, HTX, cũng là hợp phần sinh kế của Dự án GCF - UNDP tài trợ. Hiện nay, Dự án GCF đang giúp đỡ tổ hợp tác làm các thủ tục thành lập, hướng dẫn tìm thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kỹ thuật nuôi, giúp các hộ đầu tư máy tinh lọc mật ong tách nước và tạp chất nhằm nâng cao chất lượng giá trị mật, tiến tới xây dựng sản phẩm mật ong rừng sú vẹt trở thành sản phẩm OCOP của xã. Trước đó, các hộ đã được tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng ong... Thông qua các lớp tập huấn, các thành viên tổ hợp tác đã được nâng cao kiến thức nuôi ong và kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, để mô hình ong phát triển bền vững lâu dài, có thương hiệu trong nước và quốc tế.
Chính quyền xã đã tạo điều kiện để tổ hợp tác hoàn thiện về thủ tục, hồ sơ, pháp lý, mặt bằng sản xuất và văn phòng giao dịch. Xã cũng phối hợp với tổ hợp tác nuôi ong và Dự án GCF đồng hành trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, phấn đấu mật ong rừng sú vẹt Đa Lộc được công nhận là sản phẩm OCOP.
Nghề nuôi ong xã Đa Lộc đang phát triển thuận lợi, do được chính quyền địa phương và các tổ chức, dự án trong nước và nước ngoài quan tâm hỗ trợ. Tuy nhiên, khó khăn là nguồn vốn đầu tư trực tiếp của người dân để mua sắm các dụng cụ, trang thiết bị, kỹ thuật nuôi, vốn để duy trì hoạt động và phát triển thương hiệu sản phẩm vẫn còn thiếu. Bên cạnh đó, ong ở các nơi khác đến, nhất là ong ngoại xâm nhập vào khu rừng ngập mặn đã khiến cho việc khai thác mật của xã giảm. Được biết tới đây, xã Đa Lộc sẽ mở rộng thêm 130 ha rừng ngập mặn, nhằm tăng cường chắn sóng bảo vệ đê biển, đồng thời tạo điều kiện cho nghề nuôi ong có cơ hội phát triển.
Bài, ảnh: Ngọc Anh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 Nông thôn mới
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
11:19 Tin tức
Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số
10:59 Khuyến công
Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ
10:59 Khuyến công
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 Nông thôn mới