Thanh Hóa: Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa ở các làng nghề truyền thống
Nghề làm nón lá ở xã Trường Giang (Nông Cống).
Chẳng biết có tự bao giờ, nghề làm nón lá ở xã Trường Giang (Nông Cống) được “cha truyền con nối”. Nghề tuy không vất vả nhưng lại yêu cầu sự cần mẫn, kiên trì cùng những đôi tay khéo léo.
Nón lá Trường Giang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi sự thanh thoát, đẹp và chắc chắn. Tất cả những vật liệu làm ra chiếc nón lá đều phải nhập từ nơi khác, nhưng tình yêu nghề làm nón đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Mỗi chiếc nón đều chứa đựng trong đó là tình cảm của người làng nghề.
Năm 2014, làng nghề nón lá Trường Giang đã được công nhận làng nghề truyền thống; năm 2015, sản phẩm nón lá Trường Giang vinh dự lọt top 100 thương hiệu nổi tiếng cả nước; năm 2016 sản phẩm được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể và từ đó Hiệp hội nón lá Trường Giang được thành lập.
Nghe như các cụ cao niên trong xã kể lại thời điểm hưng thịnh của nghề đường làng, ngõ xóm, sân đình, dưới gốc cây... đâu đâu cũng bắt gặp các bà, các cô, các em nhỏ tay đan thoăn thoắt, không khí sôi nổi và hăng say lao động vui như lễ tết. Nhưng đến nay chủ yếu là phụ nữ trung niên làm nón ở trong nhà, các cháu nhỏ khi đi học về tranh thủ làm. Người dân nơi đây đang nỗ lực vừa để có thu nhập vừa giữ gìn giá trị của làng nghề truyền thống.
Nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) được coi là “báu vật”, linh hồn của bà con nơi đây…Với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và niềm đam mê những cô gái Mường đã làm cho nghề dệt thổ cẩm trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo.
Cầm trên tay những sản phẩm du khách sẽ cảm nhận không gian của núi rừng được con người nơi đây gửi gắm trong những sắc màu thổ cẩm. Những đường nét hoa văn trên mảnh vải còn thể hiện nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Mường. Tính cách và tuổi tác được thể hiện rất rõ trên từng sản phẩm, với những cô gái Mường đang yêu thì không thể giấu nổi tình cảm của mình bằng những gam màu sáng chủ đạo. Còn những người phụ nữ lớn tuổi thì thiên về những gam màu trầm với đường nét rắn rỏi…
Bà Bùi Thị Thiếp, một người có thâm niên trong nghề dệt thổ cẩm ở làng Lương Ngọc cho biết nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, do các bà, các mẹ truyền tay nhau. kỹ thuật dệt của người Mường từ bao đời nay cũng như cách trang trí họa tiết, hoa văn được tiếp nối theo hình thức mẹ truyền cho con gái. Chính vì vậy, mẫu hoa văn được thêu trên trang phục của dân tộc Mường khá đa dạng và thể hiện những nét riêng nhất định của mỗi cá nhân, mỗi xứ Mường.
Những năm gần đây, cuộc sống có nhiều đổi thay, trang phục của người Mường cũng dần cách điệu cho phù hợp với nhịp điệu và hơi thở của cuộc sống mới, tuy vậy người phụ nữ Mường nơi đây vẫn trăn trở để cho ra những sản phẩm đẹp mắt vừa phục vụ nhu cầu du khách đến tham quan, vừa giữ nghề.
Theo số liệu thống kê toàn tỉnh có 155 nghề truyền thống, trong đó có 47 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống. Những làng nghề truyền thống không chỉ tạo được dấu ấn bởi sản phẩm tinh xảo được kết tinh từ đôi bàn tay khéo léo của người dân xứ Thanh, mà qua quá trình lao động đã tạo nên những giá trị văn hoá; tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, ví như làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân), sản xuất nước mắm truyền thống Ba Làng (Tĩnh Gia), dệt nhiễu Hồng Đô (Thiệu Hóa), mây tre đan Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa)... Để phát triển làng nghề nếu chỉ dựa vào giá trị vật chất mang lại sẽ không đủ, mà chỉ khi chú trọng đến phát huy những giá trị văn hóa vốn có, thì làng nghề mới phát triển ổn định và bền vững.
Bài, ảnh: Nguyễn Đạt
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 Văn hóa - Xã hội

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”
21:00 Du lịch làng nghề

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 Xúc tiến thương mại

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới