Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
Mất an toàn vệ sinh lao động ở làng nghề vẫn còn phổ biến
Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước. Trong số hơn 5.400 làng nghề ở Việt Nam, Hà Nội có đến 1.350 làng nghề, trong đó có 297 làng nghề được công nhận là truyền thống. Các làng nghề có tính sáng tạo cao với các sản phẩm thủ công đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc văn hóa. Với số lượng làng nghề lớn và có đa dạng các ngành nghề, hoạt động sản xuất làng nghề của Hà Nội đã thu hút hàng triệu lao động tham gia sản xuất.
Tuy nhiên, vấn đề an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) vẫn còn nhiều tồn tại chưa giải quyết được như tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Người lao động thương xuyên phải tiếp xúc cường độ cao với bụi, hóa chất, nhiệt độ cao. Theo một số thống kê, phần lớn các làng nghề đều xảy ra tai nạn lao động tùy theo quy mô sản xuất. Các tai nạn xảy ra khi người lao động bất cẩn gây ra chấn thương, bỏng, điện giật…
Hiện các cơ sở sản xuất ở làng nghề còn sử dụng nhiều loại máy móc trong khi hướng dẫn vận hành, việc bảo dưỡng, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức. Không những vậy, trong quá trình làm việc, nhiều lao động không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo hộ hoặc bản thân họ chưa quan tâm đến việc đó. Vì vậy dễ dẫn đến nhiều sự cố bất ngờ gât mất an toàn lao động.
Đồng thời, các cơ sở sản xuất ở làng nghề có quy mô vừa và nhỏ, mang tính gia đình, người lao động chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm và truyền nghề nên kém chuyên nghiệp, không tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Việc trang bị đồ bảo hộ lao động mang tính hình thức, chỉ thỏa thuận với nhau bằng giao tiếp, không báo cáo tai nạn lao động, do đó, khi tai nạn xảy ra thì thiệt thòi lớn nhất chính là người lao động.
![]() |
Người dân tại làng nghề rèn Đa Sỹ đang chế tác sản phẩm. |
Ví dụ tại làng nghề rèn Đa Sỹ (Quận Hà Đông), với đặc thù nghề nghiệp áp lực cao, người lao động thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn lao động. Không chỉ ảnh hưởng do khói bụi, nhiệt độ, người lao động có thể bị thương nếu như bất cẩn. Trong xu hướng hiện nay, hoạt động sản xuất của làng nghề Đa Sỹ đã thay đổi từ sử dụng phương pháp truyền thống sang công nghệ hiện đại, điều này giúp làng nghề nâng cao năng suất lao động, đồng thời hạn chế rủi ro về an toàn vệ sinh lao động. Người lao động cũng có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ bản thân nên việc sẽ giảm nguy cơ xảy ra các vụ việc mất an toàn lao động.
Tuân thủ quy định pháp luật để nâng cao an toàn vệ sinh lao động
Về hành lang pháp lý, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các làng nghề, trong đó có các chính sách về đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm việc tại các làng nghề. Theo đó, Luật An toàn vệ sinh lao động đã quy định về nội dung này với mực tiêu đảm bảo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, không gây tổn hại sức khỏe của người lao động.
Cùng đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật cũng có nhiều quy định cụ thể để bảo đảm an toàn cho người lao động khu vực phi chính thức này, trong đó có những quy định cụ thể về việc người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình. Song hành, các quy định này cũng bắt buộc người lao động có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về ATVSLĐvà nội quy lao động.
Trong tháng hành động năm nay 2023, ngành chức năng tiếp tục đổi mới, tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động cả trực tiếp và trực tuyến tới doanh nghiệp, người lao động. Chú trọng huấn luyện thực hành, kỹ năng đánh giá nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động. Thúc đẩy triển khai các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giảm căng thẳng, mệt mỏi tại nơi làm việc, triển khai các chế độ phúc lợi cho người lao động…
![]() |
Người lao động cần tuân thủ Luật An toàn vệ sinh lao động để đảm bảo an toàn cho chính mình. (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh những quy định pháp luật bảo vệ sức khỏe của người lao động, Nhà nước quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động. Theo đó, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, trang bị bảo hộ lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ để đảm bảo người lao động được làm việc trong môi trường an toàn.
Để đảm bảo ATVSLĐ tại các làng nghề cần phải có sự vào cuộc từ nhiều phía. Đặc biệt, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của những người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở thực hiện đúng những quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động và hệ thống văn bản quy phạm pháp quy hiện hành. Để đạt được yêu cầu này, việc tăng cường công tác giáo dục về pháp luật lao động, pháp luật về ATVSLĐcho cả người sử dụng lao động và người lao động ở các làng nghề để giúp họ hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của họ là yêu cầu cấp thiết./.
Tin liên quan

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.
21:55 | 12/07/2025 Tin tức

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp
09:18 | 07/07/2025 Môi trường

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế