Sơn Đồng làng nghề
Theo Thần phả truyền lại rằng: Vào đời Tiền Lê, có một cặp vợ chồng trẻ rất thương yêu nhau. Cụ ông huý là Nguyễn Đào Vượng cụ bà huý là Nguyễn Thị Tín, quê gốc ở Nghệ An. Họ rất đảm đang, tháo vát. Trên đường đi làm ăn nơi tha hương, các cụ đã lập ấp tại miền Bạch Hạc - Phong Châu (Phú Thọ). Cụ ông chăm chỉ làm ruộng, chăn nuôi. Cụ bà tần tảo buôn bán tơ lụa. Gia sản ngày một sung túc nhưng niềm vui chưa trọn vẹn vì họ chưa có lấy một mụn con.
Nghe nói đền Sài Sơn là nơi cầu tự rất linh thiêng, hai cụ không quản đường xa, đã dong thuyền xuôi sông Thao, ngược sông Hát về đền cầu tự. Cầu được ước thấy, trời sai sứ giả báo tin cho cụ ông rằng sẽ có một vị sao sáng - Một thiên thần giáng sinh làm con họ, để rồi giúp dân cứu nước. Cụ bà thì mơ thấy đã có một ngôi sao sa xuống và mình đã nuốt vào bụng. Sau 12 tháng, một hài nhi khôi ngô, tuấn tú hơn người chào đời, được cha mẹ đặt huý danh là Nguyễn Đào Trực. Ngài lớn lên trong tình yêu thương và dạy dỗ của cha nghiêm, mẹ hiền, lại được các bậc thầy đạo cao đức trọng, trong đó có cả Tiên ông, truyền dạy cho tinh thông cả văn lẫn võ. Khi trưởng thành, ngài là một trang nam tử văn vũ toàn tài, ân đức truyền tụng ngày càng lan xa. Khi cha mẹ lần lượt qua đời, ngài đem chia hết tài sản, tiền bạc, ruộng đồng cho dân chúng.
Nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng
Lòng lạnh như tro tàn, không màng danh lợi, ngài đi ngộ thu sợi thuỷ khắp nơi, cuối cùng tìm được đất lành Sơn Đồng, chính với dựng đền thờ ngày nay. Nơi đây cao ráo, địa khí rất vượng, thể đất dồi dào, thanh long bạch hổ đều chầu về, cây cối tốt tươi, dân sinh thuần hậu, thật hiểm có nơi nào được như thế.
Đẹp lòng, ngài thu nhận đệ tử, mở trường dạy học. Ngôi trường được dựng theo hình chữ Nhị. Tiền đường là nhà giảng, hậu đường là thư phòng và sinh hoạt. Phong cách rất phong lưu, nho nhã.
Có kẻ xấu bụng, muốn dâng công kiểm lợi, đã ton hót về triều đình, vu cho Ngài tội xây trường hình chữ Nhị, âm mưu phản nghịch. Do thần lực tiên truyền rất thâm hậu nên ngài đã biết trước. Khi quan quân triều đình sắp kéo tới, ngài bèn sai đệ tử xin rước tượng Phật tử chùa Ma (tên rất lạ?) gần đó về trường, lập đàn tràng lễ Phật, tạm thời biến trường học thành nhà chùa. Quan quân tới nơi, thấy vậy, liền trị tội tên tiểu nhân vu cáo, “sinh sự sự sinh”.
Mấy năm sau, nhà Tống kéo đại quân sang xâm lược nước ta, vận nước lâm nguy. Vua kêu gọi anh tài cùng toàn dân đứng lên cứu nước.
Nhà giáo Nguyễn Đào Trực cùng đệ tử trường Sơn Đồng và toàn dân đã đứng lên, dùng sức người và sức trời giúp vua phá giặc, chém tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo bắt sống hai phó tướng, đuổi giặc chạy dài về bên kia ải Chi Lăng.
Thiên hạ thái bình, vua phong công hầu cho ngài, nhưng ngài xin không nhận mà tâu rằng: “Bản dân Sơn Đồng, Quốc Oai lành hiền, chất phác, thuần hậu, nhưng còn dốt nát, vụng về lắm. Thần xin trở về tiếp tục khai trường dạy dân làm ăn. Khi nào nước cần thì thần và dân chúng lại xin hết sức phò vua giúp nước.”
Vua chuẩn tấu, ban thưởng rất hậu, cho ngài lui về dạy học như trước, khai hoá dân sinh cả một vùng rộng lớn.
Có lẽ nghề làm tượng Phật cũng do ngài truyền cho dân chúng, từ sự tích mượn tượng Phật chùa Ma?
Qua nhiều biến thiên của lịch sử nước nhà, hàng ngàn năm dân ta phải chịu cảnh cơ hàn từ Bắc thuộc đến Pháp thuộc. Song vẫn là một làng có truyền thống hiếu học và đôi bàn tay tài hoa. Thế nên thời nào cũng có nhiều người đỗ đạt khoa | bảng lừng danh như Thượng thư lưỡng quốc, bảng nhãn thám hoa, Quận công, Tiến sỹ, Cửu phẩm văn giai, Bá Hộ kỹ nghệ. Đời nào cũng có nghệ nhân nối tiếp phát hay nghề tổ tiêu biểu huấn nghiệp như: Cụ Bộ Túc, cụ Bá Đấu, cụ Bá Bơ, cụ Bá Đề, Bả Sáu, Bá Dậu, cụ Kim, cụ Truyền, cụ Chủ Mộ, cụ Hán, Cụ Tường, cụ Thạc, cụ Khẩn, cụ Nhung Thuý...
Các nghệ nhân lớp trẻ tiêu biểu cấp nhà nước như: Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh, Chủ tịch Hội nghệ nhân, thợ giỏi Tthành phố Hà Nội, Ủy viên thường trực Hiệp hội làng nghề Việt Nam, người đã đào tạo ra nhiều nghệ nhân trẻ cho làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng. Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam Nguyễn Trung Nghị, Nguyễn Viết Thắng, Nguyễn Danh Sơn, Nguyễn Trí Dần, Trần Quang Hùng, Nguyễn Viết Huân và còn rất nhiều nghệ nhân, thợ giỏi của làng nghề không sao kể hết. Bao giờ và lúc nào người dân Sơn Đồng cũng tự hào là làng ven đô bách nghệ nghìn năm văn hiến.
Nói đến tượng Sơn Đồng, nhất là tượng Phật - không những vang danh cả nước mà còn vang xa đến nhiều nước trên thế giới. Đến đây, người ta nghe tiếng đục đẽo lách cách khắp làng. Không giống như những làng nghề khác, chỉ toàn người già cố giữ nghề Tổ, Sơn Đồng quy tụ được những lớn thì lớp trẻ kế thừa với tay nghề ngày càng tinh xảo, có em bé mới 3 tuổi đã tập tành các cụp. Thợ Sơn Đồng quanh năm suốt tháng miệt mài tạo nên những pho tượng, họa phẩm từng ăn sâu trong thế giới tâm linh con người: những pho tượng A-di-đà, Di lặc, thần tài, những bức hoành phi câu đối,... Nhìn những sản phẩm của họ, ta dễ liên tưởng đến nét tài hoa của các nghệ nhân đã tạo nên các pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương, tượng Phật Bà ở chùa Keo có một không hai...
Năm 1956, hợp tác xã thủ công nghiệp Sơn Đồng ra đời, ứng với 5 nghề truyền thống. Hai nhóm nghề chạm khắc gỗ, sơn mài phải trải nhiều bước thăng trầm nhất. Thời bao cấp, với quan niệm chống mê tín dị đoan, nghề gần như không phát huy được, thậm chí còn bị lãng quên. Những nghệ nhân, thợ giỏi có tâm huyết trong làng thực sự băn khoăn lo lắng. Làm thế nào để nghề truyền thống đã tồn tại trên 1.000 năm nay không bị mai một là một “câu hỏi lớn không lời đáp”, dù họ đã phải trăn trở rất nhiều. Phải mãi sau này, tới năm 1983, gần thời kỳ đổi mới, ông phải Nguyễn Đức Dậu, nghệ nhân từ thời thuộc Pháp mới làm được một việc có tính nhất quyết định. Ông đứng ra tổ chức lớp học nghề chạm khắc gỗ và sơn mài, cốt truyền nghề cho con cháu. 34 học viên ngày đó, bây giờ người là thợ giỏi, người là giáo viên, đang tiếp tục truyền nghề cho lớp trẻ trong làng, trong xã.
Đội ngũ thợ và nghệ nhân của Sơn Đồng chủ yếu trưởng thành được là nhờ vừa làm vừa học. Các thế hệ thầy trò trực tiếp truyền nghề cho nhau. Nhưng phương thức này hạn chế ở chỗ khó mở rộng quy mô và thời gian để trưởng thành khá lâu. Tới nay nhìn lại, gần 30 năm đã trôi qua, từ khóa học này, đa số các học viên đã trở thành các nghệ nhân chủ chốt, các chủ sản xuất lớn ngày nay.
Những năm 1998 - 2002, làng đã mở liền 2 lớp, mỗi lớp có 50 học viên, học trong 18 tháng. Tới nay cũng đã có rất nhiều người trưởng thành. Song kinh phí mở những lớp như thế khá tốn kém. Chi phí cho 1 học viên trong 18 tháng khoảng 10 triệu, tổng kinh phí mở 2 lớp này tới 1 tỷ đồng.
Hiệp hội làng nghề Sơn Đồng đã được thành lập từ năm 2.000, nhưng tới nay hoạt động ít hiệu quả, mới dừng lại ở hình thức. Theo các nghệ nhân và cán bộ của xã, sắp tới, cần kiện toàn và nâng cao năng lực của tổ chức này. Có như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong thời đại gia nhập WTO.
Năm 2007, làng Nghề mỹ nghệ Sơn Đồng được công nhận làng nghề tiêu biểu Việt Nam, được Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch và nhiều Bộ, ngành tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen và qua các cuộc triển lãm (gắn với việc xúc tiến thương mại du lịch làng nghề) các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng được tặng thưởng hàng trăm Danh hiệu, Cúp vàng, Huy chương vàng, Tinh hoa Việt Nam và các giải thưởng cao quý khác.
Mấy năm gần đây do phong trào khuyến học, khuyến tài nở rộ ông Nguyễn Nghiêm Đạt dạy và học chữ Hán Nôm thư pháp miễn phí cho con em trong họ ngoài làng với hàng trăm sĩ tử, những ông đồ nhí biết đọc, biết viết và biết nghĩa lí của những con chữ trên hoành phi câu đối. Mang hồn cốt bản sắc tinh hoa văn hoá Việt với hai mục đích là “học để làm người và học để làm nghề”. Nói về Nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng thật là:"Mất người chưa thấy dung nhan Phật mà tự tay người Phật hiện ra”.
Bởi các tích về kiến trúc trang trí mỹ thuật của các đạo Tam giác đồng nguyên đã ngấm vào máu thịt người dân Sơn Đồng từ bao đời và hơn thế nữa dân làng nghề người Sơn Đồng có duyên với Phật, được Phật, Thánh khai sáng nghề nghiệp cho biết các thủ tướng tốt, vẻ đẹp của Người, rồi các Nghệ nhân dùng ngôn ngữ điêu khắc thổi hồn vào tác phẩm. Nhà thơ Giang Quân về thăm làng nghề Sơn Đồng tức cảnh viết ...
Gỗ mít vàng ươm trắng ngà lồng ngực
Miệng rộng tại to là ông Di Lạc
Gầy võ Tuyết Sơn đang trầm mặc điều chi
Tựa gối mai già Hiệp Tôn Giả nghĩ suy
Có phải các ông từ chùa Tây mới đến...
Từ thuở sơ khai, các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng đã tham gia thi công nhiều công trình văn hóa thành Đại La, nghề điêu khắc tạc Tượng và đồ thờ sơn son thếp vàng, bạc Sơn Đồng phát triển mạnh từ khi nhà Lý dời đô ra Thăng Long cùng với sự phát triển văn hoá Tam giác đồng nguyên Đạo lão, đạo Thích, Đạo Khổng. Đến nay làng nghề có tới trên 4.000 lao động thường xuyên, thu hút khoảng hơn 1000 lao động ở các địa phương trong cả nước đến học nghề và làm các công đoạn phụ cho làng nghề, ước đạt thu nhập thủ công nghiệp 65% toàn xã, thị phần sản đồ thờ sơn son thếp vàng, bạc phục vụ mảng văn hóa tâm linh của làng phẩm tượng, nghề Sơn Đồng ước chiếm 60% trên toàn quốc, thích ứng với Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, đô thị hoá công nghiệp hoá nông thôn những lao động nhỡ nhàng có công ăn việc làm “ly nông chứ không ly hương”. Tạo việc làm góp phần thiết thực ổn định xã hội và xây dựng quê hương đất nước.
Ngày nay, đến Sơn Đồng vào bất kể thời gian nào trong năm, du khách cũng cảm thấy không khí náo nức như đang lạc bước vào một hội chợ xuân của nghệ thuật điêu khắc gỗ. Chỉ tính riêng tượng nhà Phật đã có bao nhiêu kiểu dáng đa dạng, phong phú được làm tại đây. Ngoài ra còn có vô số các tượng thành, thần, tổ, mẫu,... Rồi câu đối, hoành phi, án thờ, đồ thờ, hạc, ngựa, không biết bao nhiêu chủng loại mà kể, Tất cả đều ánh len màu vàng, tía, hồng, lộng lẫy, rực rỡ trong nắng nhạt nhiều xuân Mỗi sản phẩm vừa mang nét hài hoà, chuẩn mực của cái phổ biến, vừa khắc hoa sinh động những điểm nhấn tài hoa riêng biệt làm nên bản sắc không thể lẫn được của tượng gỗ và đồ thờ Sơn Đồng - một phong cách nghệ thuật đặc sắc, thuần chất của cái nôi văn hoá Mẹ Bắc Việt.
Nghề làm tượng thờ đòi hỏi phải có kỹ nghệ tinh xảo. Tượng thờ Sơn Đồng chuẩn được chế tác từ gỗ mít. Gỗ mít, ngoài chất liệu mềm, dai, dẻo, bền, đẹp, phải chăng ở đây còn có liên quan đến nguồn gốc của cây mít - Ba la mật, từ Tây Trúc theo các nhà sư đi truyền đạo đến đất này? Chùa nào ở đất Bắc chả trồng vài cây mít: vừa tạo cảnh vừa lấy bóng mát; lá dùng làm đế oản cúng Phật, dùng làm bồ kề cúng cháo chúng sinh; quả chín ngon ngọt; thân gỗ già làm tượng, ý nghĩa hơn người đời tưởng nhiều.
Khi thiết kế tượng, người thợ cả cần tính toán kỹ lưỡng làm sao cho khỏi lãng phí gỗ. Từ khâu đẽo phác thảo đến khi lượn những đường soi tinh xảo là cả một công phu tâm huyết, vắt tâm, vắt sức của người thợ - nghệ sỹ làng nghề.
Đến khâu sơn son thiếp bạc, thiếp vàng cũng vậy. Mỗi sản phẩm làm kỹ phải qua gần chục nước sơn. Sơn thế nào cho không gợn, sao cho nhẵn, cho đều, lông nhu kinh nghiệm. Rồi thợ thiếp cũng vậy, làm sao cho gọn, cho sắc nét, không được làm mất, mà còn phải tôn thêm độ tinh xảo của người thợ đục là cả một sự phối hợp nan giải. Không yêu nghề, không tài hoa làm sao có thể làm được điều đó!
Giờ đây về với làng nghề Sơn Đồng người ta sẽ thấy vẻ rộn ràng tấp nập của một làng nghề ăn nên làm ra. Sản phẩm của làng nghề này đã tạo được tiếng vang khắp cả nước, được nhiều người ưa chuộng, nhất là những bức tượng đặt trong các đền chùa, miếu mạo... Đâu đâu cũng thấy người ta ca ngợi nghệ nhân của Sơn Đồng - những bàn tay cần cù, đã cố gìn giữ nghề của cha ông để lại.
Sư cô Thích Giác Ấn
Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì
10:00 | 06/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trù phú làng nghề
14:36 | 05/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa
08:29 | 04/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
10:53 Tin tức

Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
10:46 Tin tức

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 Văn hóa - Xã hội

Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
10:43 Nông thôn mới

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 Làng nghề, nghệ nhân









