Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Rộn ràng làng bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Những ngày cuối năm về Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ đều bắt gặp hình ảnh những vỉ bánh tráng phơi hai bên đường phối cảnh với tiết trời nắng nhẹ của miền Tây... đẹp như tranh. Những ngôi nhà bên cánh đồng lúa, hàng dừa, bụi chuối luôn rộn ràng tiếng nói cười của các bà, các mẹ, các chị làm bánh tráng để kịp những đơn hàng Tết.
Rộn ràng bánh tráng Thuận Hưng

Ở Thuận Hưng, bánh tráng được làm quanh năm nhưng mùa cao điểm nhất là vào 2 tháng cận Tết Nguyên đán khi nhu cầu của khách tăng cao. Ngày thường chỉ khoảng 50 lò đỏ lửa làm bánh nhưng vào vụ Tết, hơn 80 lò hoạt động mỗi ngày từ 3 giờ sáng đến 3 giờ chiều - khi trời tắt nắng.

Bánh tráng Thuận Hưng nổi tiếng là nhờ kinh nghiệm trên 100 năm trước của ông bà truyền lại con cháu nối nghiệp phát huy.


Theo lời những người lớn tuổi, bánh tráng Thuận Hưng có tiếng đã hơn 100 năm. Ban đầu chỉ có vài người làm bánh tráng sử dụng vào dịp Tết, nhưng những chiếc bánh thơm, ngon đã tạo sức hút với người thưởng thức. Dần dần nhiều người biết đến và đặt hàng, các lò bánh tráng Thuận Hưng dần được hình thành và được duy trì, phát triển đến ngày nay.

Để làm được những chiếc bánh thơm ngon, người dân chọn loại gạo khô cơm...Gạo để làm bánh tráng không được chọn gạo mới gặt hoặc để quá lâu. Nếu làm gạo mới thì bánh khi nhúng vào nước sẽ bị rã, nướng không giòn đều, gạo cũ thì bánh sẽ không giữ được vị ngon.

Sau khi chọn được gạo đạt chất lượng để làm bánh, thợ làm bánh đem gạo ngâm và xay thành bột, lọc bỏ phần nước chua, pha bột theo đúng tỉ lệ, thêm chút muối để vị bánh được đậm đà hơn, thơm nồng mùi gạo đặc trưng hoặc pha thêm gia vị nước cốt dừa, mè hay ruốc tùy theo loại bánh khách đặt hàng.

Chị Nguyễn Thị Bé Tư, khu vực Tân Phú, tráng bánh thuê đã được hơn 10 năm.

Khâu làm bánh là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Lượng bột để tạo ra một chiếc bánh được đong bằng một chiếc gáo nhỏ. Bánh được tráng lên một tấm vải (được cán trên một chiếc nồi). Công đoạn tráng bánh cũng rất công phu, lửa chỉ được để liu riu, bánh phải được tráng đều tay thì bánh mới tròn, mỏng, đều và khi lấy bánh sẽ còn bị nát. Sau tầm 20 - 25 giây là bánh đạt yêu cầu. Lấy bánh để lên vỉ đòi hỏi người thợ cũng vô cùng khéo léo, nâng niu để bánh còn nguyên vẹn.

Bánh được thợ dùng ống phơi (làm từ ống trúc được bện vải bên ngoài giúp bánh khơi tuột, rơi) làm dụng cụ lấy bánh, sắp trên vỉ đem đi phơi. Với thời tiết như hiện nay, anh Lê Văn Của, khu vực Tân Phước cho biết, bánh chỉ cần phơi khoảng 30 phút là đạt yêu cầu, sau đó gỡ bánh, nếu để bánh bị khô quá thì sẽ bể. Sau đó, các vỉ bánh được đưa vào nhà để gỡ ra, xếp vào túi cho khách.

Theo chị Nguyễn Thị Thanh Cảnh, khu vực Tân Phú, bánh tráng Thuận Hưng nổi tiếng là nhờ kinh nghiệm của cha ông truyền lại con cháu nối nghiệp và phát huy. Ngoài loại bánh tráng chỉ pha với ít muối, trải qua thời gian, ở Thuận Hưng đã xuất hiện thêm một số loại bánh gắn với xứ này như bánh tráng giòn, bánh tráng dừa, bánh tráng ruốc, bánh tráng nem,...

Mỗi loại bánh có hương vị riêng như: bánh mặn làm bánh để nhiều muối, bánh lạc (còn gọi là bánh giòn); bánh tráng nem là bánh có kích cỡ nhỏ; bánh tráng dừa là bánh cho thêm nước cốt dừa và mè;...

"Mặc dù, đã có một số loại bánh tráng được pha trộn thêm hương vị đáp ứng thị hiếu khách hàng nhưng loại bánh tráng gắn với tên tuổi bánh tráng Thuận Hưng - bánh tráng lạt (bánh tráng giòn) vẫn được ưa chuộng nhất. Đây là loại bánh được dùng để cuộn thức ăn được người dân miền Tây Nam Bộ sử dụng nhiều trong mâm cơm ngày Tết", bà Huỳnh Thị Giáo (67 tuổi), chủ lò bánh tráng ở khu vực Tân Phú cho biết.

Giữ nghề truyền thống 100 năm

"Mặc dù, thu nhập mỗi lao động trung bình chỉ từ 100.000 đến 120.000 đồng/ngày. Không ai ở Thuận Hưng làm giàu từ nghề làm bánh tráng nhưng họ vẫn giữ nghề truyền thống cha ông để lại", ông Trà Ngọc Sính, Phó Chủ tịch UBND phường Thuận Hưng nói.

Theo ông Sính, vào mùa Tết, những hộ sản xuất bánh tráng thủ công ngày thường làm khoảng 50 - 60kg gạo; đối với cơ sở sản xuất bằng công nghệ máy, công suất là 1.000kg gạo/ngày. Vì chi phí tăng, lượng bánh nhiều nên không chỉ bánh tráng lạt tăng giá mà các loại bánh cũng tăng giá khác nhau, dao động từ 5.000 - 15.000/kg bánh: 2kg bánh lạt (bánh giòn) có giá 80.000 đồng; bánh dừa giá 350.000 đồng/100 chiếc - 400.000 đồng/100 chiếc (tùy loại ít dừa hay nhiều dừa);... Mặc dù vậy, lượng bánh tráng mùa Tết làm ra gấp nhiều lần so với ngày thường nhưng vẫn không đáp ứng đủ đơn hàng.


Lượng bánh tráng mùa Tết làm ra gấp 10 lần so với ngày thường nhưng vẫn không đáp ứng đủ đơn hàng.

Tết là thời điểm "ăn nên làm ra" của người thợ bánh tráng. Nếu ngày thường, có khi ngày làm, ngày nghỉ hoặc mùa nắng làm, mùa mưa nghỉ nhưng vào mùa Tết, các hộ sản xuất bánh tráng thức dậy từ 2 giờ sáng, đỏ lửa bắt đầu ngày làm bánh tráng, nhân công làm việc luôn tay và kết thúc vào 3 giờ chiều.

Ở Thuận Hưng có những gia đình đã 3 đời làm bánh tráng. Chị Ngô Thị Bích Liên, khu vực Tân Thạnh (46 tuổi) đã có thâm niên nối nghiệp làm bánh tráng từ năm 18 tuổi và hiện giờ, con gái chị Liên cũng giúp mẹ trong thời điểm làm bánh Tết.

Hai năm nay, ngoài lò bếp trấu, chị Bích Liên còn đầu tư thêm lò điện để nâng công suất tráng bánh mới đáp ứng đủ số lượng bánh khách đặt thời điểm Tết.

Vụ Tết, mỗi ngày lò bánh tráng của chị Ngô Thị Bích Liên, khu vực Tân Thạnh sử dụng 120kg gạo để tráng bánh.

Vì nâng công suất nên vào dịp làm bánh Tết, mỗi ngày lò bánh tráng của chị Bích Liên sử dụng 120kg gạo để tráng bánh và phải thuê 4 - 5 nhân công làm bánh mới làm kịp đơn hàng.

Còn lò bánh của bà Hà Thị Sáu, khu vực Tân Phú mỗi ngày ra lò cũng hơn 10.000 chiếc bánh các loại như: bánh lạt, bánh dừa. Cụ Đỗ Thị Đượm (88 tuổi, mẹ bà Hà) cười móm mém kể, thời của bà chỉ làm mỗi loại bánh tráng (chỉ có bột pha muối). Ngày nay, con gái bà Đượm làm bánh quanh năm, với đủ các loại, đầu tư thêm máy móc để tráng bánh. Bánh bỏ mối bạn hàng khắp nơi.

Mỗi công đoạn làm bánh cũng đòi hỏi nhiều nhân công: người tráng bánh, người lấy bánh sắp trên vỉ, người phơi bánh... vì thế mùa bánh tráng Tết cũng tạo được thu nhập cho người lao động địa phương. Tráng bánh thuê được hơn 10 năm, chị Nguyễn Thị Bé Tư, khu vực Tân Phú cho biết, tháng Tết nhiều mối lấy bánh, tráng "hút hàng" nên phải làm suốt ngày, đến 28 Tết mới nghỉ. Nhờ vậy mà cũng có tiền mua sắm Tết cho gia đình.

Cứ như thế, chiếc bánh tráng Thuận Hưng vẫn tồn tại và duy trì cho đến nay. Để rồi mỗi dịp Tết, khắp các ngõ nhỏ, nếp nhà ở Thuận Hưng lại "rợp trời" bánh tráng. Bánh tráng Thuận Hưng với bề dày truyền thống 100 năm nên hiện nay bánh không chỉ tiêu thụ ở Cần Thơ mà còn được khách hàng ở An Giang, Đồng Tháp, thậm chí khách ở Campuchia cũng đặt hàng bánh tráng Thuận Hưng.

Thu Hiền/TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề mộc Thủ Độ

Làng nghề mộc Thủ Độ

LNV - Làng nghề mộc thôn Thủ Độ, xã An Tường có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Trải qua nhiều đời cha truyền con nối, sản phẩm làng mộc Thủ Độ nức tiếng vươn xa khắp nơi và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, tin dùng.
Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

LNV - Từ đôi bàn tay khéo léo của bà Hà Thị Mận ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) những sợi bông vải đã được kết nối, hóa thân thành một bức tranh đa sắc màu, mang đậm nét đặc trưng của người Thái.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Tình yêu với hoa khô

Tình yêu với hoa khô

LNV - Với mỗi dịp quan trong, những khoảnh khắc đặc biệt như sinh nhật, cưới hỏi, lễ kỷ niệm thì không thể thiếu những bó hoa tươi thắm. Nó chứa đựng những tâm tư, tình cảm mà người tặng hoa muốn gửi tới người nhận vì đơn giản mỗi loài hoa mang một màu sắc, một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Đối với những người yêu thích hoa sẽ cảm thấy tiếc nuối khi thấy những cánh hoa úa tàn và không thể khoe sắc được nữa. Chính vì lý do đó cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Thủy đã nghĩ ra cách để lưu lại vẻ đẹp của những bông hoa.
Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

LNV - Nghệ nhân Nghiêm Thị Thu Hương – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Hương (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đã dày công sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ lụa tơ tằm. Nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giữ gìn, nâng cao giá trị sản phẩm lụa truyền thống của quê hương Vạn Phúc.
Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

LNV - Không chén chú chén anh, người đồng bào Ê Đê sinh sống trong dải đất Tây Nguyên lại thể hiện sự đoàn kết và sum họp với nhau qua văn hóa trong uống rượu cần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, thức uống đấy dần trở nên phổ biến, đem lại thu nhập và là nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào Ê Đê.

Tin khác

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

LNV - Nghề gốm sứ không đơn thuần là làm bạn với bàn xoay mà là nghề tôi rèn sự kiên nhẫn, sự chỉn chu, khéo léo, là nghề của những người biết trân trọng đất, nước và lửa. Đến với Đông Triều chắc chắn du khách sẽ được cảm nhận tinh hoa của đất, nước và lửa rõ nét nhất khi tham quan và trải nghiệm làng nghề gốm sứ Đông Triều.
Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

LNV - Tổ dân phố 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), được bao phủ bởi một màu xanh bát ngát của những đồi chè. Nhưng ít ai biết được, có một giai đoạn, bà con nơi đây từng ồ ạt chặt bỏ chè để trồng loại cây khác do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè.
Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

LNV - Sự phát triển của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người lao động cũng đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

LNV - Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động. Từ đó, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

LNV - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng phong phú. Để khai thác lợi thế du lịch, hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng các tuyến du lịch lịch sử cách mạng, trải nghiệm văn hóa làng nghề.
Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

LNV - Nhằm khắc phục tình trạng hoang phí khi tiến hành cải tạo vườn và loại bỏ những cây cà phê già cỗi, anh Nguyễn Ngọc Duy đã tận dụng gốc cây để chế tác nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Đồng thời, hợp tác cùng Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công (Đắk Lắk) giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng.
Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

LNV - Ngày 11/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ban Tổ chức Festival Nông sản Việt Nam-Vĩnh Long năm 2023 tổ chức khai mạc “Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ."
Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

LNV - Ngày 6/9, UBND huyện Cần Giờ đã có hồ sơ gửi Sở NNPTNT TP.HCM và Chi cục PTNT TP về việc đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

LNV - Mùa thu về cũng là lúc cốm ở làng Thạc vào mùa thu hoạch, mùi thơm của gạo nếp non tỏa đi khắp các con đường. Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng ẩn chứa hồn quê sâu sắc, cốm vừa là món ăn vặt tao nhã, vừa phù hợp để làm quà tặng vào như một cách chia sẻ mùa thu tới mọi người.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề mộc Thủ Độ

Làng nghề mộc Thủ Độ

LNV - Làng nghề mộc thôn Thủ Độ, xã An Tường có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Trải qua nhiều đời cha truyền con nối, sản phẩm làng mộc Thủ Độ nức tiếng vươn xa khắp nơi và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, tin dùng.
Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

LNV - Từ đôi bàn tay khéo léo của bà Hà Thị Mận ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) những sợi bông vải đã được kết nối, hóa thân thành một bức tranh đa sắc màu, mang đậm nét đặc trưng của người Thái.
Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP

Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, Việt Nam có hơn 10.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm OCOP liên tục được phát triển về số lượng và củng cố về chất lượng, khơi dậy được tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền.
Báo Đảng địa phương góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới

Báo Đảng địa phương góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Sáng 18.9, tại thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), Báo Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28 năm 2023 với chủ đề “Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và Làng văn hoá kiểu mẫu”.
Hoà Bình: Những con đường hoa tươi đẹp

Hoà Bình: Những con đường hoa tươi đẹp

LNV - Vốn là một xóm nghèo, với nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ, xóm Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong, Hoà Bình) đã vươn lên phát triển kinh tế trở thành miền quê tươi đẹp...
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động