Phát triển vùng nguyên liệu và đẩy mạnh xúc tiến thương mại ngành thêu, dệt
Toàn cảnh hội thảo.
Hiện nay, vùng sản xuất nguyên liệu còn xen canh, ảnh hưởng đến năng suất nuôi tằm. Điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm, việc phun thuốc trừ cỏ cạnh ruộng trồng dâu, khói lò gạch khu vực đất bãi trong vùng nuôi tằm... đã làm cho khả năng mắc bệnh của tằm tăng đáng kể. Chưa kể, công nghệ chế biến chưa cho ra được các loại tơ cao cấp mà chủ yếu là tơ thô, giá bán phụ thuộc chính vào thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo ông Lê Bá Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho biết, nguồn nguyên liệu phục vụ các làng nghề dệt gồm có tơ tằm, sợi bông, sợi lanh và gần đây là sợi gai, tơ sen. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa tự sản xuất được nguồn trứng tằm mà phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch. Nhưng việc này cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ tác động đến thị trường cũng như nguồn cung kén hiện tại và về lâu dài xuất hiện nguy cơ tẩy chay mua hàng tơ của Việt Nam. Vì hiện tại các doanh nghiệp mua tơ lớn của Ấn Độ là thị trường tiêu thụ tơ nguyên liệu lớn của nước ta đã cấm nhập khẩu tơ của Trung Quốc do yếu tố chính trị.
Cũng theo Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, nguyên liệu sợi bông của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu tới 98%, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Châu Phi…Một số tỉnh vùng miền núi có trồng bông để phục vụ nghề dệt của đồng bào dân tộc nhưng diện tích cũng không nhiều.
Ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng hiện nay Môi trường làng nghề dệt là một vấn đề thực sự nghiêm trọng. Đa số các làng nghề đều bị ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ quá trình tẩy, nhuộm vải. Các làng nghề ít có khả năng tự đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải do chi phí cao trong khi đó vấn đề này lại ít được các địa phương quan tâm do nhiều lý do khác nhau, dẫn đến tình trạng người dân phải tự xử lý nội bộ theo hướng tiêu cực.
Tại hội thảo, ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cũng chia sẻ, một vấn đề các làng nghề thêu, dệt hiện nay đang gặp phải là thiếu lực lượng lao động. Cùng đó, lao động tại các làng nghề dệt và thêu ngày càng già hóa. Đa số lao động tham gia làm nghề tại các làng nghề là lao động trên 35 tuổi và thậm chí có nhiều làng nghề chỉ còn lao động ngoài 50 tuổi. Lao động trẻ hiện ít tham gia nghề và có xu hướng tìm việc ở thành phố hoặc các khu công nghiệp ở địa phương. Nhiều thanh niên nông thôn bỏ ra thành thị kiếm việc làm có thu nhập cao hơn, chứ không chí thú với nghề cha ông để lại.
Sản phẩm lụa cơ sở lụa Lan Sơn Silk - Làng nghề lụa Vạn Phúc.
Tin và ảnh: Nguyễn Vân
Tin liên quan
Tin mới hơn
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội