Phát triển làng nghề truyền thống cao khô

LNV - Trước kia, thôn Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) vốn là một làng nghề truyền thống có nghề làm cao khô (phở khô) nổi tiếng các vùng quê trong tỉnh. Một thời gian dài, làng nghề tưởng như đã tắt bếp lò nấu cao khô nhưng giờ đây lại rộn ràng hơn xưa, nhờ những bàn tay cần mẫn, tin yêu quyết giữ lấy làng nghề.
Anh Lý Anh Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã cao khô Chợ Bãi (Yên Phúc, Văn Quan, Lạng Sơn) kiểm tra sản phẩm trước khi đóng gói.
Anh Lý Anh Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã cao khô Chợ Bãi (Yên Phúc, Văn Quan, Lạng Sơn) kiểm tra sản phẩm trước khi đóng gói.

Xã Yên Phúc có 16 hộ phát triển nghề làm cao khô, tập trung ở các thôn Chợ Bãi 1 và Chợ Bãi 2. Bình quân mỗi ngày các hộ làm cao khô ở đây cung cấp ra thị trường hàng nghìn bó cao khô. Năm 2020, sản phẩm cao khô Chợ Bãi được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, từ đó thị trường tiêu thụ được mở rộng ra các tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh...

Vào những ngày này, cả thôn Chợ Bãi bận rộn với các công đoạn làm cao khô. Anh Lý Anh Tuấn, ở thôn Chợ Bãi 1 chia sẻ: Gia đình tôi có truyền thống làm nghề cao khô, nhưng trước kia chỉ làm thủ công, sản xuất nhỏ, lẻ. Có thời gian gia đình đã có ý định từ bỏ nghề làm cao khô vì quá vất vả, thu nhập không cao. Nhưng tôi luôn trăn trở làm thế nào để giữ lấy nghề mà cha ông để lại và phải làm sao nâng cao năng suất, mở rộng quy mô và quảng bá sản phẩm cao khô ra thị trường bên ngoài để tăng thu nhập... Năm 2013, với số vốn tích lũy được, gia đình anh vay thêm 30 triệu đồng để mua máy nghiền bột, máy tráng bánh và máy thái bánh trị giá gần 300 triệu đồng. Việc đưa máy móc vào sản xuất đã giúp gia đình giảm chi phí sản xuất và sức lao động. Nếu như trước đây, mỗi ngày, gia đình chỉ làm được khoảng 30 kg gạo thì bây giờ đã làm được 200 đến 300 kg gạo, tương ứng với hơn 800 đến 1.000 bó cao thành phẩm, với giá bán từ 4.000 đồng đến 7.000 nghìn đồng/bó.

Theo anh Tuấn, để làm ra cao khô thành phẩm phải qua nhiều công đoạn kỳ công. Ðầu tiên phải chọn được gạo bao thai ngon, tiếp đến là các công đoạn nghiền bột, tráng bánh, phơi ròng ba tiếng rồi ngâm trong nước sạch, sau đó thái mỏng thành sợi, phơi khô, cuối cùng mới bó thành bó cao khô thành phẩm. Sau một thời gian mở rộng thị trường, cao khô của gia đình được nhiều khách hàng biết đến, không chỉ tiêu thụ ở trong xã mà còn được bán buôn, bán lẻ sang các tỉnh, thành phố khác như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm và tạo việc làm ổn định cho ba đến năm lao động là những người trong xã.

Năm 2020, anh cùng 15 thành viên khác thành lập Hợp tác xã Cao khô Chợ Bãi. Từ đó, anh cùng các thành viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cao khô, tìm thị trường tiêu thụ, thiết kế, nâng cấp bao bì, truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Năm 2020, sản phẩm cao khô của hợp tác xã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.

Ông Chu Văn Vượng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan cho biết: Từ năm 2021, huyện đã ban hành Quyết định Phê duyệt Ðề án phát triển làng nghề huyện Văn Quan giai đoạn 2021-2025. Theo đó trong thời gian tới, huyện định hướng các xã tập trung duy trì, mở rộng nghề truyền thống; tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất đủ điều kiện tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm kết nối cung cầu; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. Việc phát triển các nghề, làng nghề trên cơ sở ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm mẫu mã, nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh. Ðồng thời, chọn lọc, lựa chọn phát triển nghề, làng nghề có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện của mỗi xã, gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Hùng Tráng

Tin liên quan

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm

Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm

LNV - Tây Ninh rất có tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều điểm du lịch văn hóa lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng. Tây Ninh còn có các làng nghề truyền thống, nhiều món ăn đặc sản... tất cả đã tạo nên một bức tranh du lịch thật tuyệt vời.

Tin mới hơn

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.

Tin khác

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

LNV - Nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, Hà Nội sẽ huy động tối đa nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công.
Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

LNV - Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, nghề guốc mộc ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương không chỉ tạo sinh kế cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là điểm du lịch làng nghề thú vị dành cho du khách.
Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên tích cực triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các nghề truyền thống. Qua đó, quảng bá hình ảnh và nét đẹp văn hóa các dân tộc qua các sản phẩm độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Lễ Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền An Duyệt xã Hùng Tiến

Lễ Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền An Duyệt xã Hùng Tiến

LNV - Sáng ngày 18/5/2025, tại sân đình thôn An Duyệt, xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, UBND xã Hùng Tiến long trọng tổ chức Lễ khánh thành Công trình tu bổ, tôn tạo Đền An Duyệt (xã Hùng Tiến). Ngôi đền là một di sản văn hóa đặc sắc được UBN
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân".
Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông

Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông

LNV - Hôm nay, 19/5, Quốc hội tiếp tục tuần làm việc thứ 3. Theo đó, từ ngày 19/5 - 24/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; dự thảo Nghị quyết phổ cập
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025): Hà Nội gương mẫu đi đầu làm theo lời Bác Hồ kính yêu

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025): Hà Nội gương mẫu đi đầu làm theo lời Bác Hồ kính yêu

LNV - Trong trái tim của Bác Hồ, Thủ đô Hà Nội chiếm một vị trí đặc biệt, nơi Người đã để lại dấu ấn lịch sử ngay khi mới giành độc lập và trong 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước, luôn được Người trao gửi niềm tin chính trị, giao nhiệm vụ phải thực sự tr
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

LNV - Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19-5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch
Giao diện di động