Nước mắm Phan Thiết - đặc sản ẩm thực Việt Nam

LNV - Với lợi thế có nguồn hải sản phong phú, chất lượng và sản lượng cao. Phan Thiết không những khai thác để tiêu dùng mà còn phát triển thành làng nghề làm mắm. Đến với Bình Thuận, du khách có thể ghé thăm các làng nghề làm mắm để trải nghiệm và mua sản phẩm về làm quà cho người thân, bạn bè…

Nước mắm là sản phẩm kết hợp giữa cá và muối. Trong điều kiện dư thừa thủy hải sản, người xưa đã dùng muối cho vào cá để giữ sản phẩm. Đó là tiền đề ra đời của nước mắm.

Với vùng biển rộng 52.000 km2, bờ biển dài 192 km, hàng năm sản lượng khai thác hải sản Bình Thuận đạt trên 200.000 tấn. Với nguồn lợi hải sản dồi dào, đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú, chất lượng tạo nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.

Nước mắm Phan Thiết có bản sắc riêng
Nước mắm Phan Thiết có bản sắc riêng

Địa bàn sản xuất nước mắm của thành phố Phan Thiết từng tập trung chủ yếu ở phường Đức Thắng, Thanh Hải, Phú Hài. Trong đó, làng Đức Thắng nằm ven sông Cà Ty hay còn gọi là sông Mương Mán có lịch sử lâu đời nhất. Cuối thế kỷ XX, các hộ sản xuất đã di rời ra xa 6, 7km cách trung tâm nhằm tránh ô nhiễm cho vùng nội đô. Hiện tại, làng Đức Thắng chỉ còn là một địa danh “vang bóng một thời” từng gắn bó với nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Tuy nhiên, cảnh trên bến dưới thuyền vẫn in đậm trong tâm trí người dân, hình ảnh chợ cá Cồn Chà tương phản với khung cảnh náo nhiệt của những con phố đã chuyển lên đô thị. Và ở điểm này, Phan Thiết vẫn giữ được nét xưa cũ của làng quê truyền thống. Hầu hết phường nội thành đều không đánh số mà bảo lưu tên gọi, như Đức Thắng, Đức Long, Đức Nghĩa, Lạc Đạo, Hưng Long, Bình Hưng, Phú Thủy, Phú Trinh, Thanh Hải, Phú Hài…

Ngoài 3 địa bàn tập trung các hộ sản xuất nước mắm là Đức Thắng, Thanh Hải, Phú Hài, rải rác trên khắp thành phố Phan Thiết đều có các cửa tiệm kiêm sản xuất, cung ứng nước mắm. Riêng, đối với nhiều hộ trước đây ở làng Đức Thắng sau khi di dời chuyển đến phường Phú Hài, họ quy tụ lại trên khu đất rộng hàng chục héc ta nằm sát cửa biển Phú Hài, nơi ghe thuyền ra vào tấp nập, tiếp giáp các ruộng muối – một nguyên liệu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nước mắm.

Nước mắm sẽ được ủ chượp trong lu theo phương pháp truyền thống sẽ ngon hơnphương pháp truyền thống sẽ ngon hơ
Nước mắm sẽ được ủ chượp trong lu theo phương pháp truyền thống sẽ ngon hơnphương pháp truyền thống sẽ ngon hơ

Quy trình sản xuất nước mắm Phan Thiết:

Chuẩn bị sức chứa, làm vệ sinh các dụng cụ sản xuất, như: thùng, trổ, ém cá, vỉ, trang, gào, sọt, thang tầng… Và đắp lù.

Lù là cái vòi đặt gần sát đáy thùng có khoét lỗ để nước chảy ra qua thùng trổ. Khi đắp lù, người ta dùng muối hột trộn lẫn vỏ trấu (có tác dụng thanh lọc), sau đó áp chổi rễ (mỗi cây chừng 25-30 bún) ra phía ngoài cùng, rồi đổ cá lên, đóng lù (nút lù). Lù nhìn từ bên trong (thùng) sau khi đắp giống như cái ụ. Diện tích của nó chừng 40cm x 40cm, nhỏ lớn tùy thùng. Trong trường hợp tắc lù, người thợ phải dùng cây thông nòng cho nước mắm chảy ra.

Làm chượp: Chượp là tên gọi cá đã trộn muối. Công thức làm chượp là 3 cá 1 muối. Trộn thật đều đảm bảo cá ăn đủ muối. Nếu nhạt thì muối chượp sẽ có mùi hôi.

Vào chượp: Lần lượt bỏ chượp vào thạp chứa, xả nước vừa đủ. Sau khi đã nạp hết, phủ lên mặt chượp thêm một lớp muối.

Gài nén chượp: Dùng thanh giằng, đá giằng để gài nén làm cho cá ép thành một khối, rút ra nước bổi. Sau khi đã chằn chượp, đổ nước bổi vào phủ mặt chượp nhưng không ngập mặt thạp, phòng trường hợp cá no hơi làm tràn nước. Trong 15 ngày đầu kéo rút liên tục để trao đổi nước bổi trong và ngoài nhằm làm tan muối đồng thời để nước bổi có độ mặn cần thiết.

Chàm soi chượp: Sau 15 ngày kéo rút, để chượp nguyên trạng, nước bổi thừa cho vào thạp chứa riêng không đậy nắp quá kín. Nơi đặt thạp hoặc bể chứa mắm nên để nơi khô ráo, thông thoáng và có ánh nắng mặt trời. Hạn chế tối đa sự xâm nhập của ruồi bọ. Duy trì chượp ở tình trạng này đến 12 tháng.

Kéo rút: Trong 3 tháng đầu thỉnh thoảng nên kéo rút để tránh nước tràn, nhưng cũng tránh rút kiệt nước đến mức để trơ mặt chượp. Khi kéo rút cần kéo chảy vừa đến nhỏ. Không để nước lã vươn vào chượp. Chú ý xử lý các trường hợp mắm bị đục nước (do tắc lù hoặc lù lỏng, độ gạn kém) hoặc có màu đen (do không thường xuyên kéo rút hoặc phơi nắng).

Cá cơm,nguyên liệu làm nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết
Cá cơm,nguyên liệu làm nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết

Thành phẩm: Là nước mắm được rút ra từ chượp tháng 12. Nước mắm cốt loại nước mắm thượng hạng có màu vàng rơm đến cánh gián, hương thơm, vị ngọt dịu đậm, độ đạm cao, càng để lâu càng thơm ngon và có màu u đen lại, làm gia vị cho thức ăn cao cấp. Loại này dân gian còn gọi là nước mắm nhỉ vì được kéo chảy nhỏ đến thật nhỏ, nhỉ từng giọt.

Nói chung, các loại cá đều có thể làm mắm. Đối với một số loại, như: cá cơm, cá nục, cá mòi, cá ve… được dùng phổ biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cá nục có độ đạm đạt 22%, cá cơm: 18%. Ngoài ra, cá chỉ vàng cũng là lọai cá thơm, ngon, dùng để chế biến nước mắm nhĩ (nhỉ) hoặc như cá dảnh (tương đối hiếm) do những người đi biển tự làm để ăn chứ không bán. Theo kinh nghiệm những người làm nước mắm ở đây, cá mòi là loại cá làm nước mắm ngon nhất. Ngoài ra, cá mòi còn dùng chế biến dầu cá.

Nước mắm Phan Thiết - đặc sản ẩm thực Việt Nam

Ông Trương Công Lý, một người có hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm làm nước mắm cho biết: “Mỗi loại cá đều có những ưu điểm riêng, cá cơm cho ta mùi thơm nhẹ nhàng, màu vàng lợt; cá nục màu vàng nghiêng về cánh gián; cá chỉ vàng có màu trong vắt sóng sánh, thơm ngon thường dùng trong gia đình; cá ngừ đại dương cho độ đạm cao, nhưng ngày nay chủ yếu làm mặt hàng xuất khẩu; cá mòi vừa dùng để chế biến nước mắm, vừa làm mắm… Tất cả các loại cá trên đều làm ra nước mắm với một quy trình đơn giản mà từ xưa tới nay ít thấy thay đổi”.

Nước mắm là “quốc hồn quốc túy” của dân tộc Việt Nam. Nước mắm không những làm cho thức ăn ngon miệng, đậm đà mà còn quan trọng chẳng khác nào gạo, cơm. Có nhà văn đã nói đại ý rằng: đĩa nước mắm trên bàn ăn của người Việt nằm ở vị trí giữa bàn, mọi người chấm chung vào, quen lạ thân sơ chung nếm một mùi vị, đó là một kiểu thể hiện tính đoàn kết, chia sẻ với cộng đồng.

Dã Quỳ

Tin liên quan

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào

LNV - Bởi “hiền” nhất trong các loài cá, nhiều canxi, đạm cao, lành cho người bệnh, phụ nữ mới sinh; cá cơm có thể chế biến thành nhiều món ăn quanh năm không ngán, đặc biệt là các loại mắm.
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

LNV - Nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những nét đẹp văn hóa, du lịch đặc trưng, và đồng thời khẳng định thương hiệu "Mắm Châu Đốc" của tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang đã lên kế hoạch tổ chức Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – OCOP và đặc sản các vùng miền lần thứ II năm 2024. Sự kiện này diễn ra từ ngày 29/8 đến 3/9/2024 tại Quảng trường phường Châu Phú A và các tuyến đường lân cận thuộc TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.

Tin khác

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

LNV - Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo dựng cơ hội việc làm cho người dân. Để các làng nghề có thể phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và các nghệ nhân cần có những bước đi đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

LNV - Thành phố Hải Phòng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh một số nghề truyền thống có xu hướng mai một dần thì cũng có nhiều làng nghề, nghề truyền thống chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, nét đặc trưng, riêng biệt, bản sắc độc đáo của các địa phương.
Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

LNV - Nằm bên bờ sông Long Hồ, xã Hòa Tịnh, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long là xóm nghề đan đát rổ, rế từ tre trúc. Đây là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời của người dân nơi đây. Nhờ sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay của người thợ, những chiếc rổ, rế từ tre trúc đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng sông nước miền Tây.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bình Định phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, tinh thần thượng võ, "hào khí Tây Sơn" để phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, xây dựng tỉnh Bình Định phát triển nh
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

LNV – Trong những năm qua, Trường mầm non thị trấn 2 huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bậc giáo dục mầm non. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực, xây dựng “Trường mầm non hạnh phúc - lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như tạo dựng niềm tin đối với phụ huynh. Trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, chuẩn bị tâm thế và kiến thức vững vàng bước vào bậc tiểu học.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền hình là nhịp đập của trái tim, tiếng nói của thời đại

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền hình là nhịp đập của trái tim, tiếng nói của thời đại

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng truyền hình không chỉ đơn thuần là truyền thông, mà là nhịp đập của trái tim con người, hơi thở của cuộc sống xã hội, là tiếng nói của thời đại.
TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị

TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị

LNV - Được xem là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ của tỉnh, để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, TP. Buôn Ma Thuột đã tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, nông nghiệp chất lượng cao.
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động