Nổi danh làng chằm nón lá Thới Lai
Nghề chằm nón lá trở thành nguồn thu nhập lúc nông nhàn của chị em phụ nữ
Để có một chiếc nón bền, đẹp, cần trải qua quá trình dài với nhiều khâu tỉ mỉ, khéo léo như: làm mô (khung), chuốt vành, đan lá, chằm nón... Khác với làm nón Bài thơ miền Trung được làm bằng lá buông và dây thao, người dân ở ấp Thới Tân A chọn loại lá mật cật (loại cây nhỏ, thấp có lá xòe rộng như lá cọ, mọc thành từng đám ở Tây Ninh, Phú Quốc, Cà Mau) và cây trúc là nguyên liệu chính để làm nón. Ban đầu nón lá Thới Lai được làm với khuôn 15 vành. Tuy nhiên sau thập niên 80 thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, họ chuộng sử dụng nón có mô kiểu xứ Huế nên người thợ làm nón ở Thới Tân A cũng thay đổi cách làm, đổi thành 16 vành được kiềng lên mô nón rồi tiến hành lợp lá với hai lớp đều nhau.
Người thợ tỉ mỉ chuốt từng cọng nang
Khi làm nón, người thợ vừa khâu vừa giữ cho kết lá đều, chỉ may bền, mảnh và trong, nón lá thành phẩm sẽ được quét một lớp dầu bóng pha với xăng nhằm chống thấm nước, tăng độ bóng, độ bền cho sản phẩm. Đây là đặc điểm giúp nón lá Thới Lai được ưu chuộng rộng rãi trên thị trường. Ngoài ra, người thợ còn trang trí bên trong của chóp nón bằng chỉ thêu màu đỏ, xanh, hồng,… hình ngôi sao hay hình cái bông để tăng thêm nét đẹp cho sản phẩm của mình. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà nón chia thành hai loại: Nón đi ruộng và nón đi chợ. Với nón đi ruộng được làm dày dặn, chắc chắn và có vành nón rộng hơn. Còn nón đi chợ thì cọng lá được lựa chọn tỉ mỉ, đẹp, trau chuốt hơn rất nhiều. Giá một chiếc nón đi chợ thường đắt gấp ba lần chiếc nón đi ruộng (khoảng 60.000–70.000 đồng/cái). Chính vì thế, những người thợ giỏi nghề ở khu vực thường chọn nón đi chợ để làm nhằm tăng cao thu nhập.
Tuy nhiên, cuộc sống ngày một hiện đại hóa, chiếc nón lá không còn được sử dụng trong nhiều hoạt động sinh hoạt, làng chằm nón Thới Lai cũng dần thưa thớt. Bởi với mức thu nhập ít ỏi của nghề đã khiến không ít người lựa chọn rời xa quê hương tìm nghề khác mưu sinh. Khắc phục tình trạng trên, địa phương đã cho thành lập Nghiệp đoàn chằm nón lá với trên 36 hộ tham gia làm nghề. Bên cạnh đó, nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi cũng như lưu giữ làng nghề truyền thống, các cấp hội phương, hội phụ nữ còn thường xuyên mở các lớp dạy chằm nón cho những lao động chưa lành nghề để khơi gợi cho chị em lòng đam mê, yêu nghề như trước đây. Những chương trình hỗ trợ vốn, tặng đồ nghề cho người dân cũng được triển khai giúp nghề nón lá không bị mai một.
Qua bao thăng trầm của cuộc sống, chiếc nón lá đã trở nên gần gũi, thân thuộc đối với người dân Thới Lai nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung. Vì vậy, dù gặp nhiều khó khăn thì đâu đó bên con kênh nhỏ ở ấp Thới Tân A vẫn còn những người thợ tỉ mỉ, khéo léo từng ngày làm nên những chiếc nón lá đẹp bền. Với lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu cái đẹp mộc mạc xưa miền Tây sông nước, họ đang cố níu giữ lấy cái nghề làm nên nét đặc sắc quê hương - giữ lấy “cái hồn” văn hóa Việt.
Bài, ảnh: Trà Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội
09:26 | 01/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP
11:27 Tin tức










