Những làng nghề truyền thống trước nguy cơ mai một
thành phố Hồ Chí Minh trung tâm khởi nghiệp khởi nghiệpNghệ nhân Trần Văn Hải (Làng gốm truyền thống Hương Canh, Bình Xuyên) luôn thường trực nỗi lo không có người kế truyền. Ảnh: Nguyễn Lượng
Gốm Hương Canh đâu chỉ có chất lượng tốt, độ bền cao. Qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, sự kết hợp tài tình giữa tinh hoa của gốm sành với nghệ thuật đương đại, các sản phẩm làng gốm truyền thống Hương Canh (Bình Xuyên) mang một vẻ đẹp rất riêng, rất khác, khó có thể hòa lẫn.
Đây cũng là một trong những lý do khiến làng gốm nức tiếng một thời dần “hồi sinh”, lấy lại được danh tiếng, mở ra nhiều cơ hội, triển vọng cho sự phát triển trong thời kỳ hội nhập, bắt nhịp với những yêu cầu mới của thị trường.
Không chỉ theo chân thương lái, du khách đến khắp mọi miền Tổ quốc, gốm sành Hương Canh ngày nay còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Thế nhưng, vì nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm, làng gốm hiện chỉ còn 7 hộ làm nghề và cũng đang trong cảnh hoạt động cầm chừng.
Thiếu khu sản xuất tập trung, các hộ làm nghề phải tận dụng sân, vườn, lề đường… để làm nơi sản xuất, trưng bày sản phẩm, tập kết nguyên liệu; không gian ngổn ngang, chật chội..., khiến quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, một số hộ làm nghề còn luôn trong tình trạng thiếu chủ động về nguyên liệu bởi chưa có vùng khai thác đất sét. Chính vì lẽ đó, nhiều hộ không thể mở rộng quy mô dù có nhiều triển vọng về đầu ra cho sản phẩm.
Trải qua bao thăng trầm, nghệ nhân Trần Văn Hải vẫn bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông, nỗ lực đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm.
Giờ đây, khi tuổi đã gần 70, tay đã run, mắt đã mờ, ông lại thường trực nỗi lo không có người kế truyền.
Ông chia sẻ: “Đến nay, vẫn chưa có đứa con nào chịu học nghề, tiếp nối niềm đam mê, tâm huyết của tôi. Có lẽ bởi những khó khăn về mặt bằng sản xuất, nguồn nguyên liệu… khiến chúng không mặn mà với nghề gốm.
Rất mong làng nghề sớm có khu sản xuất tập trung, vùng khai thác nguyên liệu để bà con có cơ hội mở rộng quy mô, góp phần khôi phục và vươn tầm thương hiệu gốm Hương Canh.
Ngoài ra, tôi cũng hy vọng các ngành chức năng tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu để các nghệ nhân, thợ giỏi trong làng có cơ hội truyền nghề cho thế hệ trẻ”.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự, sự phát triển nhanh chóng của đồ nhôm, đồ nhựa… khiến làng mây tre đan truyền thống Triệu Xá (Triệu Đề, Lập Thạch) gặp muôn vàn khó khăn để tồn tại, chưa nói đến phát triển.
Nếu như trước đây, có tới hơn 850 hộ gắn bó với nghề mây tre đan thì đến nay chỉ còn 300 hộ. Với nhiều người dân trong làng, nghề mây tre đan chỉ là một nghề phụ, tranh thủ lúc nông nhàn, không mang lại thu nhập cao.
Chính vì vậy, thế hệ trẻ không còn tâm huyết với nghề truyền thống của cha ông; lao động làng nghề chủ yếu là người già, phụ nữ trung niên. Mặt khác, nguồn nguyên liệu hiện cũng trở nên khan hiếm do diện tích trồng tre ngày càng giảm.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Những năm qua, nghề mây tre đan đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM.
Tuy nhiên, trước những tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, làng nghề đang dần thu hẹp và đứng trước nguy cơ sẽ bị thất truyền vì lớp trẻ không mấy người còn mặn mà với nghề”.
Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong thời kỳ hội nhập còn là bài toán đặt ra đối với nhiều làng nghề truyền thống hiện nay như: Làng rắn truyền thống Vĩnh Sơn, Làng rèn truyền thống Bàn Mạch, Làng đá truyền thống Hải Lựu…
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Văn Lượng, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: “Không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, các làng nghề còn góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều thế hệ lao động nông thôn.
Những năm qua, các ngành chức năng đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách như: Khôi phục, hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch CCN làng nghề; hỗ trợ đào tạo thợ lành nghề, truyền nghề; khuyến khích đầu ra cho sản phẩm; ưu đãi về thuế, vốn vay cho hộ sản xuất…”.
Để các làng nghề truyền thống hoạt động ổn định, hiệu quả, thời gian tới, tỉnh tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghề, xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề; gắn công tác khuyến công, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp, làng nghề với chương trình xây dựng NTM.
Theo Phùng Hải
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”
13:13 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP