19/12/2022 10:08
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Từ ngày 22/12/2011, Tạp chí Làng nghề Việt Nam xuất bản số đầu tiên, đến nay đã 11 năm. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, Tạp chí trụ được và có nhiều tiến bộ đã là một thành tựu rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, phóng viên, nhân viên Tòa soạn.
08/12/2022 10:19
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Xây dựng hệ giá trị quốc gia, chuẩn mực con người Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm, cốt lõi góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa, giá trị của con người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
10/11/2022 10:38
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Làng nghề thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Để ngành thủ công mỹ nghệ phát triển thành một ngành
03/11/2022 10:20
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/09/2004 lấy ngày 13/10 hằng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam nhằm khẳng định vai trò và trách nhiệm của doanh nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
27/10/2022 10:03
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Cụm Công nghiệp làng nghề (CCNLN) là sự kết hợp giữa tính chất của “cụm công nghiệp” (CCN) và tính “làng” của các làng nghề ở Việt Nam. Đặc điểm của các CCNLN có nhiều nét tương đồng với CCN như vị trí địa lý, ngành nghề và lao động nhưng CCNLN cũng có những đặc thù riêng biệt như tính liên kết và các mối quan hệ thuộc dòng tộc là những đặc điểm khác biệt rõ rệt của các CCNLN.
20/10/2022 09:34
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Để có thương hiệu phát triển mạnh và định vị chúng.Trước hết, làng nghề Việt Nam cần phải có định hướng chiến lược.Về phía Nhà nước cần có chính sách, thái độ, chiến dịch vận động đối với vấn đề này.
20/10/2022 09:26
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Trong quá trình công nghiệp hóa, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang một nước công nghiệp phát triển, tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu lao động của nền kinh tế theo hướng tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống; Tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Trong quá trình này, làng nghề chúng ta có thể góp một phần quan trọng.
13/10/2022 10:10
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Hải Dương nay, xứ Đông xưa là phên dậu vững chắc ở phía Đông của kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Là địa danh, địa linh nhân kiệt nơi nguồn cội của nhiều tổ nghề, làng nghề truyền thống, cung cấp nguồn nhân lực, vật lực dồi dào trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
13/10/2022 10:00
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 4.000 Cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN), trong đó khu vực Miền Bắc chiếm khoảng 70% . Tổng số cơ sở sản xuất trong các CCNLN là khoảng 40.000, trong đó hơn 80% là các hộ kinh doanh cá thể. Nhiều CCNLN không những chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới mà còn áp dụng các công nghệ sản xuất mới để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển các CCNLN nói chung còn yếu, chưa phát huy được tiềm năng vốn có. Một trong những lý do là vì sự liên kết trong các cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều hạn chế.
10/10/2022 14:57
Nghiên cứu trao đổi
LNV - “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định thủ công mỹ nghệ là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa mà Việt Nam cần ưu tiên phát triển. Các chuyên gia đánh giá, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để được kỳ vọng là một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển.
06/10/2022 09:58
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thực hiện liên kết đã trở thành một yêu cầu tất yếu có tính quy luật của các nền kinh tế, kể cả tại các nước phát triển, nhất là trong toàn cầu hóa, “thế giới phẳng” ngày nay.
29/09/2022 09:29
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa-xã hội của cả nước, mà còn là địa phương có 308 làng nghề truyền thống được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Quan trọng hơn, Hà Nội có tới 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Bên cạnh những thuận lợi, các làng nghề ở Hà Nội cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Làm gì để bảo tồn, phát triển làng nghề là vấn đề đang được Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đặc biệt quan tâm.
22/09/2022 09:44
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội cho biết: “Hiện trên địa bàn Thành phố có 70 CCN hoạt động tại 17 quận, huyện và thị xã với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha, trong đó, có 1.392 ha được đầu tư xây dựng hạ tầng, hoạt động ổn định. Các CCN đã thu hút khoảng 3.864 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho 60 nghìn lao động, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 1.100 tỷ đồng/năm.
19/09/2022 09:46
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Từ nhiều năm nay, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành về xây dựng nông thôn mới đều tạo ra những cơ hội mới rất quan trọng cho công cuộc bảo tồn và phát triển làng nghề. Gần đây nhất, Nghị quyết số 19 của Hội nghị Trung ương lần thứ 5 Khóa XIII đã đặt ra những quan điểm rất mới về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Làng nghề chúng ta cần kịp thời nghiên cứu, nắm bắt và vận dụng, thực hiện các biện pháp có hiệu quả cho làng nghề phát triển.
25/08/2022 10:00
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát huy tác dụng tích cực như một xu thế tất yếu đến đời sống kinh tế-xã hội toàn cầu, trong đó có nước ta. Làng nghề chúng ta cần nắm bắt cơ hội này, ứng dụng có hiệu quả trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển làng nghề.
11/08/2022 10:04
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đến nay sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã được 35 năm. Trong tiến trình ấy, chúng ta không chỉ đổi mới kinh tế, mà còn đổi mới hệ thống chính trị, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Thực tế 35 năm qua cho thấy, đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta là một đòi hỏi khách quan và tất yếu. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng ta thể hiện rõ nét trong Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-5-2013, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Và mới đây nhất, Đại hội XIII của Đảng xác định các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với những định hướng, biện pháp: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội, con người..., đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa…”. Toàn bộ quá đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở nước ta đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
04/08/2022 10:03
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Trong 15 năm trở lại đây, từ khi có Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, một tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động hiệu quả, kinh tế làng nghề có điều kiện chấn hưng phát triển rõ rệt. Với tư cách là người đại diện cho quyền lợi của hàng triệu lao động, hàng ngàn cơ sở sản xuất, Hiệp hội là nhân tố quan trọng kết nối nhiều mối quan hệ với kinh tế làng nghề xứng đáng là thành viên có trách nhiệm của MTTQ Việt Nam. Vị thế của làng nghề và của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cần được tạo điều kiện để có thể phát huy tiềm năng vốn có trong hội nhập và áp dụng tiến bộ của CMCN 4.0 và số hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh.
21/07/2022 10:09
Nghiên cứu trao đổi
LNV - Trong Dự thảo phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Dự thảo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Đảng và Nhà nước ta xác định: Để tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định, bền vững, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực tư nhân cũng như đảm bảo phát triển đội ngũ cán bộ, công chức (ĐNCBCC) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại các địa phương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) thì công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cần thiết phải được quan tâm đầu tư đúng mức, đặc biệt phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường tại cơ sở. Bài viết trình bày những nội dung cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã để phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã hội, từ Quy hoạch phát triển nhân lực khu vực công giai đoạn 2021-2030, từ những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực quản lý Nhà nước (CBCC) tại địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện nay nhằm hình thành một số yếu tố năng lực, nhân cách mới cho đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và thực hiện thắng lợi cuộc CMCN 4.0.