Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Cách mạng 4.0 trong làng nghề: Từ nhận thức đến ứng dụng

LNV - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát huy tác dụng tích cực như một xu thế tất yếu đến đời sống kinh tế-xã hội toàn cầu, trong đó có nước ta. Làng nghề chúng ta cần nắm bắt cơ hội này, ứng dụng có hiệu quả trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển làng nghề.
Thời gian qua, trên Tạp chí Làng nghề Việt Nam, đã có một số bài đề cập vấn đề ứng dụng Cách mạng 4.0 trong làng nghề. Những bài viết này cung cấp thêm một số kiến thức cơ bản để bạn đọc có thể hiểu vấn đề sâu và toàn diện hơn; Đồng thời, tập trung bàn về những biện pháp mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề chúng ta cần quan tâm trong ứng dụng.

CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

Như chúng ta đã biết, Cách mạng 4.0 ứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… trong đó, “Chuyển đổi số” là một trong ba trụ cột chính (vật lý, công nghệ sinh học và kỹ thuật số), bảo đảm cho Cách mạng 4.0 phát huy tác dụng. Như vậy, “Chuyển đổi số” đã trở thành một xu thế tất yếu; Việc ứng dụng Cách mạng 4.0 phải bắt đầu từ chuyến đổi số. Đại hội XIII của Đảng đã quyết định: “Ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước”....”Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; Phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ”... “Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số” (trích Báo cáo Chính trị Đại hội XIII).


Theo các nhà nghiên cứu, “Chuyển đổi số” là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng. Cụ thể hơn, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Trong thực tế, “Chuyển đổi số” không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước.

Để thực hiện “Chuyển đổi số”, trước hết, phải “Số hóa”, tức là chuyển đổi các hệ thống giải pháp thông thường sang hệ thống kỹ thuật số (như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số...). “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn.

Có thể thấy ý nghĩa và tác dụng của chuyển đổi số. (i) Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao sức cạnh tranh, như: Cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... (ii) Đối với người dân, chuyển đổi số làm thay đổi cách sống, làm việc và giao dịch với nhau. (iii) Đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt Quyết định 06/QĐ-TTg về Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là tới giai đoạn 2023-2025, 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất các các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.


Chuyển đổi số được thực hiện trong các ngành kinh tế sẽ tạo điều kiện hình thành nền “Kinh tế số” của đất nước. Kinh tế số được hiểu là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; Sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng. Kinh tế số cũng có những đóng góp có ý nghĩa trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu..
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã sớm có nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi sang nền kinh tế số.
Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tháng 8/2018, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban. Tiếp theo là Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt là Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định đến năm 2030, Việt Nam trở thành “Quốc gia số”; Đồng thời, đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; Năm 2030 chiếm 30% GDP.

Do ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyển đổi số, ngày 22/4/2022, tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là “Ngày Chuyển đổi số quốc gia” với 3 mục tiêu chính là: (i) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia; (ii) Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; (iii) Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Theo các chuyên gia, cùng với kinh tế số, xã hội số cùng với Chính phủ số tạo thành ba trụ cột của một quốc gia số. Dưới đây, xin giới thiệu thêm một số nội dung của xã hội số, công dân số và Chính phủ số.

Xã hội số: Chuyển đổi số trong xã hội là nhằm hình thành xã hội số. Xã hội số, xét theo nghĩa rộng, bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi hoạt động của toàn xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân (công dân số): Triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, từng bước hình thành hệ sinh thái công dân số, gắn chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân, v.v...;


Công dân số: Công dân số là người có kỹ năng, kiến thức, có thể truy cập Internet thông qua máy tính, điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số khác để tương tác với cá nhân, tổ chức và cộng đồng, tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội trên nền tảng kỹ thuật số. Công dân số là một thành phần của công dân toàn cầu, có trách nhiệm, đạo đức với hành vi của mình trên nền tảng kỹ thuật số để thúc đẩy kết nối cộng đồng trên toàn cầu và cùng nhau chia sẻ thông tin, giúp mọi người trên toàn thế giới đều có thể tham gia với tư cách là một công dân trong xã hội.

Chính phủ số: Chính phủ thực hiện đúng chức năng của “Chính phủ kiến tạo”, chuyển mọi quyết định về cơ chế, chính sách của Chính phủ lên môi trường số, hình thành “Chính phủ số” hoạt động dựa trên dữ liệu và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Chính phủ số dùng công nghệ số, sử dụng dữ liệu để ra quyết định, coi dữ liệu là một loại tài nguyên mới, cũng tức là chuyển đổi về cách thức ra quyết định của cơ quan chính quyền dựa trên báo cáo bằng giấy tờ sang dữ liệu phân tích định lượng và tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau thông qua chuyển đổi số.

ỨNG DỤNG 4.0 TRONG LÀNG NGHỀ

Trong làng nghề chúng ta, hiện có nhiều loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh với quy mô rất khác nhau (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, hộ kinh doanh) trong đó hộ kinh doanh với quy mô nhỏ và vừa chiếm phần rất lớn. Vì vậy, việc ứng dụng những thành tựu của Cuộc Cách mạng 4.0 phải sát hợp với trình độ, khả năng của từng loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, không thể máy móc, rập khuôn.

Dưới đây, xin đề cập việc ứng dụng 4.0 trong một số lĩnh vực hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề.

Trong quản trị cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề hiện nay, do có nhiều cơ sở quy mô nhỏ bé, vốn liếng chưa nhiều, văn phòng cần gọn nhẹ, cho nên thiết thực nhất là ứng dụng chuyển đổi số từng bước trong các hoạt động trước đây dùng phương pháp thủ công. Ví dụ như: Quản lý, lưu giữ tài liệu; Quản trị công việc, nhân sự, lập báo cáo; Trao đổi thông tin, hội thảo trực tuyến; Đào tạo nhân lực; thu thập dữ liệu về khách hàng; Khảo sát tình hình làng nghề, v.v... Trong đó, việc số hóa các thông tin tài liệu có tác dụng thiết thực giúp doanh nghiệp lưu giữ tài liệu lâu dài, dễ tìm kiếm, tiết kiệm chi phí, tránh rủi ro, thất thoát.

Trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm. Theo các chuyên gia thiết kế, trong thời dại 4.0, các công cụ được sử dụng hiện nay không chỉ là giấy vẽ, bút vẽ, màu vẽ mà còn là những phần mềm giúp cho nhà thiết kế mang lại những tác phẩm không chỉ được phác họa theo phương pháp truyền thống mà còn có thể là một sản phẩm được tạo ra bởi sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ, sức sáng tạo của con người và đặc biệt là sự hỗ trợ của công nghệ số. Việc sử dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn tạo nên sự khác biệt của sản phẩm được tạo ra so với phương pháp truyền thống. giúp cho nhà thiết kế có những tiếp cận mới, làm nảy nở những kiểu dáng mới cho sản phẩm làng nghề.

Trong xúc tiến thương mại: Thực tiễn cho thấy trong làng nghề, các hoạt động xúc tiến thương mại đều có thể ứng dụng các công cụ hiện đại của cách mạng 4.0 nhất là trong quảng bá sản phẩm và giới thiệu các sự kiện xúc tiến thương mại. Việc giới thiệu sản phẩm có thể thực hiện bằng hình ảnh, băng hình, kỹ thuật 3D, giúp cho khách hàng nhận biết giá trị của sản phẩm, nhất là giá trị văn hóa của sản phẩm làng nghề truyền thống. Việc giới thiệu các sự kiện (như hội chợ, triển lãm ...) cũng có thể ứng dụng các công cụ hiện đại, để qua thực tế ảo, khách hàng cũng có thể nhận biết những đặc sắc của từng sự kiện để tham dự, cũng như những sản phẩm hàng hóa mới để tìm mua.

Xúc tiến hơn nữa “thương mại điện tử”, thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hoặc các mạng máy tính, không dùng tiền mặt. Thương mại điện tử cũng bao gồm việc đặt hàng và dịch vụ thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và vận chuyển hàng hoặc dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.

Trong hoạt động du lịch. Theo các chuyên gia du lịch, có thể gọi thời kỳ hiện nay là thời kỳ “Du lịch 4.0” ra đời cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Các ứng dụng kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, công nghệ thực tế ảo, dữ liệu lớn…được ứng dụng sẽ tạo động lực mới cho ngành du lịch để ngành này thực sự trở thành “ngành kinh tế mũi nhọn” của đất nước.

Có thể thấy các lợi ích như sau. (i) Đối với khách du lịch, công nghệ 4.0 góp phần thúc đẩy nhu cầu du lịch của người dân thông qua những thông tin hấp dẫn về điểm du lịch, sản phẩm du lịch của các địa phương mà họ tiếp cận được qua môi trường Internet, thông qua các hình ảnh, các thước phim 3D, 4D tái dựng các sự kiện, di tích lịch sử, văn hóa, các di sản thiên nhiên. (ii) Đối với các nhà quản lý, việc số hóa cơ sở dữ liệu du lịch như tài nguyên du lịch; Hệ thống các nhà hàng, khách sạn; Hệ thống giao thông… của mỗi địa phương sẽ giúp họ quản lý hoạt động du lịch một cách dễ dàng, thuận tiện hơn trước. (iii) Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, công nghệ 4.0 giúp họ mở rộng thị trường du lịch nhờ Internet kết nối vạn vật, qua đó, có thể giảm các chi phí quảng bá và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ du lịch, nâng cao sức cạnh tranh và tăng thêm lợi nhuận của đơn vị.

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LÀNG NGHỀ

Trong xây dựng làng nghề. Đối với các làng nghề, cần thực hiện Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025” (dưới đây, gọi tắt là “Chương trình”). Theo Quyết định này, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

“Chuyển đổi số” trong xây dựng nông thôn mới sẽ từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới cũng nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh. “Chương trình” gồm ba trụ cột: (i) Phát triển chính quyền số ở nông thôn; (ii) Phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; (iii) Phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.

Đây là một cơ hội mới rất quan trọng để chúng ta có thêm căn cứ và nguồn lực trong nhiệm vụ xây dựng làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống thành “Làng nghề văn hóa”. Việc thực hiện Chương trình này có thể dựa theo những nội dung các phần đã trình bày trên đây về Chính phủ số, xã hội số, công dân số.

Trong bảo tồn di sản văn hóa làng nghề. Có thể thực hiện một số việc cụ thể như: (i) Ứng dụng phần mềm thuyết minh tự động gồm nhiều ngôn ngữ khác nhau để phục vụ khách tham quan hội chợ, triển lãm sản phẩm làng nghề; (ii) Thực hiện số hóa di sản văn hóa làng nghề để thuận tiện trong việc lưu giữ, phục vụ nghiên cứu và quảng bá những giá trị của di sản văn hóa; (iii) Ứng dụng công nghệ 3D trong việc bảo tồn, phục dựng di sản văn hóa vật thể, các di vật, cổ vật hoặc những công trình kiến trúc nghệ thuật của di tích đã bị xuống cấp, hoặc bị hủy hoại bởi khí hậu và thời gian.

Đối với nghề, làng nghề có nguy cơ mai một. Cả nước ta hiện có tới 171 làng nghề có giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Nhưng hoạt động cầm chừng, không ổn định, có nguy cơ mai một; Một số nghề có nguy cơ thất truyền. Có thể ứng dụng công nghệ 4.0 trong các việc như: Phục dựng các quy trình công nghệ của các nghề đang có nguy cơ mai một, dựng thành phim, ảnh, băng hình ... kèm theo thuyết minh, có hình ảnh nghệ nhân, thể hiện truyền thống nghề thủ công của làng, lưu giữ làm tài liệu nghiên cứu sau này.

Tóm lại, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc chưa từng có, thúc đẩy công cuộc phát triển đất nước ta trên cơ sở chuyển đổi số với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Văn bản của Đảng, Nhà nước đã ban hành khá đầy đủ. Làng nghề chúng ta cần nắm vững và có biện pháp ứng dụng phù hợp, đem lại những hiệu quả thiết thực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cho các làng nghề, đưa làng nghề cùng tiến lên theo xu hướng chung của khoa học, kỹ thuật hiện đại.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất kh
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động