Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Tạp chí xác định được Vị thế nâng Chất lượng - giữ Bản sắc

LNV - Từ ngày 22/12/2011, Tạp chí Làng nghề Việt Nam xuất bản số đầu tiên, đến nay đã 11 năm. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, Tạp chí trụ được và có nhiều tiến bộ đã là một thành tựu rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, phóng viên, nhân viên Tòa soạn.
Thông thường, trong các dịp kỷ niệm, người ta thường ca ngợi, biểu dương, tôn vinh. Bài này cũng vậy, trước hết là nhằm ca ngợi, biểu dương Tạp chí Làng nghề Việt Nam (dưới đây, gọi tắt là Tạp chí) về những thành tựu đã đạt được. Tuy nhiên, bài này không đề cập theo công thức lâu nay, mà xin tập trung vào một số cảm nhận về Tạp chí, với tư cách là một người tâm huyết với báo chí, độc giả thường xuyên và đã có bài được đăng trên Tạp chí, để cùng trao đổi. Những cảm nhận này cũng là những suy nghĩ, phân tích về phương hướng, nội dung bài vở nhằm định “vị thế”, nâng “chất lượng”, giữ “bản sắc”của Tạp chí.


Trước hết, đó là việc truyền bá những giá trị của nghề thủ công (đã được UNESCO tuyên dương là “di sản phi vật thể). Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng làng nghề chúng ta cũng như đối với xã hội. Là quan trọng, bởi vì nghề thủ công là một giá trị văn hóa rất đáng tự hào của dân tộc đã có mặt trên đất nước ta từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay, mà nay vẫn đang tỏa sáng với những sáng tạo độc đáo qua những sản phẩm thủ công đã là tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, trong xã hội cũng như người trong tổ chức chưa phải mọi người đã nhận biết đầy đủ, trân quý những giá trị quý báu đó, cũng như chưa đủ kiến thức để phát huy những giá trị ấy trong đời sống hôm nay. Chính vì vậy, Tạp chí có một nguồn đề tài hết sức phong phú là những giá trị của nghề thủ công nước ta để chuyển tải, trước hết là những nghề chủ yếu, phổ biến, có giá trị cao. Không chỉ giới thiệu những sản phẩm mới có kiểu dáng, mẫu mã mới mẻ, mà quan trọng hơn, là giới thiệu những sáng tạo trong quy trình công nghệ tạo nên sản phẩm, mà xu hướng ngày nay là dùng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.

Điều cần nhấn mạnh thêm: với tư cách là một “tạp chí” mà chức năng nặng về nghiên cứu, không chỉ dừng ở những bài dạng thông tin, phản ánh, Tạp chí có sân chơi rất rộng trong khơi dậy, tổ chức nghiên cứu lý luận về nghề thủ công và làng nghề. Thực tế đã chỉ rõ: lý luận là từ tổng kết thực tiễn mà đúc kết thành; và ngược lại, lý luận lại cần thiết để soi rọi hướng đi của làng nghề cũng như của tổ chức xã hội-nghề nghiệp hoạt động về nghề thủ công và làng nghề. Một tổ chức mà hoạt động nặng tính thực dụng, coi thường lý luận sẽ không thể mang lại các giá trị bền vững, càng không thể xây dựng được hệ giá trị của tổ chức cũng như của mỗi con người; trong tổ chức ấy.

Thứ hai, đưa cuộc sống làng nghề vào Tạp chí. Bản thân cuộc sống của các cơ sở sản xuát kinh doanh làng nghề đã rất sôi động, luôn sáng tạo, luôn đổi mới để có những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thời gian qua, cùng với những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của cuộc chiến Nga-Ukraine, giá cả tăng cao, thu nhập giảm sút, v.v...thị trường thế giới đang có những chuyển biến mới, kể cả trong mua sắm hàng hóa cũng như trong du lịch. Trong tình hình mới này, cuộc sống của các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề cung cấp cho Tạp chí những đề tài mới, rất phong phú như: cung ứng nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm, cơ cấu lại sản phẩm, đào tạo và bồi dưỡng nghệ nhân, nâng cao trình độ của chủ cơ sở, khắc phục ô nhiễm, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng năng suất, hạ giá thành, ứng dụng công nghệ 4.0, chuyển đổi số, khai thác thị trường, đổi mới sản phẩm du lịch, xúc tiến thương mại điện tử, v.v... Đó là nguồn đề tài luôn có những nội dung mới, đem lại thông tin mới hứng thú với người đọc.

Mặt khác, cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề lại có nhu cầu cập nhật, nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng những đường lối, chủ trương của Đảng cũng như những cơ chế, chính sách của Nhà nước vào hoạt động của cơ sở. Quan trọng nhất là những vấn đề về đường lối, thể chế phát triển đất nước, tiếp theo là những chính sách về miễn, giảm thuế, phí, giảm lãi suất tín dụng, v.v... trong lúc khó khăn. Tạp chí là một kênh rất có hiệu quả trong cung cấp thông tin, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, giúp các cơ sở tiếp thu kịp thời các định hướng lớn về quan điểm, tư tưởng để nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, đồng thời là để tiếp cận các chính sách có lợi cho nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở. Đó chính là những nhân tố góp phần xây dựng làng nghề truyền thống thành những “làng nghề văn hóa”, có các hệ giá trị bền vững, cùng xây dựng nông thôn mới nước ta.

Ba là, đào tạo, phát huy nghệ nhân làng nghề một cách bài bản. Để thật sự coi nghệ nhân làng nghề là “báu vật nhân văn sống” theo sự tôn vinh của UNESCO, rất cần có một chính sách đúng tầm đối với họ. Tác giả đã có bài viết “Cần một tầm nhìn chiến lược đối với nghệ nhân làng nghề” đã đăng Tạp chí số 46 ra ngày 18/11/2022, ở đây, xin nêu những ý chính.

Một “tầm nhìn chiến lược” cũng tức là xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách đúng tầm đối với nghệ nhân nghề thủ công làng nghề - người mang giá trị văn hóa, hồn cốt của làng nghề cần được trân quý, bảo vệ, tri ân và phát huy. Một tầm nhìn chiến lược như thế – cũng có thể gọi là “tầm nhìn văn hóa” là rất cần thiết đối với các cơ quan nhà nước cũng như của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp.

Thực tiễn đang đòi hỏi xây dựng và thực hiện một cách bài bản, toàn diện hệ thống chính sách, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và phát huy đội ngũ nghệ nhân làng nghề, thay vì chỉ chăm lo tìm hiểu những nghệ nhân đã có thành tích để biểu dương. Cần một chương trình xuyên suốt cả quá trình, từ bồi dưỡng, đào tạo nghệ nhân tại mỗi cơ sở đến phát huy nghệ nhân trong cuộc sống, bảo đảm một đội ngũ nghệ nhân nghề thủ công đủ đức và tài, có trí tuệ, tài năng và trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của nghề thủ công truyền thống Việt Nam, đồng thời giới thiệu các giá trị nghề thủ công nước ta hội nhập với thế giới. Thực tế cho thấy đây là một nguồn thông tin rất quý cho Tạp chí: đó là kinh nghiệm của những làng nghề, những tổ chức đã thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, đồng thời là những tâm tư, nguyện vọng của nghệ nhân để họ có thể phát huy có hiệu quả hơn.

Xin nhấn mạnh thêm: việc khen thưởng các danh hiệu nghệ nhân cần được tiến hành công khai, minh bạch với những tiêu chuẩn sát hợp với ngành nghề và có sự tham gia đầy đủ của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp cùng ngành nghề. Lễ hội tôn vinh cần thể hiện các mục đích là: biểu dương thành tích, tri ân nghệ nhân về công sức của họ và phát huy họ trong việc tiếp tục sáng tạo cũng như đào tạo, truyền nghề cho lớp nghệ nhân kế tiếp. Tạp chí có thể khai thác nhiều điển hình để đưa lên báo. Trong thực tế, những nghệ nhân có thành tựu đang có nhu cầu được công nhận công khai, được khen thưởng đúng mức; làng, xã cũng rất vinh dự khi có nghệ nhân được khen thưởng; đó là những nhu cầu rất chính đáng. Tuy nhiên, Tạp chí cũng cần phê phán một số trường hợp lợi dụng nhu cầu chính đáng đó của nghệ nhân mà tổ chức biểu dương, khen thưởng theo kiểu “xin-cho”, “mua-bán” danh hiệu nhằm trục lợi bằng những thủ đoạn rất tinh vi, làm giảm giá trị của những danh hiệu.

Bốn là, phản ánh hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Với tư cách là “Cơ quan trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam” (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội), Tạp chí đang có một nguồn tin tức dồi dào, kinh nghiệm phong phú về hoạt động của Hiệp hội, xin được kể ra dưới đây.

Về nguyên tắc, Hiệp hội là một “Tổ chức xã hội-nghề nghiệp” hoạt động theo phương châm “ba tự”: tự nguyện, tự quản lý, tự trang trải kinh phí. Cũng có nghĩa là nguồn thu chủ yếu của Hiệp hội phải dựa vào các hoạt động dịch vụ của Hiệp hội đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề; Nhà nước có thể chuyển giao cho Hiệp hội thực hiện một số hoạt động như hội thảo, đào tạo ... kèm theo kinh phí, không có trợ cấp gì khác từ ngân sách nhà nước. Như vậy, Hiệp hội cần thiết và có điều kiện huy động các tổ chức trực thuộc, chủ yếu là các trung tâm vào các hoạt động dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, nơi đang có rất nhiều yêu cầu cần được đáp ứng, qua đó phục vụ tốt cho cơ sở và tạo nguồn thu bền vững cho Hiệp hội.
Hoạt động của Hiệp hội phải dựa trên nền tảng dân chủ, vì đây là một nguyên tắc của tổ chức xã hội-nghề nghiệp: thực hành dân chủ trong mọi quyết sách cũng như trong tổ chức thực hiện sẽ khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của các thành viên cũng như của các tổ chức trực thuộc Hiệp hội. Điều quan trọng là thuyết phục, đồng thuận, nêu gương, công khai, minh bạch trong mọi hoạt động.

Để có thêm nguồn lực về trí tuệ, kiến thức, Hiệp hội có thể mở rộng quan hệ với tổ chức xã hội-nghề nghiệp cùng phục vụ trong lĩnh vực thủ công nghiệp, nhất là các viện, trường, các chuyên gia, nhà nghiên cứu tâm huyết với nghề thủ công và làng nghề (kể cả trong và ngoài Hiệp hội), trân quý và khai thác những nguồn kiến thức có giá trị này vào hoạt động của Hiệp hội.

Tóm lại, để kỷ niệm ngày Tạp chí ra số đầu tiên năm nay, xin nêu lên một số cảm nhận, xuất phát từ thực tiễn các làng nghề đang diễn ra cực kỳ phong phú, có nhiều kinh nghiệm giá trị cần được đúc kết, phân tích, lan tỏa. Bài này cũng là sự tiếp nối ý kiến của tác giả trong bài viết “Hình thành và phát triển bản sắc của Tạp chí” (đã đăng Tạp chí số 1+2 tháng 4/2020), thời đó đã nhấn mạnh Tạp chí có “vị thế đặc thù, chuyên về các vấn đề của làng nghề, bao quát toàn bộ quá trình từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà không tờ báo nào trong nước ta có được. Vị thế ấy tạo nên bản sắc riêng mà Tạp chi cần hình thành, gìn giữ và phát huy”. Và, “Nếu như thông tin trên báo vốn mang tính cập nhật, nhanh nhạy, thì nội dung thông tin trên Tạp chí phải mang tính chuyên sâu, có hàm lượng tri thức, chất xám nhiều hơn”. Trong ngày kỷ niệm lần này, xin chúc mừng Tạp chí về những thành tựu quan trọng rất đáng phấn khởi đạt được trong thời gian qua, hy vọng Tạp chí tiếp tục xác định rõ vị thế, luôn nâng cao chất lượng, giữ vững bản sắc trong giai đoạn phát triển mới.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam


Tin liên quan

Tin mới hơn

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

LNV - Với lợi thế về làng nghề gốm sứ truyền thống, Bát Tràng, TP Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của địa phương.
Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...

Tin khác

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai – xứ sở cao nguyên bazan hùng vĩ, vừa chính thức “mở rộng vòng tay” đón biển xanh cát trắng sau khi hợp nhất với Bình Định. Sự kiện lịch sử này không chỉ tạo nên “tỉnh hai trong một” độc đáo, mà còn mở ra bức tranh du lịch đa sắc màu, từ rừng núi
Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Cộng hoà liên bang Đức) và Công ty TNHH O-DOOR Việt Nam vừa diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về xây dựng và vận hành Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo tại tỉnh Gia Lai, trước
“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

Trong nỗ lực giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa các làng nghề truyền thống, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã hợp tác cùng nhóm sinh viên Trường Đại học FPT (TP. HCM) để triển khai dự án truyền thông mang tên “Mạch nghề”. Sự kết hợp này được kỳ vọng sẽ mở ra
Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

LNV - Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đ
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

LNV - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.
Giao diện di động