Để thủ công mỹ nghệ trở thành “mũi nhọn” ngành công nghiệp văn hóa: Phải có những bước đi kiên quyết để tạo đột phá

LNV - “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định thủ công mỹ nghệ là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa mà Việt Nam cần ưu tiên phát triển. Các chuyên gia đánh giá, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để được kỳ vọng là một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển.


Nghề làm bạc ở Hà Nội. Ảnh: Nam Nguyễn


Cơ hội lớn để thúc đẩy tăng trưởng ngành thủ công mỹ nghệ

Theo GS.TS Từ Thị Loan - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, nghề thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có truyền thống lịch sử lâu đời gắn với vô vàn tên tuổi các làng nghề, phố nghề trải rộng khắp cả nước. Từ hình thức là những công việc phụ trợ lúc nông nhàn, tranh thủ kiếm thêm thu nhập, thủ công mỹ nghệ dần dần phát triển thành một nghề độc lập, một ngành kinh tế chính.

Nghề thủ công mỹ nghệ lúc đầu chỉ được truyền bá trong các gia đình cha truyền con nối, sau đó dần lan truyền ra cả làng hay nhiều làng, có sự phân hóa và chuyên môn hóa để hình thành nên những làng nghề chuyên sâu, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng, đồ chạm bạc, thêu ren…

Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 2.556 làng nghề thủ công mỹ nghệ, bên cạnh các "làng có nghề" tuy chưa hội đủ tiêu chí để được công nhận là làng nghề, nhưng vẫn sản xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Có thể kể đến những làng nghề nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng, lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, mộc La Xuyên, tre đan Bằng Sở, đúc đồng Đại Bái, đá mỹ nghệ Ninh Vân, chạm bạc Đồng Xâm…

Sự phát triển của các làng nghề kéo theo các dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, chuyên chở, kinh doanh hàng hóa, phục vụ ăn uống... tạo ra nguồn việc làm dồi dào cho người lao động.

Ngoài việc phục vụ thị trường nội địa rộng lớn cũng như du khách quốc tế đến Việt Nam, nhiều năm qua hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong Top 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, các sản phẩm của chúng ta đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, với giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD mỗi năm, chiếm gần 10% nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được thị trường quốc tế ưa chuộng bởi bên cạnh sự tinh tế, tài khéo của sản phẩm còn toát lên những nét đặc sắc, độc đáo của văn hóa dân tộc. Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam với doanh số chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Bên cạnh đó là các thị trường khác như: Nhật Bản, Liên minh châu Âu (đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan), Australia, Hàn Quốc...

Ở khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ sau Trung Quốc. Chúng ta đang có cơ hội rất lớn để thúc đẩy tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế của ngành hàng này trong bối cảnh các nhà nhập khẩu trên thế giới có xu hướng muốn tìm kiếm nguồn hàng từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Đâu là "rào cản"?

Tuy nhiên, theo GS.TS Từ Thị Loan, trong quá trình phát triển, thủ công mỹ nghệ cũng là ngành có sự cạnh tranh gay gắt và nhiều ngành nghề, làng nghề đã bị đào thải do không bắt kịp sự thay đổi của nhu cầu, thị hiếu người dùng, sự biến động của thị trường và bị các sản phẩm công nghiệp hiện đại thay thế. Chỉ những nghề và làng nghề có khả năng thích ứng linh hoạt, nhạy bén, có sự chuyển đổi sáng tạo, phù hợp mới trụ vững và phát triển.

Bộ sưu tập búp bê trong trang phục thổ cẩm của các dân tộc Việt Nam.


Nhìn chung, những yếu kém, hạn chế, rào cản cản trở sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn tồn tại khá nhiều. Tuy nhiên có thể quy về một số phương diện chính như sau: Thứ nhất, thể chế, cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc, bất cập; Thứ hai là sức cạnh tranh của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam so với các sản phẩm khác trên thị trường nội địa và quốc tế chưa cao, chưa uyển chuyển, nhanh nhạy trong đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Thứ ba là khả năng mở rộng thị trường còn thụ động, năng lực tìm kiếm đầu ra, công tác marketing, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại còn nhiều yếu kém.

Thứ tư là nguồn nguyên liệu đang dần bị khai thác cạn kiệt. Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều và ổn định, kỹ năng quản trị, kinh doanh chưa cao. Thứ sáu, chưa theo kịp trình độ phát triển của khoa học công nghệ trong quá trình hiện đại hóa.

Nguyên nhân thứ bảy, theo GS.TS Từ Thị Loan là thiếu sự liên kết giữa các vùng sản xuất, cơ sở sản xuất, các ngành nghề và làng nghề với nhau.

Thứ tám, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Hầu hết các làng nghề thủ công truyền thống hiện nay đều gây ra những tác động xấu đến môi trường như khói, bụi, tiếng ồn, rác thải, ô nhiễm nguồn nước... Các cơ sở sản xuất đều mang tính chất tự phát, không có khu xử lý nước thải, phế liệu, không có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái.

Phải có những bước đi kiên quyết để tạo đột phá

GS.TS Từ Thị Loan cho rằng, để ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phát triển thành một ngành "mũi nhọn" trong công nghiệp văn hóa, trước hết cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển ngành thủ công mỹ nghệ thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Gian hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được giới thiệu tại Lễ hội Thủ công mỹ nghệ Cuba (Fiart 2018)


Để tạo được bước đột phá, phải có những bước đi kiên quyết, đảm bảo một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường kinh doanh thông thoáng, phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu những mặt hạn chế trong thời gian phát triển vừa qua.

Cũng theo GS.TS Từ Thị Loan, hiện nay, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nhìn chung vẫn đơn điệu về mẫu mã, chưa đa dạng hóa sản phẩm, tính cạnh tranh kém. Do vậy, cần tích cực thay đổi mẫu mã, tập trung vào công tác thiết kế mẫu sản phẩm, bao bì, nhãn mác đảm bảo kỹ, mỹ thuật, bắt mắt người tiêu dùng trong nước và quốc tế là một giải pháp căn cốt. Bên cạnh đó cần khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng các nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Một trong những giải pháp căn cốt để phát triển bền vững ngành thủ công mỹ nghệ chính là phát triển thị trường xuất khẩu, đảm bảo đầu ra ổn định. Xu thế của người tiêu dùng trên thế giới hiện nay là ngày càng hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường, những mặt hàng có nguồn gốc làm từ nguyên liệu tự nhiên.

Theo đó, Bộ Công Thương cần tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến Thương mại nhằm hỗ trợ ngành thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, cần phát huy hiệu quả của các Hội chợ tại Việt Nam như Hội chợ quốc tế Hanoi Gift Show, Hanoi Great Souvernirs quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, kết nối kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.

Ngoài ra, cần tăng cường ứng dụng kỹ thuật công nghệ, đầu tư trang thiết bị vào sản xuất, kinh doanh. Bởi, trong quá trình phát triển, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, chỉ những doanh nghiệp nào biết kịp thời đổi mới sáng tạo, nắm bắt công nghệ hiện đại thì mới trụ vững và phát triển mạnh…

GS.TS Từ Thị Loan cũng cho rằng, đối với ngành thủ công mỹ nghệ, nguồn nhân lực chính là các nghệ nhân, những người thợ thủ công và chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc trau dồi kỹ năng, bí quyết riêng của nghề thì còn cần sự trang bị kiến thức kinh doanh, phát triển sản xuất, quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh trên thị trường quốc tế...

Do đó, cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, thực hành nghề, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại là giải pháp cơ bản để chúng ta đảm bảo được nguồn nhân lực ổn định và lâu dài cho các làng nghề. Đồng thời, Nhà nước cũng cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; có chính sách điều phối tạo các vùng nguyên liệu, vùng khai thác nguyên liệu, vùng chế biến nguyên liệu

Song song với đó là tăng cường xây dựng các tour, tuyến du lịch gắn với làng nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ; gắn sản xuất với giữ gìn bản sắc văn hóa, lịch sử phát triển làng nghề để mỗi làng nghề trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa sống động.

Tựu chung lại, theo GS.TS Từ Thị Loan, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang góp phần hình thành hàng ngàn nhà sản xuất, thương gia, nhà xuất khẩu và những công ty dịch vụ trên khắp cả nước. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang dần "lột xác" để trở thành những món đồ sáng tạo có giá trị cao, xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Chính vì vậy, để củng cố và phát triển bền vững ngành thủ công mỹ nghệ, chúng ta cần có một chiến lược dài hạn, triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực và hiệu quả. Công việc này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của các cơ sở sản xuất, các làng nghề, sự tham gia của các Hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp, thì rất cần sự hỗ trợ, quản lý, điều tiết vĩ mô thống nhất của Nhà nước, sự liên kết phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan chức năng thì mới có thể sớm đi tới thành công và phát triển bền vững./.

Thế Công/Báo TQ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

LNV - Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo nên nền văn hiến rực rỡ mang đậm dấu ấn Thủ đô, trong đó nổi trội, dễ nhận biết là về diện mạo đô thị. Từ quy mô, cấu trúc đô thị, kết cấu hạ tầng, kiến trúc công trình, cảnh quan nhân tạo, cảnh quan tự nhiên, tổng hòa là kiến trúc cảnh quan, luôn được ghi nhận là ngày càng văn minh, hiện đại hơn, xứng tầm là "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

LNV - Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các nước đang và sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

LNV - Nghị quyết số 19/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đều là những chủ chương, chính sách quan trọng tạo nền tảng, cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời cũng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.

Tin khác

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại. Để xác định được hướng đi đúng cho bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề gốm vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Trong đó, cần đề cập đến tất cả các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa ở, làm nghề, những thiết chế văn hóa cũ/mới liên quan để cùng vì mục đích bảo tồn, phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng.
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

LNV - Ðại hội XIII của Ðảng xác định rõ: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

LNV - Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hai nghề truyền thống là dát vàng bạc quì và may đồ da đã có từ lâu đời. Làm vàng bạc quì là một nghề truyền thống, chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quì) bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

LNV - Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều năm, tuy nhiên có thời điểm chúng ta sản xuất đại trà, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Vì vậy, thời gian tới phải nâng tầm hơn nữa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

LNV - Đẩy mạnh việc tuyên truyền làm cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ hiểu và quan tâm về maketing và bán hàng online
Nghề và Làng nghề truyền thống

Nghề và Làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề, làng có nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo ra nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em; giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn.
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

LNV - Nhiệm kỳ 2018 – 2023 vừa qua, Hiệp hội và các tổ chức, hội viên đã triển khai Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do tác động tiêu cực lâu dài của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraina; Israel – Hamas; Israel – Houthi, Israel – Iran…làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu toàn cầu, đặc biệt là xăng, dầu. Ảnh hưởng đến đến sức mua và làm suy giảm các thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống. Tình hình trên làm cho sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế và làng nghề trong cả nước bị đình đốn, việc làm và đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

LNV – Mô hình du lịch nông nghiệp của HTX Chè Suối Reo tận dụng lợi thế của đồi chè rộng lớn của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) để thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đây là cơ hội để quảng bá nét đẹp thiên nhiên và sản phẩm nông sản
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Nhằm giúp bà con nông dân nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão số 3 (Yagi), Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống.
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

LNV - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

LNV - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng mai (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động