Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Xây dựng “Hệ giá trị” trong làng nghề

LNV - Xây dựng hệ giá trị quốc gia, chuẩn mực con người Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm, cốt lõi góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa, giá trị của con người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Ngày 29/11/2022, Ban Tuyên giáo trung ương đã chủ trì cuộc Hội thảo quốc gia về “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Đây là cuộc hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng, được tổ chức để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, một năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và một năm triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, nhằm tập trung làm rõ các nội dung, nội hàm và thành tố cơ bản của các hệ giá trị cũng như mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị ấy trong thời kỳ mới.



YÊU CÀU CỦA PHÁT TRIỂN

Đất nước ta đã có hệ giá trị từ hàng nghìn năm theo lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, là nền tảng, điểm tựa cho phát triển ở mọi thời đại, tạo ra sự ổn định lâu dài cho quốc gia, dân tộc qua các biến cố lịch sử như: bị xâm chiếm, đô hộ và âm mưu đồng hóa về văn hóa của kẻ thù. Trong thời kỳ mới, đất nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giá trị đó cần được bảo tồn và phát huy với những thành tố mới.

Từ những năm Đổi mới đến nay, yêu cầu xây dựng hệ giá trị được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, Đại hội XIII của Đảng (2021) và gần đây nhất là Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021.

Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, giá trị là hệ thống những đánh giá của con người về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp, hay chính là những giá trị chân, thiện, mỹ giúp khẳng định và nâng cao
bản chất người.

Nhiều giá trị có mối liên hệ hữu cơ với nhau tạo thành hệ giá trị. Khi nhận thức giá trị được định hình, nó sẽ chi phối suy nghĩ, niềm tin, tình cảm và hành động của con người. Hệ giá trị quốc gia là sự đúc kết, chưng cất những giá trị nền tảng, cốt lõi của một quốc gia, thường là những giá trị lớn mang tính vĩ mô, phổ quát như tự do, dân chủ, công bằng, phồn vinh, thịnh vượng. Hệ giá trị văn hóa thể hiện những nét đặc trưng, tiêu biểu, chủ đạo của một nền văn hóa như yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù, hiếu học. Hệ giá trị gia đình khuôn lại ở những giá trị, chuẩn mực ứng xử trong cuộc sống gia đình như hiếu thảo, chung thủy, hạnh phúc, yêu thương, chia sẻ (Báo Tuổi trẻ, 28/11/2022). Trong đó, chuẩn mực xây dựng con người là trung tâm, hệ giá trị gia đình là cơ bản, hệ giá trị văn hóa là nền tảng, hệ giá trị quốc gia - dân tộc là mục tiêu cao cả, chi phối các hệ giá trị khác.

Nội dung các vấn đề mà Hội thảo quốc gia về “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” ngày 29/11/2022 đề cập rất rộng, bài viết này chỉ tập trung vào hai vấn đề “Hệ giá trị quốc gia” và “Chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”, nêu lên một số điều về lý luận, quan điểm và giải pháp thực hiện để làng nghề chúng ta tham khảo, vận dụng.

HỆ GIÁ TRỊ QUỐC GIA

1.Trước hết, xin giới thiệu về khái niệm lý luận. “Hệ giá trị” (Value System, Values Code, Ethics Code) ban đầu được hiểu là thuật ngữ/khái niệm dùng để chỉ “một tập hợp các giá trị, được thể hiện dưới dạng các phẩm chất, các nguyên tắc, các lý tưởng, và cả các triết lý”… định hướng cho hoạt động của một tổ chức thuộc các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất và đôi khi cả trong các lĩnh vực xã hội, giáo dục, quân sự, chính trị, tôn giáo… Sau đó, Hệ giá trị với nghĩa là “bảng giá trị lý tưởng, chính thống, chủ yếu, cơ bản của một dân tộc - quốc gia hay một vùng văn hóa” đã được định hình và sử dụng rộng rãi.

Theo các nhà nghiên cứu, hệ giá trị quốc gia có ba chức năng cơ bản, đó là: định hướng, đánh giá, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cụ thể là: (i) xác lập các giá trị cơ bản định hướng cho suy nghĩ và hành động của xã hội, hướng dẫn niềm tin của xã hội vào thực hiện các giá trị tích cực đã xác định; (ii) thể hiện sự phán xét, đánh giá của xã hội đến từng cá nhân hoặc cộng đồng về quá trình thực hiện các giá trị được tuyên bố; (iii) điều tiết các hành vi của cá nhân và xã hội thông qua các thể chế, thiết chế xã hội để hướng các hoạt động xã hội vào thực hiện các giá trị được xã hội thừa nhận, xử lý các hành vi lệch chuẩn. Các giá trị này được giáo dục, khuyến khích trong các gia đình, nhà trường và xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc quy tụ các cộng đồng, dân tộc để củng cố sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Hiện nay, trên thế giới, có những khu vực hoặc quốc gia đã đề ra các giá trị quốc gia làm biểu tượng chung cho khu vực và quốc gia mình, dựa trên khát vọng phát triển, phản ánh đặc trưng và bản sắc văn hóa riêng
biệt của họ.

Thí dụ như hệ giá trị phương Tây được xác định bẩy giá trị cốt lõi: Công bằng và chính nghĩa; Quyền/quyền lợi; Bình đẳng; Tự do; Khoan dung; Tự trị/tự lập; Dân chủ. Năm 2012, Ủy ban châu Âu đưa ra năm giá trị được người dân châu Âu đề cao là: Hòa bình; Dân chủ; Nhân quyền; Tuân thủ pháp luật; Tinh thần đoàn kết.

Ở châu Á, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra bốn giá trị châu Á nổi bật là: Đề cao đức tính cần cù, yêu lao động; Đề cao giá trị hiếu học; Đề cao giá trị gia đình, huyết tộc; Đề cao giá trị cộng đồng, trách nhiệm xã hội. Có thể kể thêm như sau (theo Tạp chí Lý luận chính trị, số 03/2021):

Hệ giá trị truyền thống Nhật Bản gồm tám giá trị: Đoàn kết; Kỷ luật; Nhẫn nại; Trung thành; Trách nhiệm; Lịch sự; Tự chủ; Tránh làm phiền người khác. Đáng chú ý là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Nhật Bản xác định năm giá trị cốt lõi để hội nhập: Cộng sinh, cộng tồn; Biết điều chỉnh bản thân; Tư duy độc lập; Biết sáng tạo cái mới; Tôn trọng sự khác biệt.

Malaysia xác định năm nguyên tắc quốc gia gồm:Tin vào Thượng đế; Trung thành với Nhà vua và đất nước; Tuân thủ Hiến pháp; Cai trị bằng pháp luật; Hành vi tốt, đạo đức tốt.

Singapore đã xây dựng hệ giá trị quốc gia cũng được gọi là “Các giá trị chung Singapore” gồm năm giá trị: Dân tộc trước cộng đồng, xã hội trên cá nhân; Gia đình là đơn vị cơ bản nhất của xã hội; Hỗ trợ cộng đồng và tôn trọng cá nhân; Đồng thuận, không xung đột; Hòa hợp chủng tộc và tôn giáo.

Tại Trung Quốc (Theo Báo Tuổi trẻ, 29/11/2022) , Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012) đã ban hành "hệ giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa mới Trung Quốc" gồm bốn giá trị quốc gia: thịnh vượng, dân chủ, văn minh, hài hòa; bốn giá trị xã hội: tự do, bình đẳng, công bằng, pháp trị; và bốn giá trị cá nhân: yêu nước, trọng nghề, thành tín, thân thiện.

2. Ở nước ta, với bản Tuyên ngôn độc lập (1945) và Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt khi vận dụng những quan niệm tiến bộ của thế giới văn minh với nguyện vọng tha thiết của dân tộc, đúc kết hệ giá trị quốc gia thời dân chủ cộng hòa trong sáu chữ “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”.

Từ đó đến nay, Hệ giá trị quốc gia đã liên tục được khẳng định, tiếp nối, bổ sung và hoàn thiện từng bước, được nêu trong nhiều văn kiện của Đảng, mở dầu từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI. Đến năm 2021, Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”, phù hợp với định hướng phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu: “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”. Ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư về những thành tố cơ bản của các hệ giá trị nói trên cần được tiếp tục nghiên cứu và quán triệt
trong cuộc sống.



CHUẨN MỰC CON NGƯỜI

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, là chủ thể của mọi sáng tạo. Con người cũng là chủ thể tạo dựng nên các giá trị văn hóa, giá trị gia đình và quốc gia. Hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam hôm nay phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của con người và văn hóa Việt Nam
trong lịch sử.

Đề cập vấn đề này, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) đã nhấn mạnh: bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là “lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…”.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) đã xác định năm đức tính cần xây dựng gồm:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (năm 2014) đã nhấn mạnh “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Có thể coi bảy đặc tính cơ bản này là định hướng xây dựng các giá trị cốt lõi trong chuẩn mực con người Việt Nam.

Do vậy, hệ giá trị con người có những giá trị tương đồng với hệ giá trị gia đình, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị quốc gia, lại có những giá trị riêng biệt. Giá trị con người chính là nhân tố cốt lõi và liên kết giữa các tầng nấc giá trị: yêu nước có thể vừa là giá trị con người, vừa là giá trị văn hóa, nhưng những giá trị thể hiện phẩm chất, đạo đức, năng lực cá nhân như trung thực, liêm khiết, cần kiệm, sáng tạo… thì sẽ thuộc giá trị con người. Vấn đề đặt ra hiện nay là trên cơ sở định hướng chung về hệ giá trị con người, cần phải cụ thể hóa thành hệ giá trị của từng chủ thể đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới, đồng thời hiện thực hóa các hệ giá trị này trong đời sống thực tiễn.

Với các làng nghề chúng ta, trên cơ sở xây dựng và thực hiện Chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, cần cụ thể hóa và vận dụng các chuẩn mực ấy đối với các con người trong làng nghề. Có thể nêu lên những nhóm chuẩn mực như sau:

- Đối với quốc gia, dân tộc: đó là nêu cao lòng yêu nước, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường; ra sức phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhièu cho kinh tế-xã hội quốc gia;

- Đối với nghề thủ công: đó là niềm tự hào về giá trị văn hóa nghề thủ công, ý chí và quyết tâm tiếp tục phát huy các giá trị truyền thống trong thời đại mới;

- Trong quan hệ giữa các thành viên trong cơ sở: phát huy ý chí đổi mới, sáng tạo trong công việc, quan tâm đời sống tinh thần và vật chất của con người, coi con người là chủ thể; chú trọng đào tạo và phát huy nghệ nhân;

- Trong quan hệ với các đối tác trên thị trường: kinh doanh đúng luật pháp, nêu cao chữ “tín”, cạnh tranh lành mạnh, chú trọng liên két theo chuỗi giá trị, thực hiện liên kết nhiều chiều để tăng giá trị, tăng lợi nhuận;

- Thực hiện trách nhiệm xã hội: góp phần xây dựng làng nghề văn hóa, quê hương, làng xóm giàu đẹp, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, trợ giúp các thành phần yếu thế, tham gia thực hiện các chương trình xã hội, từ thiện, “xóa đói, giảm nghèo”, xây dựng nông thôn mới.

- Đối với bản thân: chịu học hỏi, cầu tiến bộ, sinh hoạt giản dị, tiết kiệm; vun đắp tình cảm gia đình thương yêu, hòa thuận; ông, bà, cha, mẹ gương mẫu, con, cháu hiếu thảo.

Để mỗi con người trong các làng nghề xây dựng và thực hiện các chuẩn mực nói trên, rất cần những chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp. Đó là hệ thống thể chế khai phóng tư duy, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, xây dựng văn hóa làng nghề. Đối với Nhà nước, cần xây dựng Chính phủ kiến tạo: “Kỷ cương - Liêm chính - Hành động - Sáng tạo - Hiệu quả”, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính. Với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đó là sự trợ giúp trong các hoạt động thiết thực như: hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, tư vấn và trợ giúp pháp lý, v.v...


GCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn-Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải phát sinh trong các hoạt động tại làng nghề là hướng đi cần thiết và hướng tới phát triển bền vũng các làng nghề
Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức đặt ra. Trong những thách thức là vấn đề mẫu sản phẩm TCMN sao có được vẻ đẹp hấp dẫn, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng… thu hút thị trường, tạo ra giá trị kinh tế lớn và giá trị mỹ thuật, văn hóa… đây là vấn đề quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm TCMN.
Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề

Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề

LNV - Trong những làng nghề điêu khắc gỗ, Dư Dụ được biết đến là nơi có nghệ thuật điêu khắc gỗ tinh xảo bậc nhất cùng nhiều người thợ có tay nghề điêu luyện. Một trong số đó không thể không nói đến ông Trần Văn Vĩnh – một nghệ nhân điêu khắc có hơn 35 năm kinh nghiệm và đã từng tạo ra hàng trăm tác phẩm độc đáo.
Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề

Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề

LNV - Tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế là một cách tiếp cận làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời giúp cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề cắt giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, hoàn thiện quy trình sản xuất, giảm bớt chi phí xử lý môi trường đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vững.
Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề

Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề

LNV - Hiện nay tiết kiệm năng lượng đang là vấn đề rất lớn mà cả xã hội đang quan tâm thực hiện.
Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay

Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay

LNV - Bước vào thời kỳ hội nhập, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của chúng ta phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại của các nước cũng như cạnh tranh trong nội bộ trong nước về chất lượng, giá thành, đặc biệt là về mẫu mã sản phẩm. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội, thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi, ngày càng đòi hỏi các nhà thiết kế, các doanh nghiệp làng nghề phải không ngừng sáng tạo những sản phẩm mới có kiểu dáng đẹp, vừa có công năng đáp ứng thị hiếu của khách hàng thì mới có thể tiêu thụ được sản phẩm. Chính vì vậy những năm gần đây việc thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn được các nhà thiết kế, các nghệ nhân, các doanh nghiệp làng nghề quan tâm.

Tin khác

Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề:  Ứng dụng công nghệ thông tin -  Giành nhiều lợi thế trên thị  trường

Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề: Ứng dụng công nghệ thông tin - Giành nhiều lợi thế trên thị trường

LNV - Trong những năm gần đây, các làng nghề, làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên cả nước được khôi phục và phát triển, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta. Tuy nhiên, các làng nghề, làng nghề truyền thống, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất hiện đang gặp không ít khó khăn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm chất lượng cao. Một số làng nghề hoạt động thiếu tính quy mô sản xuất, số hộ gia đình làm nghề có chiều hướng bị thu hẹp, thậm chí có làng nghề dường như ngừng hoạt động do khó khăn về đầu ra cho sản phẩm…
Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống

Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống

LNV - Sau thời gian thực hiện Chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay các địa phương đều lựa chọn phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm theo lợi thế từng vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, vừa hiện đại vừa truyền thống.
Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm  là “Ngày Làng nghề Việt Nam”

Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam”

LNV - Hiện nay, Thường trực Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lấy ngày 20-2 hằng năm là “Ngày Làng Nghề Việt Nam”. Với tư cách là người chủ trì sáng lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (thành lập năm 2005), đã qua hai nhiệm kỳ là Chủ tịch Ban Chấp hành và nay là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, xin góp một số ý kiến như sau.
Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay

Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay

LNV - Trong những năm gần đây, hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao, biên độ lợi nhuận lớn hơn so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác.
Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các làng nghề Việt Nam, có giá trị to lớn cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tạo mẫu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đang là một yêu cầu hàng đầu dể nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh của mỗi làng nghề nước ta.
Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

LNV - Đã từ lâu, công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Các làng nghề, doanh nghiệp, người dân: Ứng dụng khoa học công nghệ - Sản phẩm nông nghiệp sẽ đột phá, lan toả đến bạn bè thế giới

Các làng nghề, doanh nghiệp, người dân: Ứng dụng khoa học công nghệ - Sản phẩm nông nghiệp sẽ đột phá, lan toả đến bạn bè thế giới

LNV - Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) cho thấy, lâu nay nông sản Việt Nam vẫn còn chưa quen với việc xúc tiến thương mại ra thế giới, dường như vẫn chờ đợi người mua đến tại địa phương mua, vì vậy giá bán sẽ không cao…Các Làng nghề, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), các hộ nông dân cần có chiến lược nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài, mẫu mã đóng gói sản phẩm, bao bì theo quy cách của quốc tế…
Quảng Trị: Phát huy vai trò HTX nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Trị: Phát huy vai trò HTX nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Quảng Trị điều đó càng thể hiện rất rõ, bởi lẽ kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp hầu hết gắn liền với ngành sản xuất vật chất chủ yếu và đóng góp kim ngạch xuất khẩu quan trọng cho tỉnh. Với gần 72% dân cư sống ở nông thôn và 60% lao động làm nông nghiệp, nông dân là thành viên nòng cốt của các hợp tác xã (HTX), có vị trí hết sức quan trọng về phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, an ninh- quốc phòng và tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Gắn nông nghiệp với phát triển du lịch làng nghề

Gắn nông nghiệp với phát triển du lịch làng nghề

LNV - Hà Nội là mảnh đất trăm nghề, do đó, cần có chính sách về đào tạo, phát triển, bảo tồn những làng nghề thủ công truyền thống, để phát triển mạnh du lịch nông nghiệp trải nghiệm; đồng thời cần nâng dần quy mô, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

LNV - Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Đồng Tháp, Trường Chính trị tỉnh, Sở Khoa học – Công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức Hội thảo một số giải pháp về quản lý Nhà nước về các làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đồng Tháp tỉnh có nhiều nét văn hóa đặc trưng của các làng nghề được du khách quan tâm khám phá, đánh giá cao. Hiện nay, tại Đồng Tháp có 39 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có nhiều làng nghề đã trở thành tiêu điểm chú ý gắn với hoạt động du lịch, thu hút du khách.
Luật sử dụng năng lương tiết kiệm hiệu quả và các chính sách tác động đến làng nghề Việt Nam

Luật sử dụng năng lương tiết kiệm hiệu quả và các chính sách tác động đến làng nghề Việt Nam

LNV - Các chính sách và luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đã giúp làng nghề Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo; giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống, tăng cường sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng; tăng năng suất lao động, giúp giảm thiểu ô nhiễm, tối ưu hóa sử dụng năng lượng và giảm chi phí. Bên cạnh đó có những tác động tiêu cực đến làng nghề như: Thay đổi cách thức sản xuất truyền thống của các làng nghề, có thể mất thị phần và không còn cạnh tranh được trên thị trường; giảm nhu cầu về lao động, việc thay đổi cách sản xuất có thể ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống, thay đổi kỹ thuật sản xuất; chi phí đầu tư năng lượng tăng cao, xử lý môi trường.
Bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn

Bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn

LNV - Nghề kim hoàn là một trong những nghề truyền thống lâu đời của Thăng Long - Hà Nội, do người làng Châu Khê (Hải Dương) lên Thăng Long lập nghiệp, tạo phố Hàng Bạc từ thế kỷ XVI. Trải qua 5 thế kỷ, đến nay, phố Hàng Bạc vẫn luôn là trung tâm buôn bán vàng bạc lớn của Thủ đô.
Cần có sáng tạo đột phá cho sản phẩm Làng nghề

Cần có sáng tạo đột phá cho sản phẩm Làng nghề

LNV - Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, tính đến nay, cả nước có hơn 5.000 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 1.500 làng, trong đó khoảng 300 làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống.
Thực trạng giai cấp nông dân  hiện nay và một số vấn đề đặt ra

Thực trạng giai cấp nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra

LNV - Để đánh giá về thực trạng chất lượng của giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay, bài viết tập trung phân tích thực trạng về trình độ học vấn, tay nghề; về tính tích cực chính trị; đời sống văn hoá, lối sống của người nông dân.
Nghị quyết 29 TW 6 Khóa XIII  Đột phá vị thế kinh tế tư nhân

Nghị quyết 29 TW 6 Khóa XIII Đột phá vị thế kinh tế tư nhân

LNV - Từ những năm công cuộc Đổi Mới được triển khai đến nay, vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, trong đó có kinh tế làng nghề luôn là một vấn đề then chốt được đặc biệt quan tâm trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường nước ta.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

OVN - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều HTX thực hiện khá tốt, nhiều sản phẩm được công nhận đạt từ 3, 4 và cả 5 sao. Tuy nhiên, nhiều HTX luôn đau đáu với việc làm sao để phát triển bền vững, có thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại nhiều hơn.
Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

LNV - Trong dịp lễ Tết Trung thu năm nay, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, du khách sẽ được tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa.
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

LNV - Ngày 8/9, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các sản phẩm nông sản với doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ xuất khẩu năm 2023.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động