Thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ phát triển bền vững các sản phẩm thủ công và làng nghề Việt Nam
Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm việc với Quỹ IKEA.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển và bảo tồn các sản phẩm làng nghề hiện nay cũng là một trong những ưu tiên của Việt Nam để từ đó đảm bảo được công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân địa phương, giữ chân được người dân ở lại với làng quê góp phần xây dựng nông thôn mới.
Các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP cũng được định hướng phát triển theo các tiêu chí là áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh giảm phát thải.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam chụp ảnh lưu niệm tại Trường Thiết kế thuộc Trường Đại học Lund
Tiếp đoàn có Hiệu trưởng Trường Thiết kế thuộc Trường Đại học Lund, ông Claus-Christian Eckhardt. Ông Hiệu trưởng cũng đã giới thiệu về Trường Lund là trường uy tín nhất ở Thụy Điển, thành lập từ năm 1668 (đã trên 350 năm), là trường trong danh mục 100 trường tốt nhất trên thế giới.
Trường thiết kế thuộc Đại Học Lund được thành lập năm 1995 bởi Chủ tịch của Tập đoàn IKEA. Trường đạo tạo hệ đại học và sau đại học cũng thực hiện rất nhiều dự án với các tổ chức quốc tế.
Trước đây trường đã hợp tác với Vietcraft để thực hiện dự án phát triển thiết kế cho ngành thủ công do SIDA và Liên minh châu Âu tài trợ và đã thành lập được Trung tâm Thiết kế Hà Nội. Phía trường đã ghi nhận những đề xuất của đoàn và sẵn sàng hợp tác đào tạo về thiết kế sản phẩm cho các doanh nghiệp OCOP, các nghệ nhân làng nghề của Việt Nam. Hai bên sẽ cùng phối hợp để tìm nguồn hỗ trợ khi hoạt động này được triển khai.
Sau buổi làm việc, đoàn đã được đại diện của trường hướng dẫn đi thăm mô hình kinh tế làng nghề gắn với du lịch bền vững cũng như thăm cơ sở sản xuất thủy tinh theo phương pháp thủ công. Qua đây có thể thấy được việc chú trọng bảo tồn và phát triển làng nghề ở Thụy Điển có rất nhiều điểm chúng ta cần học tập, trong đó có tiêu chí cần phải gắn với phát triển xanh và bền vững.
Từ những ý tưởng đề xuất hợp tác với Trường Thiết kế Lund, đoàn đã có buổi làm việc với Quỹ IKEA có trụ sở tại Malmo. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã nhấn mạnh định hướng của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và hàng thủ công nói riêng về phát triển bền vững theo tiếp cận chuỗi giá trị, từ việc phát triển vùng nguyên liệu có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, nguyên liệu có thể truy xuất nguồn gốc đến áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn và giảm thiểu phát thải phát triển các thiết kế bền vững đến tuân thủ các quy định hợp chuẩn quốc tế tận dụng phế thải nông nghiệp để tạo sản phẩm gia tăng thương mại công bằng.
Từ những định hướng đó, Thứ trưởng đã đề xuất với Quỹ IKEA có thể nghiên cứu hợp tác và hỗ trợ thêm những nội dung sau:
Thứ nhất, đề xuất IKEA hỗ trợ cho chương trình phát triển các thiết kế bền vững do Đại học Thiết kế Lund phối hợp cùng các trường dạy nghề của Bộ NN-PTNT để hỗ trợ đào tạo cho phát triển ngành hàng thủ công, làng nghề tại Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng chương trình hợp tác phát triển chuỗi giá trị mây tre lá bền vững trong đó tập trung nhiều vào mây và tre với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ IKEA nhằm phát triển vùng nguyên liệu có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, nguyên liệu có thể truy xuất nguồn gốc đến; áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn; phát triển các thiết kế bền vững đến; tuân thủ các quy định hợp chuẩn quốc tế, trong đó tập trung vào IWAY của IKEA;
Phối hợp và hỗ trợ Việt Nam phát triển một số mô hình tận dụng phế thải nông nghiệp để phát triển các sản phẩm mới có giá trị gia tăng, ví dụ sử dụng lá dứa, bẹ chuối, vỏ hạt điều, vỏ cà phê, rơm lúa… để giảm thiểu phát thải…
Thứ ba, phối hợp và hỗ trợ Việt Nam phát triển các doanh nghiệp xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh cùng người nghèo, đặc biệt người dân ở vùng đệm của rừng tự nhiên để giảm áp lực của cộng đồng dân cư này lên rừng, để bảo tồn sự đa dạng sinh học.
Thứ tư, phối hợp và hỗ trợ Bộ nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm từ cây lanh, một loại cây có tác dụng hấp thụ các loại khí nhà kính để tiêu thụ trong hệ thống của IKEA.
Những đề xuất từ phía đoàn công tác cơ bản phù hợp với các tiêu chí trong bộ quy tắc ứng xử IWAY do IKEA đưa ra từ năm 2000 trong đó nêu rõ những yêu cầu tối thiểu của IKEA về Môi trường, Trách nhiệm xã hội và Điều kiện làm việc.
Phía Quỹ IKEA ghi nhận những đề xuất gợi mở từ đoàn công tác và đề nghị Bộ NN-PTNT có những đề xuất cụ thể gửi trong thời gian sớm nhất để hai bên cùng thảo luận có thể để đi đến thống nhất những chương trình và hoạt động cụ thể vào thời gian tới.
Trong thời gian làm việc tại Thụy Điển, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng đã thông báo với các đối tác đến làm việc về kế hoạch tổ chức Liên hoan quốc tế về ngành nghề thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội năm 2023 và mong được đón các bạn tới tham dự cũng như hợp tác trong quá trình tổ chức sự kiện.
IKEA là một tập đoàn rất chú trọng vào phát triển chuỗi giá trị bền vững, hiện tại đang quan tâm đến chuỗi giá trị mây tre lá, gỗ… IKEA cũng rất quan tâm đến các doanh nghiệp xã hội, đặc biệt doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ và làm việc với các cộng đồng yếu thế để không ai bị bỏ lại phía sau.
Bài và ảnh Tùng Đinh - Thanh Huyền
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 | 22/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:22 | 13/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề
15:53 | 08/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề
08:10 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề
08:00 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay
14:20 | 10/08/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề: Ứng dụng công nghệ thông tin - Giành nhiều lợi thế trên thị trường
09:39 | 08/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống
08:00 | 06/08/2023 OCOP

Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam”
15:57 | 04/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay
10:51 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:47 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
09:09 | 14/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Các làng nghề, doanh nghiệp, người dân: Ứng dụng khoa học công nghệ - Sản phẩm nông nghiệp sẽ đột phá, lan toả đến bạn bè thế giới
09:41 | 15/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Quảng Trị: Phát huy vai trò HTX nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
09:35 | 09/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Gắn nông nghiệp với phát triển du lịch làng nghề
09:34 | 08/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 | 01/06/2023 Nghiên cứu trao đổi

Luật sử dụng năng lương tiết kiệm hiệu quả và các chính sách tác động đến làng nghề Việt Nam
11:46 | 18/05/2023 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn
10:49 | 26/04/2023 Nghiên cứu trao đổi

Cần có sáng tạo đột phá cho sản phẩm Làng nghề
09:04 | 09/03/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng giai cấp nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra
13:53 | 02/03/2023 Nghiên cứu trao đổi

Nghị quyết 29 TW 6 Khóa XIII Đột phá vị thế kinh tế tư nhân
09:34 | 17/02/2023 Nghiên cứu trao đổi



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










