Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng - Kiến tạo một cột mốc mới cho bản đồ nghệ thuật thế giới
Là kỹ sư xây dựng nhưng đam mê nghệ thuật. Giờ đây, nghệ nhân trẻ Bùi Văn Tự đã có không ít những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo của riêng mình. Anh là người đầu tiên tại Việt Nam thể hiện một loại hình nghệ thuật hoàn toàn khác biệt mang tên nghệ thuật điêu khắc ánh sáng. Những tác phẩm điêu khắc ánh sáng mang tính thị giác độc đáo. Nói là điêu khắc ánh sáng, nhưng thật ra sản phẩm cuối cùng, chủ thể chính lại nằm ở phần trong bóng tối. Bởi vì khi ánh sáng rọi vào vật chủ, phần bóng tối trên bức tường mới là hình hài mà người nghệ sĩ muốn chuyển tải
Gọi Bùi Văn Tự là nghệ nhân cũng được, mà nghệ sĩ cũng không sai. Những tác phẩm của nghệ nhân trẻ thế hệ 9X đã khiến những người yêu nghệ thuật ngạc nhiên và thán phục. Đó là cách nghệ thuật “đuổi hình bắt bóng”, còn rất mới lạ ở Việt Nam.
Hành trình từ một kiến trúc sư trở thành nghệ nhân điêu khắc ánh sáng
“Thời còn là sinh viên, khi đi làm thêm về dựng và trang trí non bộ tiểu cảnh, một lần mình để ý thấy bóng của hòn non bộ in lên tường rất giống hình con gấu. Từ đó, mình chợt nảy ra ý nghĩ tại sao không thử kết hợp nghệ thuật sắp đặt, tạo hình với ánh sáng để tạo nên một làn gió mới mẻ hơn.” – Anh Tự nói.
Sau khi tốt nghiệp đại học, dù đã làm nhiều công việc khác nhau như: kỹ sư xây dựng, thợ làm gốm hay Giám đốc sáng tạo trong công ty về thủ công mỹ nghệ, .. Nhưng niềm đam mê và hoài bão bấy lâu vẫn còn đang ấp ủ vẫn chưa được thực hiện. Ngày anh làm việc ở cơ quan còn tối đến vẫn tranh thủ thời gian theo đuổi con đường nghệ thuật của riêng mình. Ban đầu, anh dùng xi măng để tạo nên tác phẩm “Người mẹ” - một bức tượng có hình con chim mẹ mớm mồi cho chim con, khi chiếu đèn vào, bóng hắt lên tường sẽ là hình ảnh người mẹ đang bế con. Để làm tác phẩm này, anh mất đến gần 4 tháng mới hoàn thành. Trải qua rất nhiều thử nghiệm, để thể hiện niềm đam mê nghệ thuật, Bùi Văn Tự quyết tâm theo đuổi bộ môn điêu khắc mới lạ này.
Hành trình kiên trì tìm tòi và nghiên cứu, hành trình của anh cuối cùng đã được ghi dấu. Năm 2014, khán giả cả nước biết đến cái tên Bùi Văn Tự và Điêu khắc Ánh sáng qua cuộc thi “Vietnam’s Got Talent” và nhận được nút Vàng từ giám khảo Hoài Linh. Sự ủng hộ của ban giám khảo và khán giả trong chương trình đã giúp cho anh có thêm dũng khí theo đuổi con đường nghệ thuật của riêng mình. Để có 10 phút tỏa sáng trên sân khấu, là khoảng thời gian phấn đấu từ năm 2010 cho tới ngày nay. Chặng đường nghiên cứu và phát triển loại hình nghệ thuật mới này đã có những lúc gián đoạn. Cho đến năm 2020, anh mới chính thức khởi nghiệp và dành toàn bộ thời gian cho nghệ thuật điêu khắc ánh sáng. Những tác phẩm đang hiện hữu giờ đây là “những trái ngọt” mà Bùi Văn Tự gặt hái sau những khó khăn, gian lao.
![]() |
Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng đòi hỏi người làm phải có tư duy hình ảnh và sức tưởng tượng tốt mới có thể biến những chất liệu vô tri trở nên có hình thù sống động. |
Gỗ lũa và Gốm là chất liệu anh Tự lựa chọn để tạo nên những tác phẩm mang tính dân gian và tự nhiên. Nó dễ trưng bày trong mọi không gian khi kết hợp với ánh sáng, ý đồ và thông điệp nghệ thuật phản chiếu đằng sau sẽ tạo một ấn tượng thị giác đặc biệt.
Chia sẻ là quá trình sáng tạo tác phẩm của mình, anh Bùi Văn Tự nói: “Trong lúc sáng tác có lúc mình tắt đèn có lúc mình bật đèn để xác định góc độ và sự biến dạng mỗi chất liệu. Ví dụ như gốm sau khi mình tạo hình xong sẽ đến công đoạn mình sấy khô, làm men rồi mới tạo ra thành phẩm. Gỗ sau khi mình điêu khắc xong thì có thể làm sạch bằng cách đánh giấy ráp để tác phẩm chỉnh chu hơn. Quan trọng hơn là viết được nội dung cho tác phẩm để tạo nên giá trị cảm xúc.“
Bùi Văn Tự cho biết, anh thường tìm nguồn cảm hứng sáng tạo tác phẩm từ chính những con người anh có duyên gặp trong cuộc sống, hoặc hình ảnh về đức Phật; câu chuyện về người mẹ, chân dung danh nhân, nghệ sĩ, doanh nhân thành đạt, nhãn hiệu, thương hiệu…
Bên cạnh đó, anh còn có ý định phát triển dòng sản phẩm điêu khắc ánh sáng làm quà tặng. “Tôi hy vọng sẽ có điều kiện và cơ hội để sáng tạo những tác phẩm điêu khắc ánh sáng có giá trị, tác phẩm nghệ thuật làm đẹp cho mình, cho người và xã hội, đồng thời giới thiệu được những sản phẩm độc đáo đến với đông đảo người yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế”, nghệ nhân Bùi Văn Tự mong muốn.
Đến thăm không gian xưởng gốm của nghệ nhân Bùi Văn Tự nằm tại tầng trệt của Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt đường Bát Tràng. Trong khuôn viên rộng rãi để mọi người đến trải nghiệm công việc của người thợ gốm…Một tác phẩm làm chúng tôi chú ý đến cũng là tác phẩm mà anh tâm đắc nhất “Kim Ngưu-Chấn hưng cơ nghiệp”, tác phẩm đầu tiên anh làm bằng gốm Bát Tràng, món quà dành riêng cho Xuân Tân Sửu năm 2021với số lượng giới hạn là 221 bản đặc biệt. “Hình ảnh con trâu vàng nằm an nhàn dưới lũy tre xanh vốn rất gần gũi, thân thuộc trong văn hóa Việt, chung quanh con trâu là những đồng tiền vàng tạo cho người xem cảm giác no đủ, bình yên.
Nhưng khi chiếu ánh sáng vào, bóng của bức tượng trâu vàng nằm dưới lũy tre xanh hắt lên thành hình một chiếc thuyền buồm thì lại ra câu chuyện của hiện tại, đó là công việc, là mô hình kinh doanh, doanh nghiệp…, ai cũng muốn “thuận buồm xuôi gió”. Chiếc thuyền buồm căng gió cũng tượng trưng cho ý nghĩa vươn ra biển lớn”, nghệ nhân Bùi Văn Tự lý giải.
![]() |
Tác phẩm điêu khắc ánh sáng thể hiện chân dung nhà hóa học Alfred Nobel. |
Một trong những sự kiện lớn nhất của nghệ nhân Bùi Văn Tự sau hơn một thập niên theo đuổi loại hình nghệ thuật độc đáo này là buổi Triển lãm Ánh sáng tri thức năm 2022. Triển lãm tập hợp 12 tác phẩm là chân dung của 12 nhà khoa học, danh họa, nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới như Albert Einstein, Nikola Tesla, Leonardo da Vinci, Ludwig van Beethoven...Tại triển lãm, tác giả Bùi Văn Tự chia sẻ: "Tôi luôn tìm kiếm những thể hiện mới mẻ cho từng câu chuyện. Tôi tìm thấy cảm hứng ở ánh sáng, thứ đưa tôi vào cõi mê hoặc. Những tác phẩm ở triển lãm lần này phần nào là tâm hồn của tôi".
Nghệ nhân trẻ 9X Bùi Văn Tự giải thích, chân dung mỗi người là một kiệt tác độc bản, hội tụ của ba dòng chảy: thời gian, không gian và tâm thức. Vì vậy việc thể hiện một tác phẩm chân dung không chỉ đơn thuần là "mô tả lại các thông số giải phẫu trên gương mặt". Người nghệ sĩ cần thể hiện những nét cá tính của nhân vật, thể hiện những thăng trầm của cuộc đời họ. |
Nghệ nhân Bùi Văn Tự chia sẻ, hy vọng sự dấn thân, tìm tòi của anh trong một loại hình nghệ thuật mới này sẽ khơi gợi cảm hứng tới các bạn trẻ về khao khát tìm lối đi cho riêng mình..
Hình bóng Người mẹ thiên nhiên được tạo ra từ những phế liệu vứt đi, đây là tác phẩm mà nghệ nhân Bùi Văn Tự đã mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện. |
Anh luôn quan niệm mỗi một tác phẩm nghệ thuật đều là một người bạn, là tri kỷ của mình. Anh dành hết tâm huyết và thời gian cho nó, vì vậy mỗi tác phẩm của anh đều hàm chứa những thành tố giống như con người. Đó là Thân-Tâm-Tuệ; Thân ở đây là kỹ thuật chế tác, hay có thể xem là hình ảnh khắc lên gỗ, Tâm là cảm xúc, tâm hồn người nghệ nhân, là phần bóng hiện lên tường, còn Tuệ là tư duy, sáng tạo. Trong điêu khắc thì phần Tuệ được tượng trưng bởi ánh sáng, ngọn đèn. Ngọn đèn soi vào Thân sẽ thấy được Tâm. Đó là giá trị cốt lõi của nghệ thuật điêu khắc ánh sáng.
Bùi Văn Tự chia sẻ: “Tôi tìm thấy cảm hứng ở ánh sáng, thứ đưa tôi vào cõi mê hoặc. Những tác phẩm ở triển lãm lần này phần nào là tâm hồn của tôi. Trong tương lai, tôi muốn điêu khắc ánh sáng sẽ dùng để kể những câu chuyện về con người Việt. Không chỉ để bạn bè trong nước lắng nghe mà còn lan tỏa ra bạn bè quốc tế”.
Thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, nghệ sĩ Bùi Văn Tự đã sáng tạo một tác phẩm từ phế liệu, vỏ chai, nắp bia, lọ tương ớt… Khi ánh sáng rọi vào lại hoá một thiên thần đang cố níu kéo trái đất, cứu thế giới khỏi cơn đại dịch. Ánh sáng – bóng tối giống như âm và dương, qua tác phẩm nghệ sĩ hi vọng sẽ thức tỉnh cộng đồng trước cuộc chiến ngày càng khốc liệt với đại dịch và các vấn đề thiên nhiên.
![]() |
Một tác phẩm về tâm linh của anh Bùi Văn Tự. |
Dưới bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của người nghệ nhân cùng sự trợ giúp của ánh đèn, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc ánh sáng bằng nhiều chất liệu đã ra đời. Du khách đến tham quan sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy những khúc gỗ lũa được anh chạm khắc thành tác phẩm nghệ thuật, hay mảnh ghép của phế liệu được anh tạo thành những bức tượng… Ban đầu, những tác phẩm trông có vẻ kỳ dị nhưng khi chiếu đèn vào, chúng trở nên lung linh, huyền ảo.
Sự kết hợp giữa tác phẩm điêu khắc và ánh sáng đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn mới, khác xa so với các tác phẩm điêu khắc mà mọi người nhìn thấy khi chưa chiếu sáng. Nói là điêu khắc ánh sáng, nhưng thực ra sản phẩm cuối cùng lại chính là “phần bóng tối”. Khi ánh sáng rọi vào vật chủ, phần bóng tối trên bức tường là hình hài mà nghệ sĩ muốn chuyển tải. Đó là cách nghệ thuật “đuổi hình bắt bóng”, mà ở Việt Nam gần như chưa từng có.
Bắc Ninh: Làng nghề Phù Khê - Nơi lưu giữ tinh hoa nghệ thuật chạm khắc "Độc”, lạ - nghề điêu khắc trên gốc tre ở phố cổ Hội An Nghề điêu khắc Làng Túc |
Cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn
10:34 | 12/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam
13:35 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên
08:57 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội
15:56 Tin tức

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 Làng nghề, nghệ nhân

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn
14:16 Tin tức

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam
09:00 Tin tức

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 Nghiên cứu trao đổi










