Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
Sinh năm 1987 tại Cụm 4, xã Thọ An – vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, Trần Văn Việt lớn lên giữa những ngôi đình cổ kính, những mái chùa nhuốm màu thời gian và những bức tượng Phật, tượng Mẫu kỳ vĩ. Những hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tâm thức cậu bé từ thuở thiếu thời và sớm gieo mầm cho một tình yêu đặc biệt với nghề chạm khắc.
Năm 14 tuổi, Việt đã bắt đầu học nghề tại làng, dưới sự chỉ dạy của các nghệ nhân lão luyện. Sự nhanh nhạy và đôi tay khéo léo giúp cậu học trò nhỏ sớm bộc lộ năng khiếu vượt trội. Việt chăm chú luyện tập từ vẽ, nặn hình bằng đất sét đến những đường đục đầu tiên trên đá thô. Từng vết dao, từng nét tạc không đơn thuần là kỹ thuật, mà dần trở thành thứ “ngôn ngữ” Việt dùng để thể hiện cảm xúc và tâm hồn mình.
![]() |
Năm 2002, khi Việt có cơ hội học việc tại xưởng đá của nghệ nhân Bùi Đình Quang – người từng được trao giải “Bàn tay vàng đá quý Việt Nam”. Ngay trong tuần đầu tiên, Việt đã hoàn thành bài kiểm tra năng khiếu, việc mà người khác cần đến ba tháng. Chính sự xuất sắc đó nên thầy Quang tin tưởng giao cho anh một viên đá saphia lớn bằng bát ăn cơm để thử sức chạm khắc tượng Di Lặc. Và chỉ sau một tuần, sản phẩm đầu tay trên đá quý ra đời, mở ra cánh cửa lớn cho chàng trai trẻ trong thế giới điêu khắc đá.
Hành trình khổ luyện, bén duyên ngọc quý
Từ năm 2002 đến 2010, Việt vừa học văn hóa, vừa miệt mài theo đuổi nghề tại quê nhà. Việt học cách hiểu “cái hồn” của từng loại đá: viên thì thô ráp, viên lại méo mó, sắc màu cũng không đều. Phải quan sát tinh tường, đo đạc tỉ mỉ, rồi dùng trí tưởng tượng để vẽ lên bản phác thảo trong đầu trước khi bất kỳ mũi khoan nào chạm vào bề mặt đá. Chạm vào đá cũng như trò chuyện với một cá thể sống – phải lắng nghe để khai mở vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong.
Có tay nghề điêu khắc thành thạo, năm 2010, Việt đầu quân cho Công ty đá quý Việt Nhật tại Thanh Xuân (Hà Nội), nơi đây, Việt được tham gia chế tác các đơn hàng cao cấp, trong đó có nhiều sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài. Đây là quãng thời gian quý báu giúp anh nâng cao tay nghề, học hỏi kỹ thuật hiện đại và tiếp cận yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.
Sau 2 năm đi làm thợ, Việt học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý và muốn về quê khởi nghiệp trên chính quê hương của mình. Nghĩ là làm, năm 2012, Việt quyết định trở về quê nhà, thành lập Cơ sở điêu khắc chế tác đá quý Việt Trang tại xã Thọ An. Việt dành toàn bộ tâm huyết để đưa cơ sở của mình phát triển, trở thành “lò nghệ thuật”, biến những khối đá thô trở thành tác phẩm tâm linh tinh xảo. Với phương châm “vừa bảo tồn nghề, vừa sáng tạo những tác phẩm phù hợp thị hiếu, thời đại”.
![]() |
Anh Trần Văn Việt (thứ 3 từ trái qua) được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề, |
Chế tác sản phẩm tinh xảo
Trải qua hơn hai thập kỷ theo nghề, Trần Văn Việt đã chế tác hàng trăm sản phẩm tinh xảo từ đá quý, đá bán quý, ngọc phỉ thúy, thạch anh, canxidon, mã não, ruby và saphia… Tác phẩm nào cũng thấm đẫm hơi thở của tâm linh và văn hóa Việt.
Một trong những công trình tiêu biểu của Trần Văn Việt là 23 bức tôn tượng bằng Ngọc Bích Canada đặt tại chùa Nở (xã Tiên Nữ, TP Hải Phòng), bao gồm tượng A Di Đà, Di Lặc, Quan Âm và Thích Ca Mâu Ni. Đây là những bức tượng có độ khó cao, yêu cầu kỹ thuật tách màu, xử lý chất liệu và tạo hình đạt mức độ chuẩn mực cả về nghệ thuật lẫn phong thủy.
Ngoài ra, các tượng phong thủy như Quan Âm Long Đầu bằng ruby Nam Phi, Di Lặc Ngũ Phúc, Quan Âm Tự Tại bằng phỉ thúy, Liên Hoa Phật bằng saphia đỏ-trắng… đều được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về độ tinh xảo, thần thái và giá trị nghệ thuật.
Điều đặc biệt là anh không chỉ đơn thuần chế tác theo mẫu, mà thường sáng tạo ra thiết kế mới, tinh tế hơn, hợp thời hơn, nhưng vẫn giữ được “cái hồn” truyền thống.
Anh Trần Văn Việt chia sẻ: “Cái khó nhất là vừa cải tiến để hợp thị hiếu, vừa giữ được nét xưa. Nếu mất đi cái chất cổ truyền thì dù đá có quý đến đâu cũng chỉ là món hàng, không còn là nghệ thuật.”
![]() |
Trở thành nghệ nhân
Với những đóng góp bền bỉ và dấu ấn sâu sắc trong ngành điêu khắc đá quý, ngày 21/11/2020, Trần Văn Việt vinh dự được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam”. Đây không chỉ là sự công nhận dành cho đôi bàn tay tài hoa, mà còn là sự ghi nhận cho sự đóng góp của anh trên hành trình góp phần bảo tồn nghề truyền thống điêu khắc.
Những thành công của Nghệ nhân Trần Văn Việt trở thành niềm tự hào không chỉ của làng nghề Thọ An mà còn của cộng đồng thợ điêu khắc đá trên cả nước – những người vẫn âm thầm gắn bó với chất liệu “lạnh giá” nhưng mang lại giá trị “nóng hổi” của văn hóa Việt.
Tâm huyết truyền nghề cho thế hệ trẻ
Thành công với nghề nhưng Nghệ nhân Trần Văn Việt không giữ nghề cho riêng mình, mà luôn sẵn long truyền nghề cho thế hệ trẻ. Anh mở rộng xưởng sản xuất, kết hợp đào tạo nghề để nhiều người được học nghề hơn. Từ năm 2012 đến nay, anh đã hướng dẫn và truyền nghề cho hơn 100 học viên, chủ yếu là thanh niên tại địa phương và các tỉnh lân cận. Nhiều người trong số đó đã thành thạo, tự lập nghiệp hoặc “đầu quân” làm việc luôn tại xưởng của anh.
Anh không chỉ dạy kỹ thuật mà còn truyền lửa đam mê với nghề, trách nhiệm với môi trường, với bản sắc văn hóa dân tộc. Với Việt, mỗi người theo nghề cần hiểu rõ: “Làm nghề truyền thống không phải để kiếm sống đơn thuần, mà là để sống với một di sản, gìn giữ nó và làm cho nó ngày càng đẹp hơn.”
Từ những tiếng lách cách đầu tiên lên một vật thể không có hồn cho đến khi hoàn thiện tượng Phật bằng ngọc quý, Trần Văn Việt đã chứng minh rằng – chỉ cần có tâm với nghề, đá cũng có thể nở hoa. Anh không chỉ là nghệ nhân điêu khắc, mà là người nghệ sĩ đích thực – sống, yêu và sáng tạo bằng cả trái tim để lưu giữ linh hồn đá Việt. |
Tin liên quan

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức lễ phong tặng Nghệ nhân và các danh hiệu Làng nghề Việt Nam đợt 2 lần thứ XI năm 2024
12:00 | 13/04/2025 Tin tức

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân