Nghệ nhân, làng nghề chuyển hướng bán hàng trực tuyến
Với khoảng 300 hộ gia đình tham gia sản xuất và kinh doanh, Vạn Phúc (Hà Nội) là một trong những làng nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng nhất của cả nước.
Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội dệt lụa Vạn Phúc cho hay: Bên cạnh hoạt động kinh doanh tại chỗ, làng nghề đã chủ động chuyển hướng sang kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử và tổ chức mô hình bán hàng trực tuyến theo nhóm.
Theo đó, một số cơ sở sản xuất như lụa Lan Sơn, Phương silk, Phúc Hưng, Phong Thư silk… lập các nhóm bán hàng trên mạng xã hội liên kết hơn 100 hộ gia đình chuyên cung cấp nguyên liệu, sản xuất và kinh doanh thương mại. Từ nhóm này, các thành viên chủ động tìm được nguồn nguyên liệu, giới thiệu những mặt hàng do chính cơ sở sản xuất. Với những dữ liệu trong nhóm, các cơ sở chuyên làm thương mại sẽ tập trung quảng cáo, kết nối với người mua có nhu cầu. Các hộ kinh doanh còn tận dụng nền tảng công nghệ để tư vấn, bán hàng trực tuyến.
![]() |
“Bên cạnh đó, làng nghề Vạn Phúc cũng tích cực đưa những sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Tất cả sản phẩm được dán tem nhãn "Lụa Vạn Phúc", được bảo hộ độc quyền tới người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế”, ông Phạm Khắc Hà nói.
Hay với làng nghề gốm sứ Giang Cao (Hà Nội), ông Đặng Đình Túc, Trưởng Ban đại diện của làng nghề cho biết: Bán hàng qua kênh online đang chiếm khoảng 26% trong cơ cấu kênh tiêu thụ.
Sản phẩm của làng đang được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất giới thiệu, quảng bá và tiếp thị sản phẩm trên các ứng dụng điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, trên trang bán hàng như Shopee, Lazada...
Dù vậy, ông Đặng Đình Túc cũng chỉ ra: Trên các kênh tiêu thụ online sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề còn yếu so với sản phẩm cùng loại đến từ các nước khác. Nguyên do, sản phẩm của Giang Cao chậm đổi mới mẫu mã, thiếu tính sáng tạo, thiếu tính thương mại, khó sản xuất hàng loạt. Việc sáng tác mẫu mã sản phẩm hầu hết tự phát, chưa có cơ sở tập trung để cho nghệ nhân, thợ giỏi sáng tác, thiết kế mẫu mã. Thiếu liên kết giữa làng nghề với các viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà chuyên môn ngành thủ công mỹ nghệ.
“Xu thế sản xuất gốm sứ hiện nay là thay đổi mẫu mã rất nhanh, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm phải cập nhật và thích ứng”, ông Đặng Đình Túc cho hay.
Trên thực tế, việc bán hàng online đang được các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh tại làng nghề “bắt trend” tuy nhiên hếu hết đang được thực hiện một cách tự phát, người bán hàng chưa có kỹ năng, chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp. Do vậy, mất nhiều thời gian để tiếp cận với khác hàng, hiệu quả chưa cao.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Phát triển làng nghề, để bán hàng online đạt hiệu quả, làng nghề cần các bước tiếp cận và cách bán hàng trực tuyến phù hợp.
Theo đó, về lựa chọn sản phẩm bán trực tuyến, có 3 cách mà hầu hết những người bán hàng tìm kiếm nguồn sản phẩm: Tự làm, bán buôn và vận chuyển tận nơi. Mỗi phương pháp đều có những lợi ích và hạn chế riêng. Dù chọn phương pháp nào, khi nghĩ về cách bán một sản phẩm trực tuyến hãy tìm kiếm những sản phẩm chúng ta có thể nắm bắt giá trị, có tiêu chuẩn và đáp ứng được nhu cầu trên thị trường.
Người bán cũng cần xác định thị trường mục tiêu cho sản phẩm, bởi thị trường cho bán hàng trực tuyến rộng lớn nhưng cạnh tranh quyết liệt, phương thức tốt nhất là phát triển thị trường ngách và đảm bảo khả thi. Để tìm được thị trường ngách, người dân làng nghề có thể sử dụng một số công cụ như: Tra cứu về xu hướng trên google, tham gia các nhóm truyền thông xã hội và cộng đồng trực tuyến liên quan đến thị trường, kiểm tra sự cạnh tranh của sản phẩm, sử dụng công cụ để kiểm tra độ lớn của thị trường ngách.
Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh làng nghề cần thực hiện nghiên cứu thị trường; nhận dạng thương hiệu cho sản phẩm kinh doanh trực tuyến; xây dựng và phát triển một cửa hàng trực tuyến; thiết lập các quy trình thanh toán, vận chuyển và giữ liên lạc; tiếp tục điều chỉnh cách tiếp cận để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiện đã có nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh làng nghề đã sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử, tạo các kênh bán hàng online... , hy vọng các làng nghề sẽ tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để các làng nghề có thể tìm hướng đi mới trong bối cảnh hiện nay thì các đơn vị cần sự chủ động, phát huy nội lực và vẫn còn nhiều khó khăn cần phải khắc phục…
Tin liên quan

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hội chợ Xúc tiến thương mại HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2025, cơ hội kết nối, lan tỏa giá trị vùng miền
09:45 | 24/06/2025 Xúc tiến thương mại

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề