Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân gốm da chu truyền nghề cho thế hệ trẻ

LNV - Nghệ nhân ưu tú Đặng Trần Hiền, 64 tuổi, ở số 5/40 Lạch Tray, quận Ngô Quyền TP Hải Phòng là người duy nhất thừa kế và nắm giữ bí quyết làm ra các sản phẩm gốm da chu nổi tiếng của cha ông truyền lại. Ông luôn trăn trở, mong sao tiếp tục truyền nghề lại cho thế hệ trẻ kế tục duy trì, phát triển.

Nay tuổi đã cao, nhưng nghệ nhân ưu tú Đặng Trần Hiền vẫn dồn tâm huyết nghiên cứu, chế tác những sản phẩm gốm thủ công độc đáo, tinh xảo hơn. Đi với đó, ông luôn trăn trở, mong sao có điều kiện để tiếp tục truyền nghề lại cho thế hệ trẻ kế tục duy trì, phát triển mà vẫn chưa thực hiện được.

Nghệ nhân Đặng Trần Hiền đắp tượng họa sỹ Thọ Vân
Nghệ nhân Đặng Trần Hiền đắp tượng họa sỹ Thọ Vân

Vào ngày đầu tháng 9/2023 chúng tôi đến gặp ông ở lò gốm tại gia " Đặng Trần Tâm" khi ông vừa cho ra lò một tác phẩm gốm độc đáo mới nhất có tên là " Mai giàng tiền".

Đây là bộ ấm chén pha trà gồm 7 món có 2 lớp được trổ thủng với những hoa văn nhỏ li ti cực kỳ tinh xảo.

Ông cho hay: Để có được tác phẩm này ông đã mất nhiều tháng nghiên cứu, thử nghiệm và cũng đã không ít lần thất bại. Bởi công nghệ chế tác hoàn toàn thủ công, yêu cầu độ chính xác rất cao, mọi chi tiết đều phải cắt, gọt, tỉa, trổ bằng tay nếu chỉ sai sót một chút là hỏng sản phẩm và thời gian thực hiện cũng không thể kéo dài vì phôi đất sét nhanh khô, không thể tiếp tục thực hiện được, rồi công đoạn nung cũng phải rất cẩn trọng vì nó rất mỏng. Tuy đây không phải là tác phẩm đầu tiên trong số các tác phẩm tinh xảo mà tôi đã chế tác thuộc dòng gốm da chu 2 lớp. Tuy nhiên, tác phẩm này rất khó thực hiện thành công nếu người thợ gốm không có kinh nghiệm, tính kiên trì, tỉ mỉ và đôi bàn tay điêu luyện.

Nghệ nhân gốm da chu truyền nghề cho thế hệ trẻ

Ông Hiền cũng cho hay, đã có một người khách khi biết tôi vừa hoàn thành sản phẩm này đã đến xem và đề nghị để lại cho họ với giá 20 triệu đồng. Điểm đặc biệt của bộ ấm chén này là khi pha trà cách nhiệt rất tốt, không bị nóng ra ngoài, trà pha để cả ngày không bị biến chất, không nồng, lọ đựng trà để lâu không bị mốc...sản phẩm không có độc tố vì được làm từ 100% đất sét đã được tuyển chọn kỹ, không pha trộn phẩm màu hay tráng men. Đây cũng là điểm chất lượng chung của tất cả các sản phẩm gốm da chu do lò gốm gia đình tôi làm ra...

Trong căn nhà cấp 4 chưa đầy 40 m2 lụp sụp, mái lợp tôn, tường không trát nham nhở, ông Hiền cho biết căn nhà này được xây từ nhiều chục năm trước vừa là nơi trưng bày các sản phẩm gốm và cũng là xưởng nghiên cứu, sản xuất. Tại đây trưng bày hàng trăm tác phẩm gốm da chu do bố ông và ông chế tác từ trước trở về đây như: những bức tượng, lọ hoa, ấm chén, lọ đựng trà các loại, đỉnh để đốt hương trầm... Tất cả đều có màu nâu đỏ đặc trưng của gốm da chu. Cùng những bộ huy chương, bằng khen, giải thưởng...trong và ngoài nước mà bố ông (cố nghệ nhân Đặng Trần Tâm) và ông được trao tặng.

Nghệ nhân gốm da chu truyền nghề cho thế hệ trẻ

Ông Hiền chia sẻ: Từ thập niên 70, bố ông, cố nghệ nhân Trần Tâm sau nhiều năm tìm tòi học hỏi, nghiên cứu, lao tâm khổ tứ đã cho ra lò nhiều sản phẩm gốm da chu rất được ưa chuộng, không những tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đi các quốc gia khác như Liên Xô (cũ), Nhật Bản và một số nước trong khu vực. Đặc biệt năm 1979 Tổng bí thư Lê Duẩn đã trực tiếp đến thăm xưởng, khen ngợi và động viên bố tôi tiếp tục nghiên cứu, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nữa để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu...Với những sản phẩm gốm da chu độc đáo, chất lượng cao bố tôi đã vinh dự được vinh danh là 1 trong 10 thợ giỏi của cả nước. Những năm đó tôi được bố cho tham gia cùng ông sản xuất các sản phẩm gốm xuất khẩu và được ông truyền dạy cho một số những bí quyết, kinh nghiệm làm nghề cơ bản.

Năm 2003 do sức khỏe yếu nên bố tôi không thể tiếp tục làm nghề được và lò gốm cũng phải tạm dừng hoạt động. Một mình không thể cáng đáng được nên tôi đành phải chuyển sang nhiều nghề khác để kiếm sống. Năm 2005 bố tôi mất. Trước lúc lâm chung ông đã căn dặn và mong muốn tôi tiếp tục kế nghiệp, phát triển nghề gốm của gia đình và truyền lại cho đời sau.

Vì thế, năm 2006 tôi quyết định gây dựng lại lò gốm. Tuy nhiên, ban đầu đã gặp phải không ít những khó khăn vì khi bố tôi ra đi có nhiều bí quyết nghề mà ông không kịp truyền lại...Sau hơn 2 năm trở lại làm nghề, với không ít lần lò xây xong phải đập đi xây lại...Nhưng với sự nỗ lực và sự động viên trợ giúp của gia đình nhất là người bạn đời của tôi (bà cũng là học trò học nghề tại lò gốm của gia đinh tôi từ thời chúng tôi chưa lấy nhau)...Và rồi những mẻ gốm da chu cũng ra đời, chất lượng không thua kém những sản phẩm trước đây.

Nghệ nhân gốm da chu truyền nghề cho thế hệ trẻ

Được biết những sản phẩm gốm da chu do cố nghệ nhân Trần Tâm và con trai là nghệ nhân Đặng Trần Hiền chế tác ra đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao. Như: năm 1980 tại hội chợ triển lãm ở Liên Xô cũ gốm da chu được nhiều người nước ngoài ngưỡng mộ, được vinh dự nhận giải thưởng của Đoàn thanh niên Côm-xô-môn; Giải Ba- giải thưởng sáng tạo kiểu dáng sản phẩm Golden-V (2006); Giải Khuyến khích tại Triển lãm- Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hải Phòng 2007; Cúp vàng tại Triển lãm hội thi mỹ thuật ứng dụng vùng duyên hải phía Bắc (2011) và rất nhiều giải thưởng khác. Năm 2016 ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Là người rất tâm huyết với nghề nên ông luôn nung nấu ý tưởng truyền dạy cho lớp trẻ kế tục, nhưng ông không có khả năng về tài chính. Năm 2007 cơ may đến với ông đó là một tổ chức bảo trợ của Australia đã đồng ý tài trợ cho dự án dạy nghề của ông 85.000 USD .nhớ lời dặn của người cha (nghệ nhân Đặng Trần Tâm) trước khi mất, nên ông đã về mở lớp dạy truyền nghề cho 50 học viên ở quê hương ông (xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Lớp dạy nghề đã thành công ngoài sự mong đợi. Sau khi kết thúc ông đã chuyển giao công nghệ cho xã rồi trở về Hải Phòng vừa tiếp tục nghiên cứu, sản xuất và mở lớp truyền dạy cho hơn 100 học viên, trong số học trò của ông có nhiều người đạt danh hiệu nghệ nhân, tiêu biểu như nghệ nhân dân gian Phạm Anh Vượng ở quận Lê Chân...Ngoài ra ông còn tổ chức trại sáng tác cho hội nghệ nhân qua đó ông đã chế tác ra nhiều tác phẩm đặc thù phục vụ cho mùa du lịch Hải Phòng 2013 như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, bến Tam Bạc, chùa Hàng ....nhiều tác phẩm đã đạt giải trong triển lãm và hội thi hoa phượng HANDMADE 2015 ...

Hiện nay ông rất mong muốn cùng các nghệ nhân tiếp tục mở các lớp dạy truyền nghề gốm da chu, điêu khắc cho lớp trẻ thành phố Cảng, nhưng lực bất tòng tâm vì không có địa điểm cũng như khả năng đầu tư tài chính nên rất mong có sự quan tâm của các cấp chính quyền Trung ương, thành phố, các nhà đầu tư có tâm huyết với các sản phẩm nghề gốm để duy trì, phát triển nghề độc đáo này không để bị thất truyền...

Thịnh Hải

Tin liên quan

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ

LNV - Làng gốm Gia Thủy, thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Việt Nam với lịch sử phát triển hơn 50 năm. Nơi đây lưu giữ và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật làm gốm, từ khâu chọn đất, tạo hình, đến kỹ thuật nung gốm độc đáo. Các sản phẩm của làng không chỉ mang giá trị sử dụng cao mà còn thể hiện đậm nét văn hóa dân tộc, với hoa văn và kiểu dáng truyền thống.

Tin mới hơn

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

LNV - Sáng ngày 7/4/2025 (tức ngày 10 tháng Ba năm Ất Tỵ) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 được trang trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, đỉnh Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

LNV - Là một trong 19 cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ. Đến bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đang cần mẫn may trang phục bên hiên cửa. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng khi “zoom” kỹ từng chi tiết hoa văn, đường thêu mới thấy được sự công phu, tinh xảo.
Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm qua, nghề đan đát ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân miền Tây sông nước. Tuy nhiên, khi công nghiệp ngày càng phát triển, làng nghề truyền thống này đang dần bị mai một là điều khó tránh khỏi. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường để khôi phục, phát triển làng nghề.
Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

LNV - Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Nghề ăn cơm dưới đất,  làm việc trên trời

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời

LNV - Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin khác

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

LNV - Trải qua bao thăng trầm, làng nghề dệt thổ cẩm của các nghệ nhân đồng bào Khmer ở ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, huyện Thọ Xuân luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích các địa phương gìn giữ và phát triển nghề. Việc duy trì và phát triển các làng nghề không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Mặc dù đã có công việc ổn định từ nghề môi giới bất động sản, nhưng anh Phạm Văn Bình (38 tuổi), ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vẫn quyết định về quê để gầy dựng nghề làm nước mắm gia truyền, với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

LNV - Chiều 7/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến thăm cơ sở trưng bày gốm sứ truyền thống của gia đình Rakhimov.
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.
Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Ngày giỗ tổ Hùng Vương 2025, sáng 3/4, tại thành phố Quy Nhơn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025 với chủ đề “Xứ Nẫu”.
Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

LNV - Yên Bái đang tập trung phát triển các làng nghề nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn một cách bền vững. Địa phương ưu tiên các ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông - lâm - thủy sản, kinh doanh sinh vật cảnh, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ nông thôn. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết không khuyến khích phát triển những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

LNV - Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

LNV - Sinh ra và lớn lên tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, (tỉnh Lào Cai), thấu hiểu giá trị của văn hóa dân tộc, nghệ nhân Đặng Hồng Khánh đã dành nhiều tâm huyết sưu tầm, lưu giữ và giảng dạy chữ Nôm Dao - loại chữ cổ đang dần mai một theo thời gian.
Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

LNV - Nằm giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen nổi danh với cái nôi của nghề rèn truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm. Đây là nơi mà người dân Nùng An đã giữ gìn và phát triển nghề rèn qua bao thế hệ, tạo nên những sản phẩm sắc bén, bền bỉ và chất lượng cao, được tin dùng trên khắp cả nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

LNV - Phù điêu Kala núi Bà có niên đại khoảng thế kỷ XIV, là di vật đạt đỉnh cao kỹ thuật tạo tác và nghệ thuật điêu khắc của văn hóa Chăm hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của một bảo vật Quốc gia và được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là bảo v
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

LNV - Theo báo cáo của Cục Thống kê, quý I/2025, trên cả nước, ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan ở cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

LNV - Sáng ngày 7/4/2025 (tức ngày 10 tháng Ba năm Ất Tỵ) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 được trang trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, đỉnh Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11

LNV - Tạp chí làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Giao diện di động