Nghề làm giấy bản của người Nùng
Người dân làm giấy bản.
Nằm sát trung tâm thị trấn Thông Nông (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), chỉ sau một hẻm núi là xóm Lũng Quang với mười mấy hộ dân đồng bào Tày Nùng thưa thớt. Tuy vậy, bản làng vẫn sầm uất, sung túc nhờ giữ được nghề làm giấy bản của ông cha.
Giấy bản tiếng Nùng còn gọi là chỉa sla. Cóm Lũng Ỏ, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) được nhiều người biết đến bởi nghề làm giấy bản. Đây là nghề có từ lâu đời. Đối với bà con vùng cao, giấy bản được dùng chủ yếu cho đời sống tâm linh. Để làm được sản phẩm giấy bản cần trải qua nhiều công đoạn thủ công cầu kỳ.
Nghề giấy bản ở đây đã được bà con người Tày, người Nùng gìn giữ, phát triển hàng trăm năm nay. Mùa xuân tới cũng là lúc những thớ giấy khoác lên mình diện mạo mới để thực hiện sứ mệnh kết nối tâm linh đặc biệt.
Từng lớp bột giấy mỏng được lắng trên khuôn, sau khi đủ độ dày nhất định sẽ được đưa lên.
Trước đây, sản phẩm giấy bản được đồng bào Nùng dùng để ghi chép, trang trí nhà, đậy thức ăn, làm tiền vàng mã. Ngày nay, cuộc sống hiện đại nhưng đồng bào vẫn dùng giấy bản vào việc làm vàng mã, bọc thức ăn hay để lau đồ dùng rất tốt. Trung bình một mẻ giấy bản dùng chừng 30 - 40kg nguyên liệu, làm ra được từ 400 - 500 tờ.
Theo những người già trong làng kể lại, không biết giấy bản có từ bao giờ, chỉ biết cha ông truyền từ đời này qua đời khác, những thế hệ sau tiếp nối những thế hệ trước.
Công đoạn ép giấy
Ông Trương Văn Bồng năm nay ngoài 60 tuổi nhưng vẫn gắn bó với nghề làm giấy. "Phần lớn bà con chúng tôi đều là nông dân, canh tác nông nghiệp trên núi, do làng thiếu nước, ít ruộng, rất khó khăn trong việc trồng trọt nên cứ đến mùa bóc vỏ mạy sla thì chúng tôi sẽ tập trung làm giấy", ông Bồng nói.
Người Tày, Nùng ở Cao Bằng thường làm giấy bản từ vỏ mạy sla (cây dưỡng), cây này thường mọc tự nhiên trên các triền đồi, núi cao.
Vào tháng 2, 3, 6, 7, bà con thường đi bóc vỏ vì thời điểm này, cây dễ bóc vỏ nhất. Sau đó, bà con tước bỏ phần vỏ đen rồi đem ngâm trong nước vôi trong khoảng 12 giờ. Sau khi ngâm nước vôi, phần vỏ này được rửa qua nước rồi đun lên khoảng 3 giờ, sau đó ngâm nước sạch khoảng 2 ngày.Tiếp đó, thanh niên trẻ, khỏe sẽ dùng gậy đập cho thật nát rồi đem xuống bể khuấy đều, thu được một loại nước màu vàng nhạt, đặc sánh. Trong quá trình khuấy, đem trộn cùng bã giã từ cây dây trơn nhằm làm cho giấy khi vào khuôn không bị dính. Giấy vừa lấy ở khuôn ra được ép nước và rải lên 2 mặt lò nóng, khoảng gần 1 giờ sau, giấy sẽ khô. Cuối cùng thu được một sản phẩm giấy bản có màu vàng nhạt, có độ mỏng vừa phải và dai.
Cũng theo ông Bồng, mùa cao điểm bán giấy bản trong năm là từ giáp Tết qua tiết Thanh Minh. Giấy bản mang một giá trị hết sức tôn nghiêm trong các phong tục văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng.
Giấy được phơi trên tường, đợi khô sẽ tách ra và xếp thành từng tệp.
Ngày nay, nhiều người đã chọn giấy bản để gói bọc các loại bánh, xôi, bỏng ngô, ... Ngoài đặc tính dai xốp, bền, không nhòe khi viết, vẽ, ít bị mối mọt hoặc giòn gẫy, ẩm nát, sản phẩm này cũng đảm bảo sự sạch sẽ bởi được làm hoàn toàn từ các thành phần tự nhiên, không dùng hóa chất hay thuốc tẩy rửa độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường.
Một điều đáng mừng là đến nay, giấy bản do bà con dân tộc Tày, Nùng làm ra không chỉ phục vụ nhu cầu trong tỉnh Cao Bằng mà còn được một số địa phương khác sử dụng thông qua các thương lái làm trung gian. Bên cạnh đó, từ khi tỉnh Cao Bằng triển khai Dự án “Tăng cường sinh kế cho người dân tộc thiểu số thông qua du lịch cộng đồng tại tỉnh Cao Bằng” đã khiến nhiều du khách biết tới giấy bản và đến tham quan, trải nghiệm những cơ sở làm giấy bản.
Tại các phiên chợ, giấy bản là một trong những sản phẩm không thể thiếu.
Những sản phẩm của bà con giờ không chỉ bán ở chợ phiên vùng cao, mà còn theo chân du khách tới nhiều thành phố, thậm chí nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này chẳng những tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, mà còn tạo điều kiện cho bà con giao lưu, trao đổi với thế giới bên ngoài, để thấy rõ giá trị của nghề truyền thống cần được giữ gìn, phát triển.
Bài và ảnh Minh Phú
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội