Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
Khoảng 10 năm trước đến làng Ngọc, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những khung cửi suốt dọc đường đi vào suối cá, những tấm vải trang trí nhiều hoa văn treo phấp phới với những gam màu nổi bật đung đưa theo gió thật gần gũi. Giờ đây, tất cả chỉ còn là hồi ức.
![]() |
Chân dung nghệ nhân bên tấm vải dệt thổ cẩm |
Bà Cao Thị Tiến, ở thôn Kim Mẫn, xã Cẩm Lương người có thâm niên 40 năm trong nghề dệt thổ cẩm cho biết: Trước đây, nghề dệt thổ cẩm rất phát triển vì nhà nào cũng dệt. Tôi được mẹ dạy cho nghề từ khi mới 14, 15 tuổi. Nhiều năm làm nghề nên tôi biết, tấm thổ cẩm dệt lên xấu hay đẹp phụ thuộc vào sự khéo léo và khả năng sáng tạo của mỗi người. Nhìn màu sắc, hoa văn sẽ biết sự tinh tế của người phụ nữ, biết tâm tư tình cảm của người phụ nữ đó, người phụ nữ đó có nghĩ tới ai không, có mong mỏi việc gì không. Trang phục nữ giới của người Mường bao gồm khăn quấn đầu, áo com và váy. Chàng trai Mường kén chọn vợ cũng dựa một phần vào các sản phẩm thêu dệt như cạp váy của các thiếu nữ làm ra. Nhìn vào cạp váy, có thể đoán biết được sự khéo léo, tinh tế của người con gái ấy. Gắn bó với nghề thổ cẩm hàng chục năm và yêu nghề như vậy, nhưng nay nghề chỉ còn là những hoài niệm. Đã từ lâu tôi không còn thói quen dệt áo, váy hay khăn nữa, bởi nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng nhất là sản phẩm làm ra không được thị trường đón nhận.
![]() |
Các nghệ nhân dệt tấm vải nhiều màu sắc và hoa văn |
Nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy đã tồn tại hàng trăm năm tuổi. Nghề phát triển ở 8 thôn trên địa bàn xã. Trong đó nổi bật nhất là thôn Muốt, vì có đến 98% dân số là người Mường. Ông Bùi Văn Luyện, trưởng thôn Muốt chia sẻ, 100% các hộ dân trong thôn đều tham gia dệt thổ cẩm, vì nghề này đã góp phần cải thiện cuộc sống gia đình. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, do sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, nên các hộ không còn mặn mà với nghề nữa. Đặc biệt là trong tình hình phát triển hiện nay của các ngành nghề khác có lời hơn, họ sẵn sàng chuyển nghề để chăm lo cuộc sống gia đình ổn định hơn.
Nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn huyện Cẩm Thủy trước nguy cơ mai một, các cấp, ngành của huyện, tỉnh cũng đã triển trai thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn giữ gìn, nhất là thực hiện nghiêm Quyết định số 4620/QĐ – UBND ngày 10/11/2015 của ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020” trong đó có việc bảo tồn nghề dệt thổ cẩm ở hai xã Cẩm Thành và Cẩm Lương. Trên cơ sở đó, huyện Cẩm Thủy đã có các chính sách khuyến khích đối với tổ chức, cá nhân tham gia bảo tồn phát triển nghề, như mở lớp đào tạo, dạy nghề dệt thổ cẩm cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, kết quả vẫn không mấy khả quan.
Vấn đề lớn nhất hiện nay là lớp nghệ nhân am hiểu nghề dệt tuổi ngày càng cao, sức càng yếu, trong khi đó, lớp trẻ lại không mặn mà với nghề. Hơn nữa đa số người Mường, nhất là lớp trẻ không còn mặn mà với những trang phục thường ngày của phụ nữ Mường. Họ chỉ mặc trang phục truyền thống vào những ngày lễ cưới xin, tết. Nghề dệt thổ cẩm cũng vì thế mà mai một dần theo năm tháng. Những nghệ nhân yêu nghề, tuổi cao cũng dần xa rời chiếc khung cửi, và họ lo rằng mai này những tấm vải nhiều màu sắc hoa văn độc đáo chỉ còn lại trong ký ức của người Mường ở Cẩm Thủy.
Tin liên quan

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm
08:51 | 22/04/2025 Môi trường
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định
15:44 Xúc tiến thương mại

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 Kinh tế

Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc
14:00 Tin tức

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức