Nghề dệt đũi ở Nam Cao
Làng nghề dệt đũi Nam Cao tọa lạc tại xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Là một tỉnh nằm ở đồng bằng ven biển phía Nam châu thổ sông Hồng.
Theo tư liệu ghi lại, nghề kéo đũi, dệt cửi tại đây có từ năm 1584. Khi đó, hai bà Từ Tiên và Từ An về quê cũ là làng Vân Xa, Bất Bạt (Hà Tây cũ) học nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo đũi, dệt cửi để về dạy cho con cháu; vừa làm nghề nông, vừa làm nghề thủ công để sinh sống. Công cụ sản xuất là khung cửi con cú, dùng chân đạp, tay đưa thoi.
![]() |
Mỗi sản phẩm đũi của Nam Cao đều có nét dân tộc, tính nghệ thuật cổ truyền dân gian của chúng. Ðó là những sản phẩm không phải sản xuất dây chuyền hàng loạt mà là hàng được làm thủ công đòi hỏi sự công phu cần mẫn của người nghệ nhân, mỗi một sản phẩm là cả một quá trình sản xuất đi từ nguyên liệu tự nhiên kết hợp với óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người Nam Cao.
Vải đũi của Nam Cao sản xuất ra hơi thô nhưng lại rất mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Để có được những tấm đũi mềm mại với những gam màu đất, nâu đỏ, tím tía … đó là cả những ngày lao động rất vất vả để từ những mảnh kén tằm, những gốc đũi tưởng chừng như chỉ còn là phế thải lại được những người thợ ở Nam Cao biến thành những tấm vải có giá trị thông qua rất nhiều công đoạn từ tẩy chuội, xe sợi, nhuộm màu…
![]() |
Sợi tơ, đũi được hình thành từ nhộng tằm. Người ta nuôi tằm để lấy kén, với cùng một loại kén này có thể tạo thành loại sợi tơ nhỏ hoặc sợi đũi to dùng để dệt vải lụa, vải đũi… Kén thì phải đều nhau và đẹp. Mà muốn được như thế thì công đoạn chăm nuôi phải rất kỹ lưỡng. Lá dâu nuôi tằm phải là lá dâu bánh tẻ, nghĩa là lá không được quá già hoặc quá non. Tằm được cho ăn lá dâu, khoảng 21 ngày thì chín.
Khi tằm chín vàng được bắc lên né, chuẩn bị đóng kén. Khi tằm đang đóng kén, người nuôi phải phơi nong tằm dưới nắng nhẹ sao cho kén khô, để khi ươm tơ kén không bị tan, cho sợi tơ vàng óng. Tổ to dày là tổ kén có chất lượng tốt.
Sau khi lấy kén, để kén được ngâm nước, khi kén ngấm nước vào, phải nấu khoảng 15 – 20 phút để nồi kén sôi, chín đều, cho thêm trấu vào và vùi khoảng 6 tiếng thì bắc ra. Sau khi kén nguội thì đem ngâm kén trong nước mát, rồi vắt khô. Thông thường một nồi kén sẽ dùng trong vài ngày, nếu kén chưa dùng luôn sẽ đem phơi dưới nắng nhẹ để bảo quản.
Để se được sợi đũi, người nghệ nhân phải ngâm kén đã chín trong chậu nước sạch. Công đoạn này phải kéo và se hoàn toàn bằng tay, một tay giữ kén, một tay kéo. Vừa kéo, bà Mùi vừa nắn chỉnh sự dày mỏng của sợi sao cho sợi đũi được đều, các mối nối giữa tổ kén phải chặt để khi dệt không bị tuột.
Khi có một cọng củi còn dính lại vào sợi đũi, người nghệ nhân phải dùng hai ngón tay nhặt đi để sợi đũi sạch sẽ. Độ mảnh của sợi đũi sẽ tùy thuộc vào từng loại sản phẩm cần làm.
Sợi đũi sau khi được kéo, người nghệ nhân mắc sợi đũi ướt vào tha, và quay đều theo chiều kim đồng hồ, sợi đũi dàn đều, thẳng trên mặt tha từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới tạo thành các vòng tròn để thuận tiện cho các công đoạn sau.
![]() |
Trước khi sợi đũi mang đi dệt, thì các nghệ nhân còn mang đũi đi nấu thật kỹ cho sợi mềm và tơi, tránh bị đứt trong quá trình dệt. Sau đó bó sợi đũi được mắc vào vầy và guồng.
Sợi đũi được cuộn vào ống sợi theo hình hoa chuối từ đầu to tới đầu nhỏ, từ trên xuống dưới, sau đó lại được đánh thành từng suốt nhỏ để cho vào con thoi dệt. Công đoạn tiếp theo là nối cửi hay còn gọi là khung cửi.
Công đoạn này được hiểu là nối sợi chỉ dọc vào khung cửi, đây là giai đoạn trung gian quan trọng nhất đòi hỏi người nối cửi phải có kinh nghiệm, chỉ cần một sai sót nhỏ khi nối cửi, khi dệt sẽ hỏng cả tấm lụa. Những hàng dệt được kiểm tra cẩn thận, đảm bảo độ thoáng mềm nhưng vẫn chắc chắn.
Khi phát hiện sợi đứt, hoặc ống sợi hết sợi, người nghệ nhân phải cho khung dừng để nối sợi và tiếp tơ. Cuối cùng, sau khoảng 2-3 ngày dệt, ống lụa dài khoảng 50m sẽ được tháo dỡ và may thành các thành phẩm như khăn mặt, áo dài, vest, khăn lụa, rèm hoặc vỏ chăn ga gối.
Nghề kéo đũi hay rút đũi hiện nay chưa có máy móc nào thay thế được, vẫn làm hoàn toàn thủ công và cũng chỉ những người trong các thôn ở Nam Cao còn duy trì hoạt động này. Những năm gần đây, Hợp tác xã lụa đũi Nam Cao đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế đến tham quan, trực tiếp trải nghiệm và tìm hiểu về nghề dệt đũi.
![]() |
Tháng 11/2023 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp chứng nhận “Nghề dệt đũi” và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào đối với mảnh đất này, là dấu mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Tin liên quan

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức
11:04 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
11:03 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân