Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
Người Thái là một trong 54 dân tộc ở nước ta. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc Thái đã góp công sức lớn lao đáng ghi nhận vào truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Đó cũng chính là quá trình người Thái tạo lập ra những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu văn hóa của người Thái ở nước ta là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nhận thức văn hóa và lịch sử của dân tộc Thái cũng như sự đóng góp của văn hóa Thái vào văn hóa Việt Nam. Thông qua đó góp phần nghiên cứu các mối quan hệ của văn hóa Thái với các nhóm Thái ở những vùng khác nhau trên đất nước ta, cũng như với văn hóa của người Thái trong khu vực Đông Nam Á.
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống được người Thái Mai Châu giữ gìn theo thời gian. |
Ở Việt Nam, vùng núi rừng Tây Bắc là một trong những địa bàn sinh tụ lâu đời của người Thái với hai nhóm Thái chính là Thái Trắng và Thái Đen ngoài ra người Thái còn ở vùng Thanh – Nghệ. Ở Tây Bắc người Thái đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống khá đặc sắc, trong đó có nghề dệt được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đây là 1 nghề thủ công có tính tiêu biểu và đặc thù trong sinh hoạt kinh tế văn hóa của người Thái, nó có vai trò thiết yếu trong cuộc sống con người. Hoạt động của nghề dệt của người Thái đã và đang góp phần quan trọng vào việc đảm bảo và nâng cao đời sống cư dân và phát triển kinh tế xã hội, văn hóa truyền thống tộc người. Hơn thế nữa nghề dệt cổ truyền của người Thái đã biểu hiện và phản ánh khá tiêu biểu những đặc điểm kinh tế xã hội văn hóa của họ. Nghiên cứu nghề dệt của người Thái từ truyền thống đến hiện đại, nhìn từ góc độ dân tộc học và khía cạnh văn hóa, sản xuất ban đầu nhằm lý giải những vấn đề về nguồn gốc và quá trình phát triển của nghề dệt, về các đặc điểm kinh tế - xã hội của người Thái và các mối quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa giữa người Thái với các tộc người khác trong khu vực, cũng như giữa văn hóa Thái với văn hóa của người Thái trong các khu vực của Tây Bắc cũng như giữa văn hóa Thái của người Thái trong khu vực của Việt Nam và ở Đông Nam Á. Những đặc điểm rút ra được trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa vấn đề nghiên cứu, sẽ góp thêm tư liệu, cứ liệu khoa học cần thiết để nghiên cứu văn hóa Thái trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng các sắc thái tộc người.
Sản phẩm từ Thổ cẩm - người Thái |
Trong di sản thủ công nghiệp Việt Nam, cùng với nghề gốm, nghề liệu kim, nghề dệt trở thành nghề thủ công có vị trí đặc biệt, không thể thiếu trong đời sống cư dân. Việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền của người Thái không chỉ dừng ở việc miêu tả kỹ thuật, hiện vật một cách đơn thuần phiến diện, tách khỏi đời sống tộc người mà phải đặt nó trong mối quan hệ hữu cơ giữa đối tượng nghiên cứu với chủ nhân sáng tạo ra nó. Nghiên cứu nghề dệt cổ truyền của người Thái dưới góc độ dân tộc học không thể dừng lại ở việc khai thác các tri thức dân gian về kỹ thuật mà còn phải phân tích, lý giải những giá trị nhân văn, tư duy thẩm mỹ, tâm thức dân gian…của người Thái ở Tây Bắc. Cụ thể là ở hai vùng Yên Châu (Sơn La) của người Thái Đen và Mai Châu (Hòa Bình)của người Thái Trắng thông qua hàng loạt các hình thức biểu hiện và sử dụng sản phẩm dệt của họ trong tập quán, tín ngưỡng, lễ hội. Nghiên cứu họa tiết, hoa văn trên sản phẩm thể hiện nhân sinh quan, tâm lý tộc người qua từng thời đại trong tiến trình lịch sử.
Trong những năm gần đây nhờ công cuộc hiện đại đổi mới kinh tế và phát triển du lịch ở miền núi Tây Bắc đã tác động tích cực mạnh mẽ vào việc phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống của một số dân tộc ít người ở các địa phương khác nhau, trong đó có nghề dệt truyền thống của người Thái Trắng ở Mai Châu (Hòa BÌnh) và người Thái Đen ở Yên Châu (Sơn La).
Gối (moan) người Thái |
Sự hồi sinh này, một mặt do sự thúc đẩy của kinh tế thị trường, mặt khác cũng chính là xuất phát từ nhu cầu của xã hội nước ta nói chung đã có phần được nâng cao. Ở thành thị hàng dệt thổ cẩm của người Thái trở thành mốt của nam nữ thanh niên, có những bộ sưu tập mốt cách điệu từ trang phục dân tộc Thái đã góp mặt trong các cuộc trình diễn mốt thời trang trong và ngoài nước. Một điều qua trọng hơn nữa là người Thái, những chủ nhân sang tạo của nghề dệt truyền thống vẫn sử dụng một cách trang trọng bộ trang phục dân tộc Thái trong các dịp lễ hội, đám cưới, đám tang của cuộc sống cộng đồng, việc trao truyền nghề dệt cho con gái từ 7 đến 10 tuổi vẫn được các bà các mẹ chú trọng vì lẽ đó nghề dệt cổ truyền vẫn tồn tại bền bỉ cùng năm tháng như một điều tự nhiên trong cuộc sống của người dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Tin liên quan
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
09:42 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
16:27 | 16/09/2024 Nông thôn mới
Gìn giữ những nếp nhà cổ vùng cao Lào Cai
10:03 | 09/07/2024 OCOP
Tin mới hơn
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân