Mùa săn chuột đồng
Đi qua cánh đồng Long Thành, huyện Yên Thành, chúng tôi dừng chân xem một nhóm 5 người đang săn chuột bên bờ mương. Nhóm người này dùng cả chó săn và súng cao su để bắt chuột. Chúng tôi tiếp cận một người đàn ông trung tuổi tên Chiến đang xách chiến lợi phẩm là nửa bì xác rắn chuột vừa bắt được. Chiến tâm sự: “Mấy năm trở lại nay thịt chuột đồng được tôn lên hàng đặc sản đồng quê. Giá thịt chuột có khi lên tới 70.000 đồng/kg. Thấy bở ăn nên nhiều người đổ xô đi săn chuột. 3 năm nay, cứ đến mùa này là tui rủ mấy anh em trong xóm cùng đi săn chuột bán kiếm tiền thêm cho con cái ăn học”.
Theo Chiến thì có nhiều cách để bắt chuột như dùng cuốc xẻng đào, hun khói, đổ nước, nhưng dùng gậy và chó săn vẫn là hiệu quả nhất. Hang chuột thường có 1 - 2 ngách, thợ săn đặt chẽ vào ngách rồi chọn hàng chính thọc thuổng vô làm chuột sợ vọt ra là chui tọt vào chõ. Nếu con nào thoát đã có chó. Chó hỗ trợ rất đắc lực, bản thân nó cũng có thể tìm hang chuột, cào bới, sủa inh ỏi, chuột ra là vồ, ngoạm lại cho chủ. Chuột nhiều lúc nó cũng ở tập thể khoảng 20 – 30 con trong một cái hang lớn. Một ngày gặp khoảng mười hang như vậy là tha hồ bắt. Cái khó là chuột lớn thường nằm trong bụi rậm, ở hai bờ kênh gai góc nhiều, nên khó bắt, nhiều khi gặp rắn rất nguy hiểm.
Trước đây nhóm anh em 3 - 4 người đi săn chuột mỗi ngày cũng được khoảng hơn 2 yến, nhưng nay ít hơn vì người ta đi bắt nhiều quá nhưng mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn/ người. Bây giờ, những người đào chuột về chẳng cần tìm bán cho lái nữa mà bắt được bao nhiêu là có người đến mua ngay. Chuột bây giờ là đặc sản nên ai cũng chuộng, lợi nhuận gấp mấy lần làm ruộng, nhưng ngặt nỗi chỉ có săn được vào mùa thu là khi các cánh đồng lúa đã gặt xong.
Kiểu săn như Chiến gọi là “lính đánh bộ”, còn kiểu săn “lính đánh thủy” cũng khá ngoạn mục. Sau trận mưa lớn nước ngập trắng đồng, tôi đã theo Phương ở xóm Núi xã Tây Thành huyện Yên Thành và một số người dùng súng hơi, súng cao su ban đêm đi dọc các hàng cây ở bờ kênh, ao đầm... để bắn chuột. Nhóm chúng tôi đi 4 người nhưng ra đến bờ kênh thì đã thấy 2 nhóm mỗi nhóm 3 - 4 người đội đèn cầm súng đang lúi húi duới kênh để bắn chuột. Nước bằng đồng nên chuột đều chạy lên cây để trú rất nhiều, chúng ngồi thu lu lúc lỉu trên các cành cây. Phạch, phạch, phựt, phựt,... tiếng súng hơi, súng cao su thi nhau nhả đạn. Đi hơn tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi đã bắn được hơn 200 con chuột, có nhưng con “cống” nặng gần 1 kg.
Kiểu săn thứ 3 là kiểu săn đại trà. Chúng tôi đã đi rất nhiều cánh đồng ở Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, đâu đâu cũng thấy người săn chuột rất nhiều. Cách thức của họ rất đơn giản, là dùng cuốc đào để bắt chuột ở các bờ vùng, bờ thửa. Nhiều nhóm còn dựng lều trên đồng để ngày đêm tiện việc săn chuột đồng.
Chuột đồng lên đĩa
Thịt chuột có thể làm được rất nhiều món: Chuột thui rơm vàng, lột da xong có thể ướp sả ớt rang muối hoặc chiên dầu mỡ cho giòn, giả cầy, kho tàu, rô ti, xào cùi cải, thịt chuột luộc ướp lá chanh chấm với muối ớt, hoặc ướp với gia vị rồi đem chiên, tới thịt chuột nướng với vỏ quýt, vừa giòn vừa thơm, chuột ướp gừng kẹp lá chanh nướng, chuột nướng chao, chuột xào lăn, thịt chuột bằm nhuyễn xào khô trộn nhất lộc cách, dùng với bánh đa nướng. Nhưng ngon có lẽ phải kể chi tiết là món chuột đồng úp nồi đất nung: Chuột làm sạch để nguyên con đem ướp muối, tiêu, ớt, sả, ngũ vị hương, bột ngọt khoảng 15 phút cho gia vị ngấm vào thịt. Sau đó dùng que xiên chuột cắm đứng những que xiên chuột lên, lấy nồi đất úp ngược miệng xuống đất, bên ngoài dùng rơm nếp cái hoa vàng đốt lửa lên, đốt đến lúc nào mùi thơm bốc lên ngào ngạt, lúc đó lấy nồi ra da chuột căng bóng, vàng rộm. Thưởng thức nóng món này ta thấy đầy đủ hương vị thơm, mặn ngọt, béo giòn... Ngon tuyệt, chẳng kém gì sơn hào hải vị của thế gian...
Các món chế biến từ chuột rất khoái khẩu với dân nhậu, đặc biệt vào những ngày mùa thu, tiết trời mát mẻ kèm theo những trận mưa. Đây cũng là thời điểm cho các đệ tử lưu linh lai rai món đặc sản quê lúa đang lên ngôi!
Thịt chuột liệu có an toàn?
Nghề săn bắt và mua bán chuột đồng đang giúp nhiều nông dân Nghệ An có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống lúc nông nhàn, đồng thời góp phần tiêu diệt chuột, bảo vệ mùa màng. Nhưng những người khi thưởng thức đặc sản chuột đồng cần phải cảnh giác vì chuột là trung gian gây nhiều loại bệnh cho người như bệnh nấm da Microsporum persicolor, nấm lông Microsporum canis, Trichosporum quinckeanum và Trichosporum menragrophytes. Ngoài ra, chuột còn lây truyền cho người hàng chục bệnh kí sinh trùng, bên cạnh các bệnh giun, sán và các bệnh kí sinh trùng máu. Trước hết, các loài chuột có thể truyền hai bệnh giun xoắn Angiostrongylus cantonensis và Morerastrongylus Costa-riensic rất nguy hiểm. Đặc biệt là bọ chét kí sinh trên chuột có thể gây bệnh dịch hạch chết người. Và một điều nguy hại nữa là vào mùa săn chuột nhiều bờ vùng, bờ thửa, các bờ đê bị một số người săn chuột đào bới. Việc này tạo đà cho sự xâm thực của nước làm hư hỏng đê điều và các công trình thủy lợi khi mùa mưa lũ đang đến gần.
Bài, ảnh: Tiến Dũng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân