Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Một số làng nghề ở Cao Bằng

LNV - Trải qua bao thăng trầm lịch sử, các làng nghề tại Cao Bằng vẫn tồn tại và phát triển, giữ vững truyền thống bao đời để lại.

Làng rèn Phúc Sen

Nghề rèn ở Phúc Sen có từ khi nào không ai nhớ rõ. Mỗi sản phẩm dao, nông cụ ở Phúc Sen được tạo ra từ sự nhịp nhàng, cần mẫn của các thành viên trong gia đình, dòng họ. Mỗi người một phần việc cứ thế từ công đoạn tạo hình sản phẩm, tôi luyện, ram thép đến những công đoạn phụ trợ như mài, giũa…, để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh đưa đến với người tiêu dùng.

Một số làng nghề ở Cao Bằng

Phôi thép là nguyên liệu chính đóng vai trò quan trọng để tạo ra các sản phẩm rèn chất lượng cao. Người làm rèn đòi hỏi không chỉ có sức khỏe dẻo dai mà còn kết hợp với đôi tay khéo léo, sự cần mẫn, nhẫn nại, nếu không rất khó để làm ra những nông cụ, dao chặt vừa sắc, vừa nặng và bền như vậy. Anh Tô Văn Tân, xóm Pác Rằng, xã Phúc Sen bộc bạch: Mỗi ngày, gia đình tôi làm được 6 - 8 con dao, dịp gần Tết có nhiều khách đến mua và đặt hàng, nhưng để giữ uy tín, chúng tôi vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt việc chọn mua nguyên liệu cũng như giữ đúng các quy trình rèn, đảm bảo đem chất lượng sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Duy trì nghề truyền thống không chỉ để giữ gìn bản sắc, văn hóa mà còn giúp người Nùng An ở Phúc Sen nâng cao đời sống, phát triển kinh tế bởi nghề rèn mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Dù trên thị trường có đa dạng, phong phú các chủng loại nhưng dao và các nông cụ của người dân Phúc Sen vẫn tạo được thương hiệu riêng và có chỗ đứng trên thị trường.

Giẩy bản truyền thống

Trong văn hóa tâm linh của người Việt nói chung, đồng bào các dân tộc tỉnh ta nói riêng, hương và giấy bản là những vật phẩm không thể thiếu trong thực hiện các nghi lễ cúng bái trong dịp Tết. Những ngày cận Tết, người dân làng Nà Mạ, xã Trường Hà (Hà Quảng) đi bán khắp các chợ trong huyện và bán giao cho khách hàng thân quen những thếp giấy bản - sản phẩm nghề truyền thống của quê mình.

Một số làng nghề ở Cao Bằng
Lớp bột giấy bản tươi mới lên khuôn

Nghề làm giấy bản ở làng Nà Mạ có từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc làm giấy bản có thể tranh thủ thời gian nông nhàn vì nguyên liệu làm giấy thường thu hoạch vào khoảng tháng 3, tháng 7. Giấy bản truyền thống có mùi thơm đặc trưng của núi rừng, dai, mỏng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh. Nguyên liệu chính để làm nên giấy bản là cây vỏ dưỡng, theo tiếng địa phương gọi là cây “mạy Sla”, thân thẳng, nhiều cành, mọc tự nhiên trên các núi đá. Phần vỏ cây phải được tước hết lớp màu đen, đây cũng là công đoạn mất nhiều công sức và thời gian nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, bởi tước được phần vỏ đen càng sạch thì giấy làm ra càng trắng.

Phần vỏ tước xong được đem phơi khô dưới nắng, sau đó ngâm nước vôi trong khoảng 1 ngày, nước vôi càng đặc thời gian ngâm vỏ càng ngắn. Sau khi ngâm, đem vỏ đun trên bếp củi từ sáng đến chiều, tiếp tục đem rửa rồi mang xuống suối ngâm nước 1 ngày đêm. Khi thời gian ngâm đã đủ, rửa sạch nước vôi rồi mang lên đập nát để cho các sợi xơ rã ra hết.

Công đoạn tiếp theo là đem phần vỏ đã đập nát xuống bể múc, trộn cùng một chút cây dây trơn ở trên rừng giúp cho giấy khi vào khuôn dễ lấy hơn, không bị dính. Khuấy đều tay tạo ra một loại nước màu vàng đục, đặc sánh, trước khi nhúng khuôn xuống lắc đều để có một sản phẩm giấy ở dạng ướt. Tấm giấy bản ướt được dán lên tường hoặc phơi trên tấm cót cho khô. Với một mẻ giấy, người dân làm được khoảng 800 tờ, xếp thành từng tệp, mỗi tệp 10 tờ. Hiện, trên thị trường có nhiều loại giấy tiền, vàng mã nhưng với người dân Cao Bằng, giấy bản truyền thống vẫn là lựa chọn hàng đầu bởi đặc tính xốp nhẹ, dai, không bị mối mọt hoặc gãy, ẩm nát, được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống dịp lễ, Tết...

Đường phên Bó Tờ

Ai đã một lần ghé làng Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận (Phục Hòa), chiêm ngưỡng cách người dân làm đường phên với màu vàng ươm, đặc mịn, thơm ngon đều muốn mua làm quà biếu Tết cho người thân. Đó cũng là mặt hàng truyền thống bán chạy nhất vào dịp giáp Tết bởi đường phên là nguyên liệu phổ biến dùng để làm các loại bánh khảo, bánh gai, nhân bánh chưng, chè lam, bánh hồ lô, thúc théc…, thường được bà con làm mỗi dịp gia đình sum họp, đoàn viên.

Một số làng nghề ở Cao Bằng
Đường phên Bó Tờ có màu vàng óng, hương vị đặc biệt

Điều đặc biệt tạo nên tiếng vang của “đường phên Bó Tờ” chính là nguồn nguyên liệu và cách làm thủ công truyền thống cho ra sản phẩm đường phên vừa ngọt thơm, sạch, lành. Phục Hòa là vùng trồng mía đường, người dân chăm bón mía đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, an toàn. Bã mía phơi khô làm nhiên liệu đốt lò nấu đường phên sẽ có mùi thơm tự nhiên của khói từ mía hòa quyện với hương thơm của những nồi đường. Các công đoạn nấu đường không quá khó nhưng đòi hỏi tỉ mỉ. Những tấm đường phên vuông vắn, vàng ươm được gói bằng lá vông khô hoặc lá chít, sau đó cuốn nilon bọc ngoài, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát có thể dùng được cả năm mà không mất mùi thơm, vị ngọt mát đặc trưng.

Theo Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng xóm Bó Tờ Lưu Quang Long, xóm hiện có 85/150 hộ dân sản xuất đường phên với 38 lò nấu đường, giải quyết việc làm ổn định tại chỗ cho gần 400 lao động. Nhiều hộ duy trì làm đường phên thường xuyên với mức thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Tết này, người dân Bó Tờ thêm niềm vui, niềm tự hào khi vừa đón Bằng công nhận Làng nghề đường phên truyền thống. Đó là thành quả cho những nỗ lực, tâm huyết của bà con trong giữ gìn, phát huy giá trị nghề truyền thống bao đời của cha ông để lại, đồng thời là minh chứng xác thực tinh thần đoàn kết cộng đồng của người dân nơi đây chung tay xây dựng vùng nông thôn mới yên bình, ngày càng phát triển và giữ vững bản sắc, thương hiệu “Làng đường phên Bó Tờ”.

Một mùa xuân lại về, người dân ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh ngày càng phấn khởi khi đời sống khấm khá hơn bởi nghề truyền thống không chỉ mang đến một cái Tết sung túc, đầm ấm mà còn góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống hàng trăm năm của dân tộc trong nhịp sống hối hả hiện nay.

Bảo Bình

Tin liên quan

Theo dấu tằm tơ

Theo dấu tằm tơ

LNV - Lụa Việt gắn liền với thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn. Thế kỷ 17, đô thị Hội An bên sông Thu Bồn, xưa là đất quận Nhật Nam, nổi tiếng bởi “đàn ông trồng dâu, đàn bà dệt lụa”.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.

Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.

Tin khác

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động