Lào Cai: Bản Xèo hồi sinh nghề làm miến Đao
Công nhân Hợp tác xã Thành Sơn sản xuất miến đao.
Bên chái nhà, ở ngoài sân, những sào phơi miến sóng sánh nắng. Trong bếp, lò tráng miến nghi ngút khói. Mỗi người một việc, tất cả đều tất bật để sớm đưa đặc sản của mảnh đất vùng cao bản Xèo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) vươn ra thị trường phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Đến thăm gia đình ông Cồ Như Nghệ, thôn Thành Sơn, xã Bản Xèo, chúng tôi bắt gặp hình ảnh bếp luôn đỏ lửa, 6 lao động miệt mài với công việc rửa củ đao, làm bột, tráng bánh, phơi khô, cắt sợi, đóng gói … Vào vụ sản xuất, gia đình ông thức nhiều hơn ngủ, ngày nào cũng vậy, cứ 3 giờ sáng là phải nổi lửa, đến 10 giờ tối mới xong công việc. Tranh thủ lúc nghỉ, ông Nghệ dành thời gian trò chuyện với tôi. Những vất vả, mệt nhọc dường như đã thể hiện rõ trên khuôn mặt của ông, nhưng khi nói về nghề làm miến đao, ông không giấu được niềm vui và tự hào.
Ông Cồ Như Nghệ phơi bánh.
Ông Cồ Như Nghệ tâm sự: Bố mẹ tôi làm miến đao từ năm 1966. Nhờ gia đình có nghề truyền thống, nên từ khi 10 tuổi, tôi đã biết làm miến đao. Ngày trước, làm miến đao vất vả lắm, phải leo ngược dốc lên nương để thu hoạch củ đao, rồi phải gánh 40 kg đi xuống dốc với quãng đường dài 2 km mới đến nhà. Đi thu hoạch củ đao vất vả một, thì mài củ đao để lấy bột vất vả mười, bởi công đoạn này hoàn toàn bằng thủ công, đòi hỏi phải có sức khỏe, đôi tay dẻo dai, làm suốt ngày, tay mỏi rã rời, nhưng vẫn phải cố, bởi không có đủ bột để làm miến. Bây giờ, công việc đỡ vất vả hơn, bởi củ đao được người ta chở bán tận nhà, xay củ lấy bột làm hoàn toàn bằng máy. Tuy nhiên, các công đoạn còn lại, gia đình tôi vẫn làm thủ công...
Bột đao sau khi trải qua công đoạn sơ chế, ngâm ủ sẽ được tráng thành bánh, hấp chín rồi phơi. Những chiếc bánh được căng trên sào tre và phơi ngoài sân. Sau khi phơi đủ nắng, bánh được thu về, cắt thành từng sợi miến nhỏ. Để sản phẩm thơm ngon, giòn và dai, miến phải được phơi thêm một nắng, rồi mới đóng gói trước khi bán ra thị trường. “Nói thì đơn giản, nhưng để được những bó miến ngon quả thực không dễ, không chỉ tốn công sức, mà còn đòi hỏi sự cẩn thận, kiên trì. Hầu như buổi trưa nào, gia đình tôi cũng không được nghỉ, phải thay phiên nhau, người ăn cơm, người đi kiểm tra bánh, sờ bánh không bị dính tay là phải dỡ ngay, nếu để “già” nắng, bánh sẽ bị giòn và không thể cắt thành sợi”, ông Nghệ cho hay.
Chuẩn bị miến đao phục vụ khách hàng đặt.
Hiện, mỗi ngày gia đình ông Cồ Như Nghệ làm được 100 - 120 kg miến đao. Dịp trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, gia đình ông làm được 2 - 3 tấn miến đao. Điều đáng nói, tất cả sản phẩm miến đao của gia đình ông Nghệ đều có người đặt trước. “Gia đình tôi phải từ chối nhiều đơn đặt hàng, bởi không có khả năng đáp ứng đủ”, ông Nghệ tâm sự.
Đưa chúng tôi đi mục sở thị các cơ sở miến đao, Chủ tịch UBND xã Bản Xèo - Cồ Bá Thìn không giấu được niềm vui, bởi chính anh cũng được thừa hưởng truyền thống làm miến đao của gia đình. Anh Thìn tâm sự: Vào những năm 60 của thế kỷ trước, 45 hộ dân xã xây dựng kinh tế mới, trong đó có gia đình tôi. Rời quê hương lên mảnh đất vùng cao, tài sản duy nhất các hộ dân mang theo là củ đao đỏ làm giống. Sau những tháng ngày vất vả khai hoang, xuống giống, cây đao đỏ hợp đất, phát triển mạnh. Năm 1986 - 1987 là thời kỳ được coi là đỉnh cao của làng nghề làm miến truyền thống ở Bản Xèo. Nhà nhà làm miến, người người làm miến, hình thành làng nghề sản xuất miến đao truyền thống. Thương hiệu miến đao của xã Bản Xèo cũng từ đó ra đời và ngày càng nổi tiếng, bởi sợi miến luôn dai và thơm.
Thế nhưng, cuộc sống thay đổi, nhiều hộ dân lên khai hoang ở Bản Xèo đã chuyển đi, (hiện chỉ còn 5 hộ) khiến nghề làm miến đao Thành Sơn cũng mai một. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, người tiêu dùng đang có nhu cầu tìm lại dư vị miến đao một thời, nên nghề làm miến mang lại cho những gia đình còn giữ nghề truyền thống cơ hội phát triển và thu nhập ổn định.
Tương lai đang mở ra với người dân ở thôn Thành Sơn khi xã Bản Xèo quyết định mở rộng vùng trồng đao để khôi phục và phát triển nghề làm miến đao Nam Thành (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) lên mảnh đất Bản Xèo khai hoang, nức tiếng không chỉ của Bản Xèo, mà của cả tỉnh Lào Cai.
Bài, ảnh: Thanh Cường
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
11:12 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống