Hà Nội: 20°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề vàng mã Hiền Đa – Trăn trở giữa dòng chảy hiện đại

LNV - Làng nghề sản xuất đồ thờ cúng Hiền Đa (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê) từng có thời kỳ hưng thịnh, nổi tiếng khắp tỉnh với những sản phẩm vàng mã thủ công tinh xảo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, làng nghề dần mai một do thiếu lao động trẻ kế cận, trong khi nhiều người lớn tuổi không còn mặn mà với nghề truyền thống. Những người còn gắn bó với nghề luôn trăn trở trước nguy cơ mai một của làng nghề.

Làng nghề vàng mã Hiền Đa (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê) được công nhận vào năm 2011, từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân. Với những sản phẩm tinh xảo phục vụ nhu cầu tâm linh, làng nghề duy trì hoạt động quanh năm, đặc biệt sôi động vào các dịp Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên Đán và tháng Giêng.

Làng nghề sản xuất đồ thờ cúng Hiền Đa từng nổi tiếng khắp tỉnh với những sản phẩm vàng mã thủ công tinh xảo.
Làng nghề sản xuất đồ thờ cúng Hiền Đa từng nổi tiếng khắp tỉnh với những sản phẩm vàng mã thủ công tinh xảo.

Năm 2018, làng nghề có trên 100 hộ duy trì nghề truyền thống, chủ yếu tập trung vào sản xuất và kinh doanh mặt hàng vàng mã như: Ngựa, rồng, quần áo, thỏi vàng... phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân. Những năm gần đây, làng nghề vàng mã không còn giữ được sức sống như trước. Số hộ duy trì nghề giảm mạnh, từ hơn 100 hộ làm vàng mã, đến nay chỉ còn khoảng chục hộ còn bám trụ.

Gắn bó với nghề vàng mã đã hơn 3 thập kỷ, bà Đỗ Thị Định, xã Hùng Việt, huyện Cẩm khê chia sẻ: “Từ ngày về đây làm dâu, tôi được bố chồng dạy cho cách làm vàng mã, từ đó, hai vợ chồng tôi kiếm sống nhờ nghề này. Nhớ lại năm 2010, thời kỳ hưng thịnh, chồng đan lát, vợ dán giấy, tất bật làm cả ngày lẫn đêm cũng không hết việc. Hiện tại, gia đình tôi là một trong số ít hộ vẫn còn tiếp tục làm nghề vì muốn kiếm thêm ít tiền trang trải cuộc sống”.

Từ hơn 100 hộ làm vàng mã, đến nay chỉ còn khoảng chục hộ còn bám trụ với nghề.
Từ hơn 100 hộ làm vàng mã, đến nay chỉ còn khoảng chục hộ còn bám trụ với nghề.

Nghề làm vàng mã không đòi hỏi công nghệ hiện đại nhưng yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ. Công đoạn sản xuất trải qua nhiều bước: Từ vót tre, làm khung, dán giấy đến tô màu, trang trí... Mỗi sản phẩm được làm ra đều mang trong mình tâm huyết của người làm, phản ánh sự tinh tế trong từng đường nét.

Phần đa người dân cho biết, do thu nhập từ nghề vàng mã không còn giúp họ đảm bảo cuộc sống, trong khi một sản phẩm vàng mã mất nhiều công sức để hoàn thiện nhưng giá bán lại không cao, khiến nhiều hộ gia đình nản lòng.

Bà Đỗ Thị Định là một trong số ít người còn làm vàng mã tại làng.
Bà Đỗ Thị Định là một trong số ít người còn làm vàng mã tại làng.

Đến nay, chạy theo nhu cầu thị yếu người tiêu dùng, nhiều hộ gia đình kinh doanh vàng mã trong xã đã chuyển sang nhập hàng từ các xưởng lớn tại một số tỉnh như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội... Các cơ sở này sản xuất vàng mã theo dây chuyền công nghiệp, không mất nhiều thời gian nhưng mẫu mã đa dạng, đẹp mắt hơn so với sản phẩm làm thủ công tại làng nghề. Điều này khiến vàng mã ngày càng khó cạnh tranh trên thị trường. Vô tình, một bộ phận người làm nghề vàng mã truyền thống đang dần trở nên lạc hậu.

Nghề làm hàng mã đòi hỏi người thợ sự tỉ mỉ, khéo léo am hiểu các tích cổ và cả sự sáng tạo.
Nghề làm hàng mã đòi hỏi người thợ sự tỉ mỉ, khéo léo am hiểu các tích cổ và cả sự sáng tạo.

Lý giải về nguyên nhân, ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng làng nghề vàng xã Hùng Việt mã cho biết, giá trị thu được từ việc bán sản phẩm không tương xứng với công sức và tâm huyết bỏ ra, khiến nhiều người dần nản lòng với nghề. Trong suốt thời gian qua, không ít thợ thủ công buộc phải rẽ hướng sang công việc khác để mưu sinh. Điều này khiến thế hệ trẻ trong làng ngày càng xa rời nghề truyền thống.

“Không chỉ vấn đề thu nhập, nguồn lao động kế cận trong làng nghề cũng đang dần cạn kiệt. Thế hệ trẻ ngày nay không còn mặn mà với nghề, phần lớn lựa chọn đi làm công ty tại các khu công nghiệp lân cận để có thu nhập ổn định hơn. Trong khi đó, những người thợ lớn tuổi ngày càng ít đi, họ chỉ tranh thủ làm khi có thời gian rảnh rỗi khiến làng nghề càng thêm đìu hiu” - ông Tuấn cho hay.

Các sản phẩm vàng mã do người dân tại Làng nghề sản xuất đồ thờ cúng Hiền Đa sản xuất.
Các sản phẩm vàng mã do người dân tại Làng nghề sản xuất đồ thờ cúng Hiền Đa sản xuất.

Thực tế, thị trường vàng mã giảm nhiệt so với trước là một tín hiệu tích cực. Bên cạnh gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, người dân đã hạn chế mê tín dị đoan khi đã bớt mua, đốt vàng mã tràn lan.

Nhưng sự mai một của làng nghề sản cũng cho thấy, đây không chỉ là câu chuyện riêng của một địa phương mà còn phản ánh thực trạng chung của nhiều làng nghề truyền thống hiện nay. Khi nhịp sống hiện đại thay đổi, nhu cầu thị trường biến động, những nghề thủ công đòi hỏi nhiều công sức nhưng giá trị kinh tế không cao dần mất đi chỗ đứng.

Bộ vàng mã cúng Ông Công, Ông Táo được người dân trong làng nghề làm thủ công.
Bộ vàng mã cúng Ông Công, Ông Táo được người dân trong làng nghề làm thủ công.

Giữ gìn một làng nghề không chỉ đơn thuần là bảo vệ sinh kế cho người dân mà còn là cách lưu giữ giá trị văn hóa lâu đời của cha ông. Hy vọng rằng, với sự quan tâm từ chính quyền địa phương và những người yêu mến văn hóa truyền thống, trong thời gian tới, làng nghề vàng mã Hiền Đa sẽ tìm được hướng đi mới để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Như Quỳnh - Bảo Thoa

Tin liên quan

Nga Sơn – Vùng đất lưu giữ tinh hoa nghề truyền thống

Nga Sơn – Vùng đất lưu giữ tinh hoa nghề truyền thống

LNV - Nga Sơn – vùng đất địa linh nhân kiệt ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, không chỉ mang dáng dấp của một miền quê cổ tích, nơi mỗi ngọn núi, dòng sông, cánh đồng đều nhuốm màu huyền thoại, mà còn nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói từ bao đời nay. Dẫu trải qua nhiều biến động, người dân nơi đây vẫn bền bỉ gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của cha ông, đồng thời tiếp thu những ngành nghề mới, đổi mới phương thức sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

LNV - Chiều 8/02 tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ, ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP.Hội An) chính thức khai hội. Nhiều du khách quốc tế đã hào hứng trải nghiệm nghề truyền thống dệt chiếu, đan thúng... của làng.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.

Tin mới hơn

Hà Nội tin vui cho các làng nghề

Hà Nội tin vui cho các làng nghề

LNV - Tháng 01/2025, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Bắc Giang: Làng tỷ phú cây cảnh Vạn Thạch

Bắc Giang: Làng tỷ phú cây cảnh Vạn Thạch

LNV - Nghề trồng cây công trình, cây bóng mát đem lại hiệu quả cao về kinh tế cho các hộ dân trong thôn, trong xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến Nét đẹp truyền thống, vươn tầm quốc tế

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến Nét đẹp truyền thống, vươn tầm quốc tế

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự tinh tế và khéo léo trong văn hóa thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Nghề đánh bắt "bò biển" cho kinh tế cao

Nghề đánh bắt "bò biển" cho kinh tế cao

LNV - Nghề đánh bắt cá bò là một nghề mới của Ngư dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, (Quảng Bình), được ngư dân nơi đây hay gọi vui là nghề săn “bò biển”.
Hà Nội triển khai đề án tổng thể phát triển làng nghề: Tạo điều kiện nâng cao tốc độ tăng trưởng

Hà Nội triển khai đề án tổng thể phát triển làng nghề: Tạo điều kiện nâng cao tốc độ tăng trưởng

LNV - Giữa tháng 1-2025, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Làng nghề vàng mã Hiền Đa – Trăn trở giữa dòng chảy hiện đại

Làng nghề vàng mã Hiền Đa – Trăn trở giữa dòng chảy hiện đại

LNV - Làng nghề sản xuất đồ thờ cúng Hiền Đa (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê) từng có thời kỳ hưng thịnh, nổi tiếng khắp tỉnh với những sản phẩm vàng mã thủ công tinh xảo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, làng nghề dần mai một do thiếu lao động trẻ kế cận, trong khi nhiều người lớn tuổi không còn mặn mà với nghề truyền thống. Những người còn gắn bó với nghề luôn trăn trở trước nguy cơ mai một của làng nghề.

Tin khác

Bình Định: Phát triển du lịch nông thôn tại Làng nghề trồng hoa Bình lâm

Bình Định: Phát triển du lịch nông thôn tại Làng nghề trồng hoa Bình lâm

LNV - Huyện Tuy Phước đặt mục tiêu phấn đấu phát triển Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa đến cuối năm 2025 có 10 hộ tham gia trồng hoa kiểng quanh năm kết hợp với du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Sắp diễn ra Festival Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người

Sắp diễn ra Festival Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người

LNV - Vừa qua, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp báo thông tin về Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025. Sự kiện dự kiến diễn ra từ ngày 6 - 8/3/2025.
Chiêm ngưỡng những tuyệt tác của làng nghề Hà Nội

Chiêm ngưỡng những tuyệt tác của làng nghề Hà Nội

LNV - Hàng ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của các làng nghề truyền thống Hà Nội đang quy tụ tại khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long. Đây được xem là sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ lớn nhất từ trước đến nay của TP Hà Nội.
Việt Nam có  2 làng nghề đầu tiên thuộc Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới

Việt Nam có 2 làng nghề đầu tiên thuộc Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới

LNV - Tối ngày 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Lễ đón nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới đã được tổ chức. Sự kiện cũng bao gồm hoạt động trưng bày, trình diễn và tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2025.
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam gửi thư chúc mừng đến hai làng nghề tại Hà Nội

Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam gửi thư chúc mừng đến hai làng nghề tại Hà Nội

LNV - Vừa qua, Làng nghề Gốm Sứ Bát Tràng và Làng nghề Dệt Lụa Hà Đông được Hội đồng Thủ công Thế giới công nhận là thành viên mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo thế giới. Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi tới độc giả thư chúc mừng của ông Trịnh Quốc Đạt – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đến hai làng nghề.
Đồng Tháp: Xã Láng Biển đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Đồng Tháp: Xã Láng Biển đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Chiều ngày 11/2/2025, UBND huyện Tháp Mười tổ chức lễ công bố xã Láng Biển đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thành quả này là kết quả của hơn 5 năm nỗ lực từ cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Làng bánh đa Dụ Đại - Giữ gìn di sản làng nghề truyền thống

Làng bánh đa Dụ Đại - Giữ gìn di sản làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình, vùng đất yên bình của đồng bằng Bắc Bộ, không chỉ được biết đến là vựa lúa lớn mà còn là nơi lưu giữ nhiều làng nghề truyền thống, gắn liền với văn hóa Việt Nam. Trong số đó, làng Dụ Đại, xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, nổi tiếng với nghề làm bánh đa. Những chiếc bánh đa giòn rụm, thơm lừng vị mè đã trở thành đặc sản không chỉ của Thái Bình mà còn vang danh cả nước, mang trong mình câu chuyện về sự khéo léo và cần cù của người dân làng quê.
Nón lá Tây Hồ Dấu ấn văn hoá vùng đất Cố đô Huế

Nón lá Tây Hồ Dấu ấn văn hoá vùng đất Cố đô Huế

LNV - Làng Tây Hồ nằm lặng lẽ bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Làng cách trung tâm thành phố không quá xa chỉ khoảng 12km. Từ rất lâu, Tây Hồ đã vô cùng nổi tiếng với nghề làm nón, nghề này đã được hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm, là một trong những nhân chứng chứng kiến vẻ đẹp văn hóa của những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Đến nay, nón lá cùng với áo dài trở thành những nét đẹp đặc trưng, gây ấn tượng với bạn bè khắp thế giới.
Bình Định: Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung trọn đời dành cho nghệ thuật hát bội

Bình Định: Nghệ nhân Ưu tú Kim Chung trọn đời dành cho nghệ thuật hát bội

LNV - Bắt đầu bén duyên với hát bội từ năm 13 tuổi, đến nay Nghệ nhân Ưu tú Huỳnh Thị Kim Chung (tên nghệ danh Kim Chung) ở thôn An Hòa 2, xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn giữ nguyên ngọn lửa đam mê với nghệ thuật bát bội mặc dù đã bước sang tuổi 58 (SN 1967).
Phú Yên: Làng nghề sản xuất muối Tuyết Diêm điểm đến văn hóa độc đáo

Phú Yên: Làng nghề sản xuất muối Tuyết Diêm điểm đến văn hóa độc đáo

LNV - Một trong những trải nghiệm khó quên khi đến Làng nghề sản xuất muối Tuyết Diêm ở xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là dạo bước trên những cánh đồng muối trắng bạt ngàn và cảm nhận vẻ đẹp "muối mặn" đặc trưng của vùng biển miền Trung.
Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
Âm vang làng nghề đúc đồng Phước Kiều

Âm vang làng nghề đúc đồng Phước Kiều

LNV - Giữa vùng đất xứ Quảng đầy nắng gió, làng nghề đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) từng được biết đến như một biểu tượng của sự tài hoa và tinh thần lao động miệt mài. Suốt hơn 400 năm qua, ngọn lửa nghề vẫn bập bùng, thắp sáng tinh hoa truyền thống của dân tộc.
Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Vào ngày 14/02, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón chứng nhận công nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo Thế giới. Đây là hai làng nghề đầu tiên của Việt Nam gia nhập mạng lưới này, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc quảng bá tinh hoa nghề truyền thống và thúc đẩy xúc tiến thương mại cho Hà Nội trong thời gian tới.
Lung linh sắc vàng tại Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ 2 năm 2025

Lung linh sắc vàng tại Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ 2 năm 2025

LNV - Chương trình Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ 2 năm 2025 với điểm nhấn là trưng bày hơn 200 cây mai lớn và mai bonsai có dáng thế độc lạ. Bên cạnh đó còn có Hội thi trưng bày giới thiệu gian hàng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ hiện nay.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Sắp diễn ra Lễ hội Hoa Ban năm 2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn

Sắp diễn ra Lễ hội Hoa Ban năm 2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn

LNV - Lễ hội Hoa Ban 2025 – sự kiện văn hóa đặc sắc của vùng Tây Bắc sẽ chính thức diễn ra từ ngày 13 đến 16/3 tại tỉnh Điện Biên, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về văn hóa, con người và thiên nhiên nơi đây.
Lào Cai: Hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất

Lào Cai: Hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất

LNV - Nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 17/2/2025 về triển khai hoạt động khuyến công năm 2025. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất với tổng kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng.
Hà Nội: Bảo tồn văn hóa làng nghề, tạo dựng thương hiệu toàn cầu

Hà Nội: Bảo tồn văn hóa làng nghề, tạo dựng thương hiệu toàn cầu

LNV - Sự phối hợp với các trường đại học về mỹ thuật sẽ giúp làng nghề ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cải tiến mẫu mã và nâng tầm giá trị sản phẩm. Qua đó bảo tồn di sản văn hóa và tạo dựng thương hiệu trên bản đồ sản xuất thủ công toàn cầu.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Hà Nội tin vui cho các làng nghề

Hà Nội tin vui cho các làng nghề

LNV - Tháng 01/2025, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động