Làng nghề phật thủ hối hả vào vụ Tết
Phật thủ có hình thù như bàn tay phật, ruột xốp đặc, vỏ màu xanh hoặc vàng.
Người dân tại Đắc Sở bắt đầu trồng cây phật thủ từ những năm 2008-2009. Hợp thổ nhưỡng, cây sinh trưởng nhanh và nhu cầu người dân lớn khiến phật thủ Đắc Sở trồng không kịp cung ứng ra thị trường.
Người dân tất bật thu hoạch phật thủ
Được mệnh danh là loài cây khó tính, loài cây này đòi hỏi sự chăm sóc cao, các chủ vườn cũng phải tính toán kỹ, theo dõi sát sao thời tiết. “Để có được một vụ mùa bội thu, Phật thủ cần được chăm sóc tỉ mỉ, kỹ càng. Từ các công đoạn làm sạch đất đến tưới tiêu, phun xới đều do người dân có kinh nghiệm thực hiện” - chị Nguyễn Thị Hoa, chủ vườn Phật thủ tại Đắc Sở cho biết.
Những công đoạn chăm sóc cuối cùng trước khi đưa Phật thủ ra thị trường
Trò chuyện với ông Nguyễn Tài Sinh, chủ vườn cây Phật thủ ở làng Đắc Sở, được biết, mỗi dịp cuối năm lượng thu hoạch tương đối nhiều nên phải huy động nhân lực để kịp thu hoạch khoảng 1.000 quả, những ngày cận Tết thì một ngày thu hoạch từ 5.000 - 7.000 quả, thậm chí có những năm thu hoạch hàng vạn quả.
“Những năm gần đây, thương lái thường mua quả màu xanh nhiều hơn vì để được lâu, tuy nhiên không có mùi thơm bằng quả vàng mọng. Hiện tại giá phật thủ tại vườn dao động từ 40.000 – 200.000 đồng/ quả, tùy kích thước. Đặc biệt có những quả to giá lên đến hàng triệu đồng”, ông Sinh nói.
Được biết, loại trái này ở Đắc Sở có 3 dáng là Phật thủ lộc, Phật thủ phát và Phật thủ kỳ tướng. Phật thủ lộc là loại quả có bầu trái rất ngắn nhưng các ngón tay tỏa tròn đều hình búp măng. Phật thủ phát lại trông như con bạch tuộc với những chiếc vòi dài. Phật thủ kỳ tướng là những quả có hình dáng kỳ dị, lạ và độc đáo.
Quả phật thủ đẹp phải có nhiều ngón tay, thông thường mỗi quả có 20 – 30 ngón tay
Để tìm ra được một quả phật thủ thể hiện đầy đủ ý nghĩa, người mua phật thủ thường đếm các ngón của quả, khi đếm phải tuân theo quy luật “Thịnh - Suy - Bĩ – Thái”.
“Nghĩa là người mua sẽ đếm các ngón qua lần lượt theo 4 từ như vậy, lặp đi lặp lại nếu ngón cuối cùng rơi vào Thịnh hoặc Thái là rất quý. Những quả này thường được bán với mức giá rất cao, có thể lên đến vài triệu vì cả vườn may ra chỉ được 1 - 2 quả như vậy”, anh Nguyễn Văn Tuấn - chủ một vườn phật thủ tại xã Đắc Sở cho hay.
Phật thủ ưa sống ở những vùng đất cát, loại đất dễ cải tạo, thoáng khí và giảm thiểu được sâu bọ làm hư hại rễ cây. Chính vì thế, đất trồng được coi là điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng quả.
Thông thường phật thủ ra hoa kết quả quanh năm, quả ra gối vụ nhưng thu hoạch vụ chính là tháng 7 và Tết âm lịch.
Theo Chủ tịch hội nông dân xã Đắc Sở, cây Phật thủ được địa phương chọn và đánh giá là cây mũi nhọn, có vai trò vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương.
“Nghề trồng Phật thủ giúp cho nông dân cải thiện cuộc sống xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, Trung bình 1 hộ gia đình trồng từ 10-20 sào cho thu nhập từ 300-500 triệu đồng”, chị Đinh Thị Trang - Chủ tịch hội nông dân xã Đắc Sở cho biết.
Vòng đời của cây cũng chỉ 5 – 6 năm là phải chuyển tới vùng đất mới để canh tác, còn vùng đất cũ sẽ được cải tạo lại vài năm mới có thể quay lại trồng lứa mới.
Không chỉ bán cho người dân địa phương hay thành phố Hà Nội, phật thủ tại Đắc Sở còn được cung ứng đến các tỉnh như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Lạt…
Bài, ảnh: Ngọc Lệ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn
10:34 | 12/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










