Làng nghề Hà Nội giữa dòng chảy hội nhập
Theo nghệ nhân này, nhiều năm nay, Việt Quang đã thực hiện nhiều đơn hàng với các đối tác Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và một số nước châu Âu, mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho khoảng 120 lao động. Nghệ nhân này cho rằng, con đường bước vào thị trường thế giới của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung, trong đó có sản phẩm mây tre đan không khó, nếu các doanh nghiệp tích cực cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và tham gia các hoạt động kết nối, giới thiệu sản phẩm. Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa, ông Nguyễn Văn Doanh cho biết, Phú Vinh có hơn 2.400 hộ gia đình làm nghề mây tre đan với hơn 4.200 lao động thường xuyên. Nếu trước đây, các sản phẩm chủ yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày, thì nay đã đạt đến nghệ thuật đỉnh cao với mẫu mã đẹp, tính ứng dụng cao.
Nghề mây tre đan tại Phú Vinh.
Các sản phẩm tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi câu đối, hình chim thú, hay các đồ dùng trang trí nội thất như: chao đèn, rèm cửa... đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Trong số này, 40% sản phẩm của Phú Vinh được tiêu thụ trong nước, 60% sản phẩm có mặt ở tất cả các châu lục, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc... Bắt kịp xu hướng, nhiều cơ sở sản xuất tại đây đã sử dụng Internet, mạng xã hội để tìm kiếm khách hàng và không ngừng trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm với các nghệ nhân trong và ngoài nước để sản phẩm ngày càng sáng tạo và khắc phục được những yếu điểm, để không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Tại làng nghề sừng Thụy Ứng (Hòa Bình, Thường Tín), cái ôi của những sản phẩm từ sừng nức tiếng, phóng viên đã đến thăm Công ty Sản xuất và thương mại Hahanco. Anh Vũ Thanh Liêm, Giám đốc Hahanco cho biết, nhiều năm nay, làng nghề sừng Thụy Ứng đã được nhiều hãng thời trang tên tuổi trên thế giới đặt hàng sản xuất phụ kiện, đồ trang sức… Riêng Hahanco có đơn hàng sản xuất lược sừng được bán với giá khoảng gần 1 triệu đồng/chiếc tại Nhật Bản. Đặc biệt, sản xuất vòng đeo cổ cho hãng thời trang Hermes được rao bán trên trang Ebay có giá hơn 10 triệu đồng/sản phẩm…
Sản phẩm của làng nghề sừng Thụy Ứng.
Ông Nguyễn Xuân Huy, Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống Lược sừng Thụy Ứng chia sẻ, để làm ra được một sản phẩm từ sừng, người thợ phải thực hiện ít nhất 30 công đoạn hết sức công phu, đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì. Cuộc sống hiện đại với sự xuất hiện của các nguyên liệu thay thế từng khiến làng nghề sừng Thụy Ứng có giai đoạn lao đao tưởng mất nghề, nhưng nhiều nghệ nhân đã quyết tâm giữ gìn, khôi phục lại tổ nghề bằng cách vừa nghiên cứu thị trường, vừa mày mò cải tiến mẫu mã để có những sản phẩm từ sừng đẹp, giá cả cạnh tranh. Đồng thời, đưa dây chuyền công nghiệp vào sản xuất để tăng năng suất và độ chính xác, tinh xảo. Đáp ứng thị hiếu, nhiều nghệ nhân làng nghề Thụy Ứng còn cho ra đời nhiều sản phẩm từ sừng có giá trị như tranh, ảnh nghệ thuật, tượng rồng, phượng hoàng, đại bàng… Nhiều tác phẩm công phu như: Long phượng kỳ duyên, Song hổ tranh đấu được khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Là “mảnh đất trăm nghề”, nơi hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội hiện có trên 1.350 làng nghề, chiếm 30% tổng số làng nghề của cả nước, trong đó có 305 làng nghề được công nhận với lịch sử hàng trăm tuổi. Trải qua những biến cố thăng trầm, làng nghề không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương, mà còn là nơi bảo tồn, phát huy nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống cùng nét đẹp đặc trưng văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Theo cùng sự phát triển, sản phẩm các làng nghề ngày càng đa dạng chủng loại, mẫu mã, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, làng nghề chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Hầu hết doanh nghiệp làng nghề quy mô nhỏ, tự phát và gặp nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất tập trung, thiếu vốn để đổi mới thiết bị và chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hoá. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu không ổn định, hạ tầng giao thông hầu hết xuống cấp, hoặc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm chưa có biện pháp khắc phục... đã trở thành rào cản để phát triển các làng nghề, cũng như bảo tồn các di tích văn hóa gắn với du lịch làng nghề. Đại diện ngành Công thường Hà Nội cũng cho biết, Thành phố đã có những định hướng cụ thể, như: Khôi phục, bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống; kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững… Còn theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho rằng, để phát triển làng nghề, các doanh nghiệp mong muốn có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề phục vụ sản xuất kết hợp du lịch và khắc phục ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp cũng mong muốn được tạo điều kiện tham gia các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong nước và quốc tế, được có mặt trong các tour, tuyến du lịch làng nghề… “Nếu được tạo điều kiện phát triển và quảng bá thương hiệu, các sản phẩm làng nghề Hà Nội sẽ có chỗ đứng vững chắc tại thị trường tiêu thụ trong nước và tự tin bước ra thị trường thế giới”, ông Dần khẳng định.
Bài và ảnh Thanh Nga
Cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức