Làng nghê giấy dó tại Nghệ An
Trời vừa hửng nắng, ông Nguyễn Văn Hà, xóm 3, xã Nghi Phong (Nghi Lộc) lại mang đống cây niệt (loại nguyên liệu chính để làm giấy dó) ra sân rải đều. Ông thoăn thoắt tách vỏ cây, lớp nhựa ứ ra, bám vào tay, lâu dần tạo thành vết đen khó rửa sạch. Người làm giấy dó bao đời nay, đôi tay vẫn thường lấm lem như vậy.
Việc bóc vỏ cây niệt vất vả, mủ bám đen tay, người dân phải đeo găngngười dân phải đeo găng để vừa đỡ bẩn, vừa có lực tách vỏ. để vừa đỡ bẩn, vừa có lực tách vỏ. |
Ông Hà là một trong số ít các hộ dân còn duy trì nghề làm giấy dó trên địa bàn Nghệ An. Ông cho biết: Nghề này ông bà tôi để lại, đến nay tôi đã nối nghiệp hơn 40 năm rồi, dựng được nhà, nuôi con ăn học cũng từ những thân cây niệt này. Dù công việc vất vả, thu nhập chẳng là bao nhưng đó là nghề truyền thống của cha ông nên gia đình vẫn cố gắng duy trì…
Chứng kiến quá trình làm ra sản phẩm giấy dó mới thấy được sự chịu thương chịu khó của người làm nghề. Cây niệt sau khi mang về sẽ được cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, sau đó tước mỏng như tờ giấy và cho vào nồi nước vôi nấu liên tục hơn 1 ngày để những vỏ cây này từ dai cứng trở nên mềm hơn.
Vỏ cây niệt sau khi tách sẽ cho vào nồi nước vôi luộc kỹ trong vòng 1 ngày. |
Sau khi luộc kỹ, vỏ cây niệt được vớt ra và dùng chày giã mạnh để lấy bột, phần bột này được hoà vào nước để tráng lên khuôn, sau đó mang đi phơi nắng mới tạo ra được những tấm giấy dó.
Các khuôn để tráng nước từ vỏ cây niệt tạo thành giấy dó. |
Đặc thù của nghề làm giấy dó là các công đoạn hoàn toàn thủ công, không hề có sự hỗ trợ của loại máy móc nào, do đó, để làm ra tấm giấy dó thì người làm nghề hầu như không nghỉ tay trong ngày. Đến công đoạn cuối cùng là đem ra phơi, nếu thời tiết mưa như mùa này thì lại phải chờ đến ngày nắng mới hoàn thiện được. Ăn thua là do trời thôi…
Dẫu vất vả là thế, tuy nhiên, thu nhập của nghề làm giấy dó bây giờ không còn như xưa. Giá của mỗi tờ giấy dó chỉ từ 3.000 – 4.000 đồng, nếu cả gia đình từ 2 – 3 người cùng làm thì mỗi ngày chỉ được khoảng 100 tờ, cho thu nhập khoảng 300.000 đồng/ngày. Số tiền này sau khi trừ các nguyên liệu như thân cây niệt, vôi, củi… cùng với công sức cả ngày bỏ ra thì hầu như không có lãi.
Giá cả thấp, đầu ra bấp bênh, không đảm bảo thu nhập là nguyên nhân chính khiến nhiều hộ dân làm nghề tại địa phương nay phải chuyển đổi sang nghề khác.
Giấy dó lâu nay thường được sử dụng làm quạt giấy, cuốn hương trầm hoặc dán cá, tuy nhiên, thị trường nào cũng gặp khó. Giờ người ta dùng quạt điện, quạt tích điện cả rồi. Bà con chỉ còn biết nhập cho các làng nghề hương trầm, nhưng họ cũng mua số lượng khiêm tốn. Trong thâm tâm, bà con nơi đây vẫn muốn tiếp tục duy trì nghề nhưng rất khó đảm bảo cuộc sống hàng ngày, nên giờ vừa làm nghề, lúc rảnh thì làm thêm việc khác .
Làm giấy dó phải chờ trời nắng để đem phơi mới ra thành phẩm. |
Theo Chi cục Phát triển Nông thôn Nghệ An, hiện nay, toàn tỉnh có 182 làng nghề, trong đó chỉ có 1 làng nghề làm giấy dó duy nhất tại xóm Phong Phú, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc.
Xã Nghi Phong là vùng sản xuất giấy dó duy nhất trên địa bàn tỉnh, đó là niềm vinh dự, tự hào nhiều năm nay của người dân địa phương. Tuy nhiên, đến nay làng nghề đã mai một và có nguy cơ biến mất. Từ hơn trăm hộ làm nghề, đến nay toàn xóm chỉ còn vài hộ bám trụ, các hộ khác đã chuyển đổi nghề hay đi làm ăn xa… cả rồi.
Nguyên nhân chính khiến làng nghề giấy dó độc nhất tại xứ Nghệ dần lụi tàn. Thứ nhất, nguyên liệu chính để làm nghề là cây niệt nay đã không còn nhiều, tìm mua rất khó khăn. Thứ hai, không có lao động làm nghề, khi số lao động trẻ tại địa phương đã đi làm ăn xa, xuất khẩu lao động, số còn làm nghề là những hộ cao tuổi, trung niên, việc truyền và giữ nghề không còn khả quan. Thứ ba, giá cả sản phẩm bấp bênh, nhu cầu thị trường sụt giảm, bà con không còn mặn mà với nghề vì thu nhập không đủ trang trải cuộc sống.
Các sản phẩm đa dạng làm từ giấy dó như sổ tay, lịch, đèn ngủ đến vòng cổ. Việc khôi phục một giá trị văn hóa đặc sắc tìm hướng ra cho sản phẩm giấy đã có phần thành công |
Nghề làm giấy dó tại xã Nghi Phong đã có từ lâu đời, tuy nhiên, xã hội càng phát triển, hiện đại hoá thì mặt hàng này dần yếu thế trên thị trường. Việc bà con chuyển đổi nghề cũng là điều bất khả kháng. Mặc dù vậy, huyện Nghi Lộc cũng như chính quyền xã Nghi Phong vẫn mong muốn bà con lưu giữ những ngành nghề truyền thống, không để mai một.
Tin liên quan
Hồi sinh nghề làm giấy dó
14:29 | 27/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 OCOP
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 Nông thôn mới
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 Kinh tế