Làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên (Thừa Thiên - Huế): Bảo tồn giá trị văn hóa thời hội nhập
Ông Nguyễn Thế, nhà nghiên cứu văn hóa Dân gian Huế, chia sẻ: «Theo một số văn bản để lại, làng Mỹ Xuyên hình thành từ thế kỷ 15, khi triều Nguyễn xây dựng cung điện đã trưng tập các thợ giỏi của miền Bắc vào để xây dựng cung điện Triều Nguyễn. Khi họ đến trạm Mỹ Xuyên họ tập trung những người thợ trẻ nhỏ tuổi để giúp việc cho số thợ chuẩn bị vào làm cho cung đình. Sau khi xây dựng xong cung điện Hoàng Thành Huế thì họ trở về đất Bắc, một số ở lại để dạy những người học trò tại Mỹ Xuyên, trong đó có nhiều người đã lập gia đình tại đây. Từ đó hình thành làng nghề điêu khắc Mỹ Xuyên”.
Điêu khắc gỗ ở Mỹ Xuyên mang nét đặc trưng trong kiến trúc Huế. Nghề chạm khắc gỗ ở Mỹ Xuyên chiếm vị trí và có giá trị khá cao về trang trí nên có nhiều dạng khác nhau như chạm lộng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, chạm lồng, chạm khảm.
Các nghệ nhân đang thao tác tại cơ sở Nguyễn Đức Phi.
Ở làng nghề Mỹ Xuyên không chỉ phổ biến dạng điêu khắc tượng tròn mà còn chạm khắc gỗ dưới dạng phù điêu rất phong phú thể hiện trong các công trình kiến trúc nổi tiếng trong các điện của Kinh thành Huế, trên các tường, vách đố bảng, kèo, đòn tay của ngôi nhà rường và trên những đồ dùng sinh hoạt như bàn ghế, tủ, giường... theo phong cách thể hiện tính độc đáo, đặc thù của văn hóa Huế. Để đạt được sự tinh xảo, những tinh hoa của làng nghề phải kể đến lớp nghệ nhân của làng nghề.
Nghệ nhân điêu khắc gỗ Nguyễn Đức Phi, người dân làng điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, chia sẻ: “Những đường nét tinh hoa nhất của thợ điêu khắc ở làng Mỹ Xuyên mang tính chất tỉ mỉ, nghệ thuật. Con người nhìn vào sẽ luôn cảm nghĩ về vấn đề tâm linh, mang sự tôn kính với bề trên. Nên đi theo đường nét đó thì nó có tính cách phong phú. Từ một cục gỗ hết sức bình thường nhưng khi có bàn tay khéo léo của người thợ điêu khắc vào rồi thì đó là những đường nét tinh hoa của người thợ điêu khắc muốn thổi hồn vào để mang v bản sắc hết sức rõ rệt”.
Để thể hiện từng đường nét với họa tiết tinh xảo cần phải có chiếc đục truyền thống mới làm được và để sử dụng được nó phải là người có tay nghề chuyên môn cao. Nói đến hồn cốt của nghề điêu khắc thì không thể không nhắc đến tính mỹ thuật được khắc họa thông qua những bức tượng bằng gỗ.
Để trở thành một người thợ điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên thì phải hội tụ đủ các yếu tố đó là năng khiếu, ý tưởng, tính trừu tượng cùng đôi bàn tay khéo léo và tính mỹ thuật cao trong trạm khắc, khâu đánh bóng tạo hình bức tượng khi đang còn hình thô giáp. Từ những khúc gỗ thô kệch, người thợ phải tạo ra cả một thế giới hình khối nhưng mang được cái hồn, cái thần thái của nhân vật trên sản phẩm. Trên từng nhân vật sẽ là những loại gỗ khác nhau được người thợ sử dụng như một quy chuẩn của nghề.
Nghệ nhân điêu khắc Nguyễn Đức Phi cho biết thêm: “Bản thân tôi được may mắn sinh ra tại làng nghề truyền thống của cha ông để lại. Sau đó thế hệ sau sẽ đưa những lớp trẻ sau lên, do vậy tính nghệ thuật trong điêu khắc ngày càng cao nhưng vẫn giữ vững được những nét tin xảo được tôn kính trong nghề. Đến nay, có nhiều đứa trẻ quá đam mê về vấn đề nghệ thuật điêu khắc cũng giống như tôi ngày xưa vậy. Khi dạy chúng, tôi đem những kiến thức tâm huyết của tôi ra dạy cho bọn trẻ. Qua đó để chúng giữ được bảo lưu được những tinh túy mà cha ông ngày xưa để lại những nét tinh hoa phú quý trong nghề mộc cho mình”.
Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, đến nay làng nghề điêu khắc gỗ truyền thống Mỹ Xuyên đã mang lại những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc biệt và văn hóa kiến trức. Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Huế, Nguyễn Thế, cho biết: “Hiện nay ngoài bảo tồn những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống, các nghệ nhân cũng đã biết phát huy và sáng tạo một số đồ án, hoa văn mang tính nghệ thuật hơn. Chính vì vậy, hiện nay những sản phẩm điêu khắc của Mỹ Xuyên được trong nước ưa chuộng và ở nước ngoài cũng đánh giá cao”.
Về làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, du khách có thể cảm nhận không khí sản xuất khá rộn ràng. Tại đây, có hơn 20 cơ sở sản xuất với hơn 150 lao động đang tất bật công việc vì lượng hàng đang được tiêu thụ khá tốt. Hàng năm, Hội tế Tổ nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên ở Phong Điền được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng, thu hút đông đảo nghệ nhân làng nghề tham gia.
Bài và ảnh Thu Hằng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP