Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V
![]() |
Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam có tổng số 1.151 hội viên. Trong đó: Tập thể: 204 hội viên; Cá nhân: 947 hội viên. Riêng từ năm 2021 đến nay số hội viên mới kết nạp là 450 Hội viên. Trong đó: Tổ chức: 52 hội viên; Cá nhân: 398 hội viên.
Hiệp hội có 11 Ban chuyên môn, 05 Câu lạc bộ; Tổ chức có tư cách pháp nhân: 04 Viện Nghiên cứu, 01 Tạp chí Làng nghề Việt Nam,15 Trung tâm trực thuộc; 6 phòng, ban, đơn vị thuộc và 7 văn phòng đại diện.
Trong những năm qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động nổi bật như: Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức các cấp nhằm thúc đẩy sự phát triển làng nghề và hỗ trợ cho hội viên, làng nghề phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
Tư vấn phản biện, tuyên truyền, xây dựng chính sách Pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề: hiệp hội luôn duy trì mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp khác nhằm tranh thủ sự hỗ trợ cũng như làm tốt công tác tư vấn, phản biện xã hội:
Tham gia góp ý kiến với Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào Dự thảo Văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một số vấn đề liên quan đến làng nghề; Tham gia góp ý Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn….
Đóng góp ý kiến sửa đổi Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “ Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề Thủ công Mỹ Nghệ; Tham gia Hội đồng chuyên ngành về xét Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú do Bộ Công Thương chủ trì.
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hội viên và làng nghề thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm, khoa học công nghệ, dạy nghề, tư vấn pháp lý, tôn vinh, chăm sóc nghệ nhân làng nghề: Hiệp hội đã chủ động phối hợp với các đơn vị của Bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương tổ chức nhiều sự kiện như hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm, liên hoan văn hóa – du lịch, hội thảo chuyên đề, tổ chức nhiều hội nghị khách hàng, kết nối cung cầu giữa các làng nghề. Thực hiện các khóa tập huấn sử dụng, đồng thời cấp tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm làng nghề nhằm hỗ trợ cho việc quảng bá sản phẩm, thông tin chính xác về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm làng nghề. Các sự kiện đều được tổ chức thành công, đạt hiệu quả, qua đó tạo được sự tin tưởng của hội viên và đối tác của Hiệp hội.
Nghiên cứu, chủ động triển khai chuyển giao công nghệ cho các làng nghề, các cơ sở sản xuất – kinh doanh làng nghề công nghệ: bảo quản nông sản thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các làng nghề trong việc ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, tổ chức hội thảo tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ mới cho các làng nghề.
Chuyên đề tư vấn và cung cấp thông tin cho hội viên về 13 loại hợp đồng thông dụng được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015; Tư vấn chuyên đề về các quy định trong Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tư vấn về nội dung Bảo vệ môi trường cho một số hội viên về làng nghề; Hỗ trợ hội viên về xây dựng nhãn hiệu, thiết kế logo và bộ phận nhận diện cho các sản phẩm; Hỗ trợ hội viên trong công tác thành lập các hội chuyên ngành ở địa phương…
Công tác tôn vinh, khen thưởng: Hiệp hội đã tổ chức 10 lần phong tặng các danh hiệu làng nghề, trong đó có các danh hiệu: 1.041 Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam; 73 Làng nghề tiêu biểu; 72 đơn vị Kinh tế Làng nghề tiêu biểu; 10 bảo vật tinh hoa làng nghề; 100 sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Làng nghề tiêu biểu; 131 Thợ giỏi làng nghề Việt Nam; 124 bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam…
![]() |
Về hoạt động đối ngoại: Hiệp hội đã làm việc với một số tổ chức nhằm giới thiệu với các đối tác nước ngoài về hoạt động của mình, giới thiệu quảng bá sản phẩm cho các hội viên, tạo điều kiện cho hội viên tiếp xúc, trao đổi, học tập kinh nghiệm, kiến thức để tìm đầu ra cho các sản phẩm tại nước ngoài: Năm 2018, ký kết với tập đoàn Incentra nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề sang thị trường Nga; Năm 2019, Hiệp hội đã làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Hội đồng xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Ấn Độ..; Năm 2022 tham gia các đoàn khảo sát thị trường, tham gia hội chợ tại Thái Lan, Singapo, Bỉ, Nhật…
Về công tác xã hội: Hiệp hội đã tích cực tham gia các hoạt động công tác xã hội trên mọi lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả cao như: hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, vận động ủng hộ, tương trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, vận động ủng hộ, tương trợ các hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, hoạt động thiện nguyện giúp đỡ bà con vùng sâu, vùng sa, hỗ trợ hội viên trong dịch Covid 19.
Hiệp hội thường xuyên tham gia vào các đề tài, chủ trì các Hội thảo tuyên truyền phổ biến các chính sách, tư vấn nâng cao năng lực của các hội viên gồm: tham gia chương trình khuyến công quốc gia hàng năm; Tham gia nhóm chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam và hàng Việt Nam.
Trong những năm qua, Hiệp hội luôn thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, đúng nhiệm vụ, quyền hạ được quy định tại Điều lệ. Các đơn vị trực thuộc được thành lập đúng quy định của pháp luật hiện hành và hàng năm đều có báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.
Những đóng góp của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Cụ thể: Hiệp hội đã được đón nhận: Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen và danh hiệu cao quý khác của Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ...
Trong thời gian tới, Hiệp hội tiếp tục triển khai Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Triển khai việc rà soát, đánh giá theo tinh thần Văn bản số 4901/BNV-TCPCP ngày 04/10/2022 của Bộ Nội vụ; Tiếp tục triển khai Thỏa thuận Hợp tác đã ký với Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Phát động phong trào sáng tác và trưng bày sản phẩm quà tặng phục vụ đối ngoại, du lịch…; Duy trì sự phối hợp với TW Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM tổ chức các phong trào hoạt động khơi dậy khát vọng phát triển của tuổi trẻ làng nghề, phố nghề; Tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến tổ chức vào quý IV năm 2023.
Lưu Duy Dần
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan

Hiệp hội làng nghề Việt Nam mở lớp đào tạo kỹ năng bán hàng online
10:02 | 03/11/2023 Tin tức

Những bài học kinh nghiệm qua 18 năm hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
15:41 | 05/10/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:22 | 13/09/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
09:27 | 01/12/2023 Nghiên cứu trao đổi

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ
10:00 | 29/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa
08:57 | 24/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V
14:25 | 16/11/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”
14:24 | 16/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn
10:22 | 09/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
09:58 | 13/10/2023 Nghiên cứu trao đổi

Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh
09:58 | 13/10/2023 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 | 22/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề
15:53 | 08/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề
08:10 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề
08:00 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay
14:20 | 10/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề: Ứng dụng công nghệ thông tin - Giành nhiều lợi thế trên thị trường
09:39 | 08/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống
08:00 | 06/08/2023 OCOP

Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam”
15:57 | 04/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay
10:51 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:47 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
09:09 | 14/07/2023 Nghiên cứu trao đổi



Hợp tác, đoàn kết quốc tế hướng tới giảm thiểu biến đổi khí hậu
11:17 Tin tức

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Tiền Giang: Quảng bá văn hóa, du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp
09:29 Văn hóa - Xã hội










