Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tìm những giải pháp hữu hiệu nhất để phát triển nghề và làng nghề trong tình hình mới
Quang cảnh hội thảo.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút trên 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Hội thảo tư vấn xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn trong làng nghề góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Bà Trần Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên cho biết thêm, Hưng Yên là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, nhiều nghề thủ công truyền thống như: Hương xạ Cao Thôn; Tương bần Yên Nhân; Trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai; Nấu rượu Trương Xá... Toàn tỉnh hiện có 54 làng nghề với hơn 11,3 nghìn cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho gần 33 nghìn lao động; doanh thu của các làng nghề đạt trên 7.000 tỷ đồng/năm. Những năm qua, công tác xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các làng nghề đã được lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, các địa phương quan tâm chú trọng, nhờ đó các sản phẩm đã được bảo hộ độc quyền, sản phẩm đã được người dân trong và ngoài nước biết đến.
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đề cao sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân. Cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút trên 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa nếu được quan tâm đến kiểu dáng và mẫu mã. Để có một mẫu mã đẹp cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ không phải là chuyện của ngày một, ngày hai mà là quá trình tìm kiếm, chắt lọc và sáng tạo, đòi hỏi người nghệ nhân không chỉ khéo léo về kỹ thuật, kỹ xảo, nắm vững được đặc tính của chất liệu chế tác mà còn đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo và tâm hồn nghệ sĩ của nghệ nhân thủ công mỹ nghệ. Hội thảo tư vấn xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn trong làng nghề được tổ chức là nhằm mục đích góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Hội thảo cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến tham luận của nhiều cơ quan, ban ngành, các nghệ nhân, hội viên làng nghề xoay quanh chủ đề “tư vấn xây dựng thượng hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thông trong làng nghề”. Như ý kiến “Thực trạng và vai trò xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống hiện nay” của TS. Nguyên Vi Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; “Quan hệ thương hiệu và sản phẩm trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống” của ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; “Gốm Bát Tràng hướng tới xây dựng Thương hiệu cho các sản phẩm ở làng nghề truyền thống” của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển gốm Bát Tràng. “Đổi mới mẫu mã, xây dựng thương hiệu để ngành hàng thủ công mỹ nghệ phát triển” của Hoạ sĩ Vũ Huy Thiều, Chuyên gia ngành thủ công mỹ nghệ.
Theo tiến sĩ Nguyễn Vi Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, điểm yếu của sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đó là thiết kế mẫu. Để có một mẫu mã đẹp, không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là quá trình tìm kiếm, chắt lọc và sáng tạo, đòi hỏi người nghệ nhân không chỉ khéo léo về kỹ thuật, kỹ xảo, nắm vững được đặc tính của chất liệu chế tác mà còn đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo và tâm hồn nghệ sĩ của nghệ nhân.
Ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, để làng nghề phát triển, cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống...
Hội thảo được kỳ vọng sẽ cung cấp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh… bức tranh về thực trạng cũng như vai trò, giải pháp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống hiện nay, nhất là trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19; Quan hệ thương hiệu và sản phẩm trong nền kinh tế thị trường; Xây dựng và phát triển các sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ Việt Nam; Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thiết kế mẫu mã sản phẩm… giúp cơ sở công nghiệp nông thôn trong làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo hướng bền vững, nâng cao năng lực tiếp cận, mở rộng thị trường trong nước và đủ sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập.
Đây là Chương trình Khuyến công Quốc gia hỗ trợ, nhằm tháo gỡ khó khăn về xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Tạo điều kiện nâng cao nhận thức về phát triển thương hiệu sản phẩm tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, thành viên, hội viên của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại các tỉnh phía Bắc.
Bài, ảnh: Thanh Thanh
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng Hương Thủy Xuân – Vẻ đẹp truyền thống giữa lòng Huế
10:12 Tin tức

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
10:05 Xúc tiến thương mại

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 Làng nghề, nghệ nhân









