Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Hiệp hội Làng nghề TP. Hải Phòng: Làng nghề, nghề truyền thống trong hội nhập và phát triển

LNV - Trước yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ngày 22/12/2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số 2215/QĐ-UBND thành lập Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) với mục đích: Tập hợp, đoàn kết các thành viên thuộc làng nghề thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Thành phố về khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố.
Qua 13 năm triển khai thực hiện quyết định của UBND thành phố, Hiệp hội tổ chức thành công 2 kỳ đại hội; Thường trực và Ban Chấp hành Hiệp hội thường xuyên chú trọng kiện toàn tổ chức, ban hành các quy chế, xây dựng chương trình hoạt động trong từng nhiệm kỳ, từng năm và từng nhiệm vụ. Hiệp hội thường xuyên kiện toàn cơ quan thường trực tại số 635 Ngô Gia Tự (phường Đằng Lâm, quận Hải An), do gia đình ông Nguyễn An Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng dành toàn bộ tầng 6 của căn nhà, không lấy kinh phí để làm trụ sở văn phòng của Hiệp hội, tạo điều kiện cho giao dịch và hội họp, sinh hoạt của Hiệp hội; Đồng thời duy trì hoạt động Văn phòng đại diện tại Làng nghề Bảo Hà (xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo) để tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành ngày càng cụ thể, có chiều sâu. Để phát huy vai trò của các nghệ nhân trong phát huy giá trị làng nghề truyền thống, tháng 11/2019, Hiệp hội thành lập Câu lạc bộ Nghệ nhân Làng nghề Hải Phòng với hơn 100 nghệ nhân trên nhiều lĩnh vực; Cuối năm 2020, Hiệp hội kiện toàn tổ chức và ra mắt Trung tâm Sản xuất gỗ mỹ nghệ và ngày 10/4/2021, kiện toàn tổ chức Ban Phát triển Dự án.

Cùng với nhiệm vụ kiện toàn tổ chức, Thường trực Hiệp hội thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tực thuộc phát triển hội viên là các doanh nghiệp, doanh nhân, nghệ nhân có tâm và khả năng tham gia công tác của Hiệp hội theo hướng dẫn của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.


Lễ ký kết giao ước thi đua của Khối các Hội Văn hóa - Xã hội và Hội Nghề nghiệp thành phố Hải Phòng năm 2021.


Về hỗ trợ pháp lý, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật: Hội tham gia các văn bản của Trung ương, thành phố liên quan đến làng nghệ truyền thống; Đề xuất những kiến nghị kịp thời với các cơ quan chức năng thành phố để tháo gỡ các khó khăn do tác động của cơ chế thị trường, định hướng XHCN, dịch bệnh (H5N1, dịch tả lợn Châu Phi, dịch Covid-19...) trong hoạt động phát triển làng nghề, sản xuất, kinh doanh thuộc Hiệp hội.


Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng nhận cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc năm 2020” của UBND thành phố.


Hiệp hội đã vận động hỗ trợ hội viên tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ do thành phố hoặc các bộ, ngành Trung ương phối hợp với thành phố tổ chức. Hiệp hội phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hỗ trợ cho 4 đơn vị là thành viên Hiệp hội thành phố xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo về quản trị kinh doanh, công nghệ chế biến, đóng gói, kiểm soát chất lượng; đào tạo về kiểm soát chất lượng, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm; Xây dựng bao bì nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Hỗ trợ máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất; Kết nối với các tổ chức tài chính để mua thiết bị và máy móc. Kết quả hỗ trợ cụ thể: Hộ kinh doanh chế biến thủy hải sản Bình Phương với sản phẩm: Sứa chế biến (Tổ dân phố số 4 - Thủy Giang, phường Hải Thành, quận Dương Kinh); Công ty TNHH Chế biến dịch vụ Thủy sản Đông Dương với sản phẩm: Nước mắm Vạn Hải loại đặc biệt (Tổ dân phố Lục Độ, thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải); Hộ kinh doanh Nguyễn Thế Lực - Cơ sở sản xuất rượu Đất Cảng với sản phẩm: Rượu Đất Cảng (thôn Hang Lương, xã Lưu Kỳ, huyện Thủy Nguyên) được hỗ trợ 720.000.000 đồng; Hợp tác xã sản xuất mật ong Tùng Hằng với sản phẩm: Mật ong hoa rừng ngập mặn (thôn Đông Tác 2, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy), được hỗ trợ 550.000.000 đồng.


Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng ra mắt Ban Phát triển Dự án.


Hiệp hội phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) triển khai tập huấn: “Giải pháp ứng dựng công nghệ tự động hóa cho làng nghề điêu khắc gỗ, sơ mài”; phối hợp với Trung tầm Khuyến nông (Sở Công thương) hỗ trợ HTX Thủ công Mỹ nghệ Đồng Minh (Vĩnh Bảo); Phối hợp với Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tập huấn: “Thương lượng tập thể, đối thoại xã hội nơi làm việc tại làng nghề vận tải biển” tại xã An Lư (Thủy Nguyên); Phối hợp với UBND quận Kiến An tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển làng nghề gỗ Kha Lâm. Hiệp hội tổ chức nhiều buổi tư vấn, hỗ trợ củng cố, phát triển HTX Thủ công Mỹ nghệ Đồng Minh, HTX Làng nghề trồng hoa, cây cảnh xã Chiến Thắng (An Lão), HTX nuôi nước lợ, xã Lập Lễ (Thủy Nguyên)...

Trung tâm Thư pháp Câu đối và Hán - Nôm học Hải Phòng thuộc Hiệp hội đã mở 16 lớp thư pháp Hán - Nôm cơ bản, thư pháp Việt cho gần 300 học viên (hoàn toàn miễn phí); Đào tạo 9 nghệ nhân thư pháp; Tổ chức tặng chữ đầu năm, khai bút đầu năm ở nhiều nơi hoạt động văn hóa tâm linh trên địa bàn thành phố nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Thầy Lê Thiên Lý, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội, Giám đốc Trung tâm Thư pháp, câu đối và Hán - Nôm miệt mài sáng tác hai thể thư pháp mới riêng của Việt Nam là “Nhân diện thư” và “Vật điểu thư”, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận 1000 chữ “Long” và bộ 12 tranh hình bình thể hiện tên can - chi từ năm 2011-2021; Kỷ lục Giu-nét thế giới xác nhận 1000 chữ “Long” thể hiện trên chiếc đĩa gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) với đường kính 1,2 mét.


Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng khai trương Trung tâm Sản xuất gỗ mỹ nghệ.


Câu lạc bộ Nghệ nhân Làng nghề Hải Phòng thành lập tháng 10/2019. Mặc dù mới được thành lập, song đã kiện toàn tổ chức ở khối ngoại thành và khối nội thành, với hơn 100 nghệ nhân là hội viên tham gia, tổ chức gặp mặt, xác định quy chế hoạt động; Tích cực đẩy mạnh hoạt động đa dạng trên các nghề truyền thống như: Thư pháp; Chế tác, điêu khắc đá, gỗ nghệ thuật; Tranh tượng phù điêu bằng chất liệu thạch cao, xi măng; Chạm khắc vàng bạc, đá quý; Thêu ren, móc chỉ; Làm chiếu cói; Tạo mẫu tóc nghệ thuật; May mặc com-lê, áo dài truyền thuống; Nghệ thuật bon sai bằng chất liệu nhôm tĩnh điện; Văn hóa ẩm thực; Văn hóa dân gian; Sinh vật cảnh, sinh vật biển; Sản xuất mật ong, rượu truyền thống; Thiết kế, thi công các công trình văn hóa, đình chùa, nhà thờ dòng họ truyền thống...Nhiều nghệ nhân Câu lạc bộ đã tích cực tham gia công tác đền ơn, đáp nghĩa, chính sách an sinh xã hội. Ông Tô Xuân Hiền, Phó Chủ tịch Hiệp hội, Chủ nhiệm Câu lạc bộ nghệ nhân Làng nghề, tích cực duy trì hoạt động dệt chiếu cói bảo đảm công ăn việc làm cho hàng chục lao động; Bà Nguyễn Thị Liên, Nghệ nhân, Ủy viên BCH Hiệp hội đã phối hợp với các ban ngành chức năng thành phố và nhiều địa phương mở gần 100 lớp đào tạo nghề thêu ren, móc chỉ cho gần 1000 học viên; Nghệ nhân Ngô Thu An, Đoàn Ngọc Quỳnh tích cực tặng chữ thư pháp khi Tết đến, Xuân về, góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; Nghệ nhân Thu Huyền, Văn Sáu tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, cắt tóc miễn phí cho các gia đình chính sách ở phường Thượng Lý, Trại Chuối, Sở Dầu (quận Hồng Bàng) trong 1 năm với tổng số kinh phí là 180 triệu đồng...


Tổ chức kỷ lục Việt Nam trao xác lập kỷ lục cho ông Lê Thiên Lý, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng, Giám đốc Trung tâm Thư pháp câu đối và Hán - Nôm học Hải Phòng, người thực hiện bộ tranh hình bình từ tên can - chi của các năm từ 2011 đến 2021.


Trung tâm sản xuất gỗ mỹ nghệ được kiện toàn tổ chức, đi vào hoạt động từ cuối năm 2020. Trung tâm do ông Dương Văn Tiến làm Giám đốc; Tổ chức gồm 2 Phó Giám đốc và 30 công nhân, người lao động trong các làng nghề thành phố Hải Phòng. Trung tâm tích cực tổ chức sản xuất, trưng bày sản phẩm gỗ mỹ nghệ, kết nối các làng nghề trong Hiệp hội và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, hướng tới xa hơn đưa những sản phẩm của làng nghề thành phố Hải Phòng đến với các tỉnh, thành phố bạn và bạn bè quốc tế.

Nhằm tôn vinh những nét tài hoa của các nghệ nhân làng nghề, tháng 4 và 5/2021, Hiệp hội tổ chức bình chọn sản phẩm và tặng danh hiệu “Bàn tay vàng Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng” năm 2021 cho 39 nghệ nhân. Sản phẩm những Bàn tay vàng của các Nghệ nhân Hải Phòng đa dạng về loại hình nghề truyền thống (thư pháp, chế tác gỗ, đá nghệ thuật, tô đắp tượng, thêu ren, móc chỉ, may mặc truyền thông, mẫu tóc nghệ thuật, bon sai, hoa lan...); Hình dáng, kiểu dáng công nghệ vừa mang tính cổ truyền, kết nối hiện đại đã được các nghệ nhân chế tác tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao như: 4 sản phẩm của Nghệ nhân Trần Quốc Huy đã kết hợp hài hòa, tinh tế giữ thư pháp và hội họa; Tượng bán thân Đại tướng Võ Nguyên bằng gỗ mít nguyên khối của Nghệ nhân Vũ Quang Lập; Thạch đồ bàn - bản đồ Tổ quốc Việt Nam được chế tác từ phiến đá nguyên khối cách đây hàng tỷ năm của nghệ nhân Phạm Viết Dung; tác phẩm tranh thêu tay “Anh hùng tương ngộ” của Nghệ nhân Ngô Thị Thơ; Tác phẩm bon sai mang tư tưởng “Quần tụ”, “Tình mẫu tử” được Nghệ nhân Vũ Tiến Thành, Đỗ Hải Quân chế tác từ chất liệu nhôm tĩnh điện...

Với những kết quả tích cực trong giữ gìn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống của Hiệp hội đáp ứng nhu cầu hội nhập, phát triển, góp phần xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, nhiều tập thể, cá nhân đã được khen thưởng, tặng thưởng danh hiệu xứng đáng. Ông Dương Minh Đức (làng nghề xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo) được Chủ tịch nước tặng danh hiệu: “Nghệ nhân ưu tú”; Ông Nguyễn An Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thành phố được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tặng kỷ niệm chương; Gia tộc họ Dương (làng nghề Đồng Minh, Vĩnh Bảo) được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tặng danh hiệu: “Bảng vàng gia tộc” và tặng danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam” cho hàng chục nghệ nhân. Hiệp hội được UBND thành phố tặng 2 Bằng khen (năm 2014 và 2018); Năm 2020, được UBND thành phố Hải Phòng tặng Cờ: “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua”.

13 năm so với chiều dài lịch sử là quá ngắn ngủi, song đối với Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng là một chặng đường phát triển với nhiều thành tựu. Những năm tới, phát huy kết quả đã đạt được, Hiệp hội không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp tập hợp hội viên, tổ chức hoạt động vừa góp phần khơi dậy, lưu giữ phát triển làng nghề đáp ứng mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như Nghị quyết Bộ Chính trị (Khóa XII), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI đã xác định.

Thạc sỹ Trần Quốc Huy
Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Làng nghề TP. Hải Phòng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Tin khác

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

LNV - Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Sáng 9/10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Cục Công thương Địa phương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

LNV - Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo nên nền văn hiến rực rỡ mang đậm dấu ấn Thủ đô, trong đó nổi trội, dễ nhận biết là về diện mạo đô thị. Từ quy mô, cấu trúc đô thị, kết cấu hạ tầng, kiến trúc công trình, cảnh quan nhân tạo, cảnh quan tự nhiên, tổng hòa là kiến trúc cảnh quan, luôn được ghi nhận là ngày càng văn minh, hiện đại hơn, xứng tầm là "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

LNV - Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các nước đang và sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

LNV - Nghị quyết số 19/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đều là những chủ chương, chính sách quan trọng tạo nền tảng, cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời cũng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại. Để xác định được hướng đi đúng cho bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề gốm vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Trong đó, cần đề cập đến tất cả các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa ở, làm nghề, những thiết chế văn hóa cũ/mới liên quan để cùng vì mục đích bảo tồn, phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng.
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

LNV - Trung tâm điều phối nông thôn mới huyện Quốc Oai đánh giá Ngọc Liệp đạt 16/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Theo đó, Ngọc Liệp đang trong diện phê duyệt và xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030.
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

LNV - Nhắc đến rắn, chúng ta có thể hình dung ra một loại động vật bò sát có máu lạnh với những nét uốn lượn mềm mại khi chúng di chuyển. Tuy nhiên đâu phải sợ là không gặp, hoặc không có cơ hội được thấy, nhất là ở miền nam Việt Nam. Bắt rắn, ăn rắn, làm thuốc rắn, rượu rắn, cao rắn, kể chuyện về rắn, tất cả những điều này đã trở thành một nét văn hoá sâu đậm trong đời sống của người bình dân Việt Nam.
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

LNV - Từ nguồn vốn khuyến công, Trung tâm đối ngoại và quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Hải Phòng đã triển khai thực hiện hiệu quả các đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất” đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn tại thành phố Hải Phòng trong năm 2024, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động