Hải Dương: Gốm Chu Đậu – Tinh hoa văn hóa Việt
Hình ảnh cá chép được vẽ trên bình gốm là một chủ đề văn hóa dân gian quen thuộc trên gốm Chu Đậu . Ảnh: Trịnh Bộ
Những sản phẩm gốm Chu Đậu được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người thợ . Ảnh: Trịnh Bộ
Cho đến năm 1992, khi trục vớt con tàu đắm tại vùng biển Cù lao Chàm, các nhà khoa học đã tìm ra gần 40 vạn gốm cổ vật nằm sâu dưới đáy biển được định giá rất cao. Gốm Chu Đậu đã đi một hành trình dài âm thầm hàng trăm năm để cuối cùng đã được phát hiện và hồi sinh.
Không gian trưng bày gốm Chu Đậu như một Bảo tàng các sản phẩm gốm Chu Đậu với nhiều kiểu dáng, chủ đề . Ảnh: Trịnh Bộ
Sau gần bốn thế kỷ bị mai một, làng gốm Chu Đậu đang dần hồi sinh. Ngoài bán trong nước, gốm Chu Đậu được xuất khẩu đến nhiều thị trường khác ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á… Đặc biệt, gốm Chu Đậu có mặt tại gần 50 bảo tàng trên thế giới, trong đó có những sản phẩm được định giá lên tới hàng triệu đô-la. Ở đâu gốm Chu Đậu cũng làm mê mẩn lòng người bởi hình dáng, lớp men và hoa văn độc đáo.
Theo quan điểm của người xưa, nói đến các vật phẩm bằng gốm là nói đến sự kết hợp hài hòa của năm yếu tố, kim, mộc thủy hỏa thổ. Kim loại có trong xương và men gốm tạo ra vẻ đẹp và sự huyền bí của màu sắc. Lửa là tác nhân của sự bền chắc trong xương gốm, sự sáng trong quyến rũ của áo gốm. Nước hợp với đất tạo dáng cho gốm. Ngọn lửa là cha tạo ra phẩm chất sắc thái của gốm, đất là mẹ tạo ra xuơng thịt cho gốm. Người ta nói, người là tinh hoa của trời, gốm là tinh hoa của đất. Nên nói đến gốm phải nói đến đất. Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Đất làm ra gốm Chu Đậu được khai thác ở một nơi đặc biệt tại vùng đất thiêng Chí Linh.
Một góc xưởng sản xuất gốm sứ . Ảnh: Trịnh Bộ
Trời đất đã phú cho vùng đất nơi đây một nguyên liệu quý giá để làm gốm. Đó là trầm tích được lắng đọng nhiều nghìn năm ở nơi giao nhau của sáu con sông, hay còn gọi là Lục đầu giang. Trầm tích của lục đầu giang là đất sét trắng, khác với các loại đất hóa thạch. Tầng đất sét quý giá này rất mỏng, thường chỉ vài mét, bỏ qua các lớp đất bề mặt, lớp đất cát đào xuống sâu mới khai thác được. Các nhà khoa học khẳng định đó là đất quý hiếm, ít tạp chất nhiều khoáng chất. Đất sét này có độ dẻo cao, khó tan trong nước ,hạt mịn, màu trắng sáng. Đất nguyên thủy, sau khi khai thác xong phải được xử lý theo một quy trình nghiêm ngặt theo phương pháp truyền thống qua bốn công đoạn.
Đầu tiên, đất được đưa vào bể giã. Ở bể này, đất sét thô được ngâm lâu trong nước đến khi đất nát ra, gọi theo cách dân gian là đất đã chín. Đất được đánh đều cho đến khi thành một hỗn hợp lỏng. Hỗn hợp lỏng trong bể giã được tháo xuống bể thứ hai gọi là bể lắng. Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất nhất là các chất hữu cơ nổi lên, sỏi đá nặng lắng xuống phía dưới lại được thải bỏ để lấy phần ở giữa. Sau đó, đất được đưa sang bể thứ ba gọi là bể lọc để lấy được phần mịn nhất rồi sau đó chuyển sang bể thứ tư là bể ủ. Tại bể ủ, oxit sắt và các tạp chất khác bị khử. Công đoạn cuối cùng, thời gian ủ càng lâu càng tốt.
Các mẫu ấm chén gốm Chu Đậu không chỉ đẹp về tạo hình mà còn đẹp về kiểu dáng vàmàu men . Ảnh: Trịnh Bộ
Trang trí gốm rất phong phú, từ đắp nổi, khắc chìm, vẽ công phu, phóng bút và thần bút thật phóng khóang và điêu luyện nhưng luôn được đặt trong một chuẩn mực nghiêm ngặt về thẩm mỹ. Người thợ vẽ xưa đã phản ánh sinh động khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống dân giã của người Việt, hoa sen, hoa cúc, hình lá chuối, vịt trời bay trên sông, chích chòe tìm sâu trong vườn, những nét vẻ sóng nước hình thang tạo hình như vương miện vua Hùng đính những lông chim lạc việt trên những bình tỳ bà, những ấm rồng, lư hương thể hiện vẻ đẹp thuần khiết Việt Nam không lẫn với những tích cổ hay cảnh vật nước ngoài.
Chiếc ang thế kỷ XV, gốm Chu Đậu
Một trong những điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là các đường nét hoa văn phản ánh đời sống, tín ngưỡng, triết lý và tâm hồn người Việt, trong đó chủ yếu là hình ảnh hoa sen, hoa cúc, chim Lạc Việt. Đặc biệt, hoa văn trên gốm Chu Đậu được trang trí theo phương pháp vẽ dưới men, tức là trang trí hoa văn trước rồi tráng men sau. Men gốm Chu Đậu được làm từ vỏ trấu, đa phần là men trắng trong, hoa lam, men lục, xanh nâu, tam thái.
Hiện, gốm Chu Đậu chủ yếu được sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống với 3 dòng sản phẩm chính là hàng phục chế theo các mẫu gốm cổ, hàng gia dụng và hàng xuất khẩu. Trong đó, sản phẩm tiêu biểu và đặc sắc nhất của gốm Chu Đậu cổ là chiếc bình Hoa Lam và bình Tỳ Bà còn được gọi là bình cha, bình mẹ. Bình tỳ bà mang dáng hình cây đàn tỳ bà đại diện cho tính âm, đất mẹ hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam dịu dàng hiền thục nết na. Bình hoa lam thể hiện cho tính dương là người chồng, là cha, là trụ cột là nền tảng. Ngoài ra, những sản phẩm khác như: Bình cúp Ngũ Hành, ấm rượu Rồng, hũ Hổ Phù… cũng là những sản phẩm làm nên thương hiệu gốm Chu Đậu. Sản phẩm của làng gốm Chu Đậu được xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời được trưng bày tại 46 bảo tàng của 32 nước trong khu vực và trên thế giới.
Các sản phẩm được người thợ kiểm tra kĩ trước khi cho vào lò. Ảnh: Trịnh Bộ
Với những nỗ lực không mệt mỏi nhằm hồi sinh gốm Chu Đậu của các nhà khảo cổ học, các nhà khoa học, những nghệ nhân, họa sỹ, chính quyền và người dân địa phương, hyvọng những sản phẩm gốm Chu đậu ngày nay sẽ tìm lại một thời vàng son...
Cùng với việc khôi phục nghề gốm cổ, những năm gần đây, các doanh nghiệp và người dân ở Chu Đậu đã bắt đầu chú trọng phát triển du lịch làng nghề với nhiều hoạt động phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách như: Xây dựng các gian trưng bày rộng hàng nghìn m2 để giới thiệu các sản phẩm phục chế các mẫu gốm cổ hay không gian vườn gốm thư pháp, nhà thờ Tổ gốm... Đến với Chu Đậu, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên thanh bình, yên ả của làng quê đồng bằng châu thổ sông Hồng mà còn có dịp tìm hiểu nghệ thuật làm gốm cổ xưa, trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất, tạo dáng, vẽ, viết chữ, ký tên lên sản phẩm để làm kỷ niệm.
Bài, ảnh: Gia Bảo
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:42 Tin tức