Giữ hồn nghề Gốm làng Cậy gần 500 năm tuổi
Nghệ nhân gốm làng Cậy đau đáu giữ nghề truyền thống (Ảnh: Báo HD)
Theo các nghệ nhân trong làng nghề gốm, sứ ở làng Cậy ra đời cách đây khoảng gần 500 năm. Thời hoàng kim, cả làng, nhà nhà, người người làm gốm, cả làng có 4 lò bầu và vài chục lò đứng cùng đỏ lửa nung gốm suốt ngày đêm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng nghề cũng có nhiều thời điểm khó khăn, tưởng như bị mai một. Nhưngvới sự nỗ lực của các nghệ nhân cao niên trong làng, đến nay nghề này vẫn được duy trì.
Các sản phẩm của làng nghề gốm Cậy đa dạng phong phú từ đồ dùng sinh hoạt trong gia đình đến đồ thờ tự, trang trí…
Gốm làng Cậy sản xuất theo phương thức thủ công gồm nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều có kỹ thuật riêng và nhiều bước nhỏ, đòi hỏi sự khéo léo của nghệ nhân. Nguyên liệu chính làm xương gốm Cậy là đất sét và cao lanh, được lấy ở vùng Đông Triều - Quảng Ninh. Men gốm truyền thống lấy từ tro trấu hoặc tro củi lọc kỹ hòa với nước và cao lanh khai thác ở Hồ Lao (Đông Triều). Chất liệu dùng để trang trí hoa văn chủ yếu là ô xít cô ban, màu lam nhạt. Ngoài ra còn nhiều chất liệu khác để pha chế các loại màu khác nhau.
Nghề Gốm làng Cậy gần 500 năm tuổi (Ảnh: ST)
Nguyên liệu làm sành sứ là cao lanh, đất sét trắng mua ở Kinh Môn, củi đốt lò mua ở vùng rừng núi, theo đường sông mang về, than mua ở Quảng Ninh, các loại hóa chất làm men mua ở Hà Nội.
Công cụ sản xuất gồm bể lọc đất, bàn xoay tạo hình, lò nung, khuôn mẫu đều do người làng tự làm. Các nghệ nhân làm gốm sứ Cậy luôn luôn cải tiến kỹ thuật, nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm. Bàn xoay chuốt gốm sứ Cậy cấu tạo như sau: cái ắc hay rốn bàn xoay còn gọi là cái lú, cái song, chất liệu đều được làm bằng cao lanh, tráng men nên cứng rắn, trơn nhẵn hơn đất nung, chất lượng tốt hơn.
Sản phẩm gốm làng Cậy gồm 4 dòng chính: Gốm men xanh ngọc, gốm men nâu, gốm men trắng - xanh và gốm men trắng vẽ lam. Tuy nhiên, gốm hoa lam ở đây là chủ yếu, chiếm tỷ lệ là 80-90%.
Ngày nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, gốm sứ công nghiệp phát triển mạnh khiến thị trường gốm sứ truyền thống bị cạnh tranh khốc liệt. Việc khôi phục và phát triển gốm sứ Cậy gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, làng Cậy chỉ còn hơn 10 hộ duy trì nghề sành sứ, sản phẩm chủ yếu vẫn là chén bát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và manh mún. Những nghệ nhân tâm huyết trong làng vẫn đang từng ngày mong mỏi nghề gốm, sứ ở làng Cậy sẽ được phục hồi, phát triển cùng với sản phẩm sứ Hải Dương, gốm Chu Đậu... Mặc dù, UBND tỉnh Hải Dương đã có quyết định công nhận làng gốm Cậy là làng nghề truyền thống – và đây là điều kiện thuận lợi cho gốm sứ làng Cậy vươn lên khẳng định thương hiệu. Tuy nhiên, để đạt được điều này, không chỉ có sự nỗ lực của người dân, mà cần sự vào cuộc, cũng như hỗ trợ của các cơ quan chức năng nhằm đưa gốm, sứ làng Cậy trở lại thời hoàng kim.
Thảo Nguyên TH
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức