Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Giữ “hồn” nghề đan đát

LNV - Kiên Giang ai vẽ thành tranh núi rừng xanh, nhìn nước biển xanh... câu hát trong ca khúc “Đất biển Kiên Giang” của nhạc sĩ Lý Dũng Liêm gợi lên vẻ đẹp non nước hữu tình của mảnh đất cuối trời tây nam. Nét đẹp của Kiên Giang không chỉ về cảnh vật, tài nguyên mà còn có những làng nghề và nghề truyền thống mang đậm hơi thở hồn quê của vùng đất Nam Bộ.
Một lần ghé thăm xã Minh Hòa, huyện Châu Thành (Kiên Giang), chúng tôi luyến lưu mãi vì vẻ đẹp của những con người lao động, những sản phẩm đan đát bằng tre và cái tình của một làng nghề được công nhận là nghề truyền thống đã tồn tại hơn trăm năm qua.

Nhắc đến những làng nghề, nghề truyền thống hay những nét văn hóa đặc sắc thì không thể không nhắc đến Kiên Giang, tỉnh nằm ở phía tây nam của Tổ quốc. Nơi đây có nhiều điều thú vị cho mọi người tìm hiểu, điển hình như nghề đan đát tại xã Minh Hòa mà chúng tôi ghé thăm. Người dân nơi đây rất đỗi tự hào với nghề truyền thống của ông cha truyền lại, vì nghề không chỉ mang lại nguồn thu nhập giúp cho những người dân quê thoát nghèo mà còn là nghề “cha truyền con nối” qua bao thế hệ.

Sề, mặt hàng đang được HTX sản xuất bán cho những làng nghề miền biển.


Chúng ta ai cũng biết, mảnh đất đồng bằng sông Cửu Long vốn là vựa lúa lớn nhất cả nước. Vì thế, nhu cầu về đồ đan phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của bà con rất lớn. Không chỉ vậy, các dụng cụ bằng tre, trúc cũng được người dân miền biển sử dụng khá nhiều để đựng và chế biến các loại thủy hải sản. Những khi nông nhàn, người dân sử dụng nguyên liệu tre trúc vốn có sẵn trong xóm, làng, đan thành những vật đựng hay nông cụ để bán hoặc đổi lúa cho bà con quanh vùng. Sau này việc mua bán trao đổi được tiến hành ở diện rộng hơn, ra cả khu vực.

Năm 2018, cùng với những nghề truyền thống khác ở các địa phương trong tỉnh Kiên Giang, nghề đan đát ở xã Minh Hòa được công nhận là nghề truyền thống. Không ai nhớ rõ nghề này có từ khi nào, chỉ biết rằng những cụ lớn tuổi nơi đây được truyền từ ông bà, cha mẹ rồi đến thế hệ các cụ lại tiếp tục truyền cho con cháu hôm nay.

Chúng tôi đến thăm hợp tác xã (HTX) đan đát Hòa Tân, may mắn khi gặp được hai cụ bà lão luyện trong nghề. Ngồi quây quần trò chuyện và nghe hai cụ kể về thời con gái, về câu chuyện làm nghề đan đát và những thăng trầm trong nghề mới thất hết niềm tin yêu của các cụ với nghề.

Cụ bà Đỗ Thị Quảng, năm nay đã ngoài 80 tuổi, có gần 60 năm làm nghề đan đát. Nhìn đôi bàn tay gầy gò, đã nhăn nheo vì tuổi tác nhưng từng sợi nan đan móc vào nhau vẫn nhanh nhẹn và chính xác. Cụ bà Quảng kể rằng, nghề này truyền từ ông bà của cụ đến nay tất cả con cháu trong nhà đều biết đan và xem đó là một nghề chính để kiếm sống.

Cụ bà Phạm Thị Diễm Lệ đang làm nghề.


Thời còn trẻ, xóm của cụ Quảng đông vui rộn ràng vì ai ai cũng học đan. Những đống nan tre chẻ nhỏ chất đầy trước mỗi hiên nhà để chờ tay người thợ. Người già lấy đan đát để chuyện trò thăm hỏi, người trẻ thì vừa làm vừa vui đùa tán chuyện. Ngày đó các cụ chưa biết HTX là gì mà nó đơn thuần chỉ là một nghề dân dã giúp bà con có thu nhập. Các sản phẩm làm xong được các bà, các mẹ mang ra chợ bán chứ không có người đến tận nơi thu mua như bây giờ.

Ngồi cạnh bên đang vót những nan tre nhanh thoăn thoắt, cụ bà Phạm Thị Diễm Lệ, năm nay 72 tuổi cũng đã miệt mài với nghề này hơn 50 năm qua. Cụ Lệ bảo rằng, những kỷ niệm vui buồn ngày nào cụ vẫn nhớ như in. Cụ Lệ kể, thời con gái chừng mười mấy tuổi, cụ đã được mẹ dạy cho đan, cho đát, cứ thấy ai làm thì mình dòm theo rồi tập từ từ theo mẹ chỉ. Thấy thích thì học nhanh biết, rồi cứ thế cụ Lệ làm nghề cho đến tận bây giờ.

Chia sẻ về kinh nghiệm làm nghề cụ Lệ nói: “Từ khâu chọn nguyên liệu thôi đã phải kỹ lưỡng bởi sản phẩm muốn bền, đẹp phải chọn tre, trúc sao cho bóng đẹp, cây già chắc. Từ việc chẻ nan, vót nan mỗi khâu đều có cái khó riêng...”.

Để có thành phẩm đẹp, bền, người thợ phải thật khéo tay, tỉ mỉ trong từng khâu. Khâu khó nhất là vót vành, kế đến là lận vì nếu làm không đều tay không khéo sẽ tạo ra sản phẩm méo mó, không đẹp. Đặc biệt, lận là một công đoạn cần kết hợp cả sự khéo léo và sức mạnh. Lận vào trong vừa khớp tầm của vành nên khá ít người làm được.

Chi Lê Thị Hồng, một thành viên của HTX.


Nguyên liệu đơn giản, còn dụng cụ cũng chỉ là đồ dùng thông thường như dao chặt, chấn vành, dao chẻ, dao vót nan nhưng để làm ra sản phẩm thì lại không hề đơn giản. Tre, trúc được cưa thành đoạn theo mục đích sử dụng như đan sàng, giỏ, rổ, rá, sề, cần xé... tùy theo độ lớn nhỏ khách yêu cầu.

Tre, trúc phải cạo sơ lớp vỏ bên ngoài và chẻ nhỏ, sau đó cạo bỏ lớp ruột mỏng bám trên bề mặt phía trong, vứt bỏ ruột lấy lớp da cứng phía ngoài nếu làm nan đan. Còn làm nan đát thì vót cạnh lấy một phần da, một phần ruột. Phải vót thật khéo và cẩn thận nếu không sẽ cắt vào tay người làm vì dao rất bén. Ấy vậy mà những bàn tay cứ nhanh thoăn thoắt, những sợi nan thành phẩm cứ liên tiếp thành hình.

Cho đến nay nhiều người vẫn nghĩ “đan đát” là cách gọi lái đi của từ “đan lát”, gọi chung cho nghề mây tre đan, nhưng không phải vậy. Theo các cụ, đan đát là một kiểu đan được sử dụng nhiều nhất khi đan các loại đồ đựng ở đồng bằng sông Cửu Long. So với các cách đan khác thì đan đát lâu hơn nhưng sản phẩm làm ra rất chặt và bền.

Cụ bà Đỗ Thị Quảng chia sẻ: “Thật may mắn cho bà con nơi đây vì ông bà xưa đã tạo lập nghề đan đát và truyền lại cho con cháu. Những lúc khó khăn, nghề này chính là kế sinh nhai cho người dân, vậy là mọi người cứ thế học đan”. Những mặt hàng như rổ, rá, sàng, sề, cần xé, nia, thúng... được đưa đi tiêu thụ khắp vùng, được thị trường ưa chuộng, đón nhận. Những thời điểm hàng hút, làng nghề phải sáng đèn vào ban đêm.

Theo thống kê, ấp Minh Tân có diện tích tự nhiên 526 ha, trong đó sản xuất nông nghiệp là 501 ha, còn lại là đất vườn rẫy. Dân số có khoảng 500 hộ với hơn 2.200 khẩu, phần lớn bà con sống dựa vào nông nghiệp là chính và nghề truyền thống đan đát từ tre, trúc.

Những đôi tay nhăn nheo vì tuổi vẫn bám với nghề.


Cai nghề không phụ cái tấm long của con người yêu mến và giữ gìn nó, nên giúp người dân nơi đây ăn nên làm ra nhờ vào những mặt hàng từ tre, trúc. Năm 2018, không tính những đơn hàng lẻ thì 11 thành viên của HTX đan đát sản xuất và tiêu thụ khoảng tám nghìn sản phẩm, thu về gần 250 triệu đồng. Bà con xã viên phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm có đầu ra và cái nghề vẫn được tiếp tục phát huy. Năm 2019, HTX tiếp tục sản xuất khoảng tám nghìn sề cá cơm cung cấp cho các vùng quê biển chuyên nghề sản xuất khô cá cơm trong tỉnh.

Theo chị Phạm Thị Diễm Trang, Giám đốc HTX đan đát Hòa Tân, năm 2010, HTX đan đát Hòa Tân thành lập. Những ngày thành lập, HTX gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tìm đơn hàng Nhưng rồi thời điểm đó cũng qua nhanh, khi HTX tìm được những đơn hàng đầu tiên từ các hộ làm nghề biển ở Hà Tiên, mang đến lợi nhuận chia đều cho bà con.

Chị Phạm Thị Diễm Trang cho biết: “Lúc đầu vận động bà con tham gia HTX rất khó, do bà con chưa có lòng tin. Đến khi chúng tôi tìm đầu ra ổn định, hàng xuất đi nhiều thì bà con đã yên tâm sản xuất và ủng hộ HTX”. Các thành viên cũng thống nhất là tự mua nguyên liệu rồi làm, HTX làm đầu mối thu mua mang đi bán.

Từ buôn bán nhỏ lẻ, tự sản xuất tự mang ra chợ bán, nay mặt hàng đan đát của HTX đã có nguồn đầu ra ổn định, hàng đặt làm không kịp tay. Chị Lê Thị Hồng, thành viên HTX nói: “Giờ khỏe lắm, HTX vào tận nhà thu mua sản phẩm chứ không đi bán lẻ ở chợ như trước. Có đơn hàng nhiều thì rảnh giờ nào làm giờ đó, ít đơn hàng thì làm bán lẻ. Thu nhập cũng khá ổn định nhưng nhiều khi nguyên liệu lên giá thì lời ít lại”.

Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển khá nhiều hộ dân cũng thay đổi nghề và có những lựa chọn cho riêng mình. Còn lại một số hộ vẫn giữ nghề, bám nghề dù đôi khi bị ảnh hưởng nhiều nguyên nhân khách quan nên hàng cũng có phần bán chậm lại. Nguồn nguyên liệu cũng trở thành một nỗi lo vì càng ngày càng ít mà giá tre, trúc lại tăng khá cao.

Hiện nay, thêm một khó khăn nữa cho nghề đan đát khi sự lấn át của đồ nhựa, đồ inox, đồ nhôm... có phần chiếm ưu thế bởi kiểu dáng, màu sắc đa dạng, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, không vì vậy mà các đồ dùng bằng tre, trúc mất đi vị trí của mình. Hiện nay nhiều nhà hàng, quán ăn sử dụng các vật dụng này để đựng thức ăn nên hàng sản xuất ra vẫn tiêu thụ khá tốt.

Mặt hàng này là sản phẩm tự nhiên nên không gây hại gì cho môi trường như các loại vật dụng khác. Chị Phạm Thị Diễm Trang, tâm sự: “Trước kia mình làm chỉ nghĩ đơn giản là làm chứ chưa hiểu sâu sắc ý nghĩa của nghề như bây giờ. Khi biết được nghề đan đát của địa phương được công nhận nghề truyền thống ai nấy đều phấn khởi, tự hào và càng trân quý nghề hơn”.

Nghề đan đát truyền thống đã rộn ràng xuyên suốt hơn trăm năm qua. Bà con vẫn theo nghề, bám nghề dù trải qua bao thăng trầm, biến cố. Có những khi nghề này mai một, tưởng chừng mất đi vì nhiều nguyên nhân. Nhưng rồi tất cả khó khăn đều qua đi, nghề đan đát vẫn âm thầm tồn tại và phát triển lên, còn đánh trúng nhu cầu tiêu thụ và thị hiếu của người tiêu dùng bởi tính năng thân thiện môi trường.

Nghề đan đát ở mỗi nơi mỗi khác nhau, bởi dù chỉ là vật vật bằng tre trúc đan, bệnh lại thành hình thù nhưng trong đó chở được nét đặc thù của từng vùng quê, phù hợp đời sống, sinh hoạt thực tế của người dân. Trong từng sản phẩm còn chứa đựng công sức, tâm huyết của những người thợ luôn muốn tạo ra những sản phẩm đẹp và bền và hữu dụng.

Xã hội phát triển, công nghệ hiện đại, máy móc cùng lúc có thể sản xuất ra hàng loạt sản phẩm, đa dạng về mẫu mã, loại hình, nhưng xét ở một khía cạnh khác nó không thể so sánh bằng những mặt hàng thủ công, mộc mạc, bởi cái cốt, cái hồn của những vùng quê luôn tồn tại trong từng sản phẩm đó.

Bài và ảnh: Thy Trang - Việt Tiến

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.

Tin khác

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

LNV - Nghề thêu truyền thống có mặt ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyện, không thể không nhắc đến làng nghề thêu ở Mỹ Đức (Hà Nội) – nơi được coi là ‘cái nôi’ của nghệ thuật thêu. Với sự kết hợp độc đáo giữa hội hoạ và thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, cùng chồng là một hoạ sĩ, đã sáng tạo ra một phương pháp thêu mới lạ. Để có được thành công này, bà đã trải qua hàng năm trời nghiên cứu, cải tiến, và không ngần ngại từ bỏ hàng trăm bức tranh thêu tay tỉ mỉ.
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để chuẩn bị đơm hoa đón Tết chào Xuân mới Ất Tỵ năm 2025.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệ
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho Làng nghề đ
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024

Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024

LNV - Sáng 25/12/2024, tại Nhà Văn hóa quận Đống Đa, Hội Nhà văn Hà Nội long trọng tổ chức Lễ tổng kết công tác năm và trao giải thưởng văn học Thủ đô; trao quyết định kết nạp hội viên mới của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2024.
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới

LNV - Năm 2024, quận Cầu Giấy tiếp tục ghi nhận những bước phát triển đồng bộ và toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, văn minh đô thị. Vượt qua khó khăn, quận Cầu Giấy khẳng định vai trò là một trong
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động