Giữ gìn nghề làm giấy dó Đống Cao
![]() |
Ở Việt Nam, nghề làm giấy Dó có từ thế kỷ III, phát triển mạnh vào thế kỷ VIII và XIV. Giấy Dó là một loại giấy được sản xuất thủ công từ vỏ những cây Dó (như Dó giấy, Dó liệt...), và được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian. Trong thời kỳ phong kiến, giấy Dó cũng là nguyên liệu làm giấy sắc (để viết sắc của vua ban), giấy lệnh (để viết các lệnh chỉ của vua), giấy bản (phục vụ dân dụng), giấy quỳ là loại giấy đẹp nhất… Theo thời gian và sự phát triển của các loại giấy công nghiệp, giấy Dó không còn được nhiều người ưa chuộng nữa nên nghề làm giấy Dó cũng theo đó lụi tàn.
Đầu những năm 1990, nghề làm giấy dó và giấy làm ngòi pháo ở đây vẫn còn phát triển rầm rộ. Kể từ khi Nhà nước cấm pháo, thêm vào đó, sản xuất giấy công nghiệp có lãi nhiều hơn nên người làng Đống Cao dần “thờ ơ” với nghề làm giấy dó truyền thống.
![]() |
Vỏ cây dó qua kỹ thuật của người Việt có thể dùng làm ra giấy có độ bền lên đến 500-600 năm. |
Nằm trên mảnh đất Kinh Bắc nổi tiếng với kho văn hóa dân gian và những làng nghề cổ truyền lâu đời, đất Phong Khê (TP. Bắc Ninh) có thôn Dương Ổ (còn có tên Đống Cao) và Đào Xá (còn có tên Điều Thôn) được biết đến với làm nghề giấy Dó từ hàng trăm năm và vẫn còn phát triển, lưu truyền đến ngày hôm nay. Điều khó khăn khi sản xuất giấy Dó không chỉ là đầu ra của sản phẩm mà nguyên liệu sản xuất giấy cũng khan hiếm hơn. Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây Dó, chỉ có ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch mới bóc được vỏ cây Dó do vỏ tự tróc ra, ngoài 3 tháng này vỏ bóc bị sát nên không thu hoạch được.
![]() |
Một số sản phẩm làm từ giấy dó |
Để có được một tờ giấy Dó mỏng, bền, dai, người thợ nghề Đống Cao đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và rất tỉ mỉ. Tính sơ sơ từ cây Dó ra được tờ giấy phải trải qua 10 công đoạn. Loại Dó tốt nhất để làm giấy được thu hoạch từ các cánh rừng già các tỉnh miền núi phía Bắc... Công đoạn phân loại Dó cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn của người làm nghề khi phải dùng dao mỏng tách từng sợi Dó. Dó trắng dùng để làm giấy viết gia phả, Dó nâu vàng dùng để làm tranh. Khi mang về, vỏ cây Dó được lột lớp vỏ đen, lấy lượt vỏ trắng xé nhỏ, ngâm nước vôi từ 1-2 ngày. Sau đó vớt ra, bó thành từng mớ, ngâm vào nước vôi tôi. Chuyển sang thùng nấu, cứ một thùng là 50 kg Dó hết 20 kg than, than tàn Dó cũng chín đúng độ. Một ngày sau, dỡ ra lại ngâm nước cho hết vôi, nhặt bỏ từng mấu nhỏ còn sót lại. Dó đem đi rửa tiếp, cho vào bể ngâm 15-20 ngày, rồi vớt ra, cho vào cối giã nhuyễn từ 3-5 tiếng, đem đãi lấy nước trong. Bột Dó sẽ được nắm chặt, rửa sạch thêm một lần nữa. Công đoạn tiếp theo nhưng cũng là khó và quan trọng nhất chính là seo giấy bằng liềm seo. Liềm seo là một tấm mành được đặt trong khuôn gỗ. Khi seo người thợ chao qua chao lại cho bột dính đều trên liềm seo. Sau đó lật ngược liềm seo là được một tờ giấy. Giấy ướt với số lượng nhất định được đặt lên một tấm gỗ dùng vật nặng đề lên để ép kiệt nước rồi đem phơi.
Giấy Dó hiện nay chủ yếu được dùng làm nguyên liệu cho tranh dân gian, câu đối, vàng mã, các loại đồ chơi dân gian, giấy gấp Origami…
Tin liên quan

Thương hiệu bánh cốm Xưa Nay ra mắt sản phẩm mới- Cốm lá Hà Thành và tri ân tổ nghề
14:00 | 08/10/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Lưu giữ nghề làm bánh đa vừng cổ truyền
09:42 | 10/10/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng say mê với nghề truyền thống
09:43 | 10/10/2023 OCOP
Tin mới hơn

Yên Bái: Bảo tồn và phát triển làng nghề nông thôn
14:40 | 06/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch
14:34 | 06/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:09 | 04/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa
09:27 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai
10:18 | 30/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống
15:40 | 29/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu
09:29 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu
09:07 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch
08:08 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
13:56 | 25/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng
09:00 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao
08:58 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
10:55 | 22/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa
14:33 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây
13:50 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì
22:00 | 16/11/2023 OCOP

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










