Độc đáo tranh làng Sình xứ Huế
![]() |
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước hiện được cho là người cuối cùng biết chế tác và khắc nét tranh đúng theo lối làm tranh dân gian làng Sình cổ. |
“Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Dân gian có câu hò "Thuyền từ Đông Ba, thuyền qua Đập Đá, thuyền từ Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình". Cách TP. Huế khoảng 10 km² về phía đông Bắc, làng Sình được biết tới là một trong những địa danh có bề dày lịch sử lâu đời ở mảnh đất cố đô Huế. Là làng thuần nông, làng Sình có những đặc điểm văn hóa đa dạng, độc đáo như có chùa thờ Phật và nhà thờ Thiên chúa, có cộng đồng một số dân tộc sống xen kẽ, có lễ hội vật truyền thống đã đi vào ca dao:
“Dù ai đi đó đi đây
Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình”.
Theo thời gian, làng Sình vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa đặc trưng nhất, nhộn nhịp với kẻ tô, người vẽ, giấy tranh phơi phủ kín lối vào. Làng Sình có thời từng được gọi là làng Hồ Điệp, cũng là từ một công đoạn của nghề làm tranh truyền thống nức tiếng ("hồ điệp" có nghĩa là dùng bột điệp quấy với hồ rồi phết lên giấy dó).
![]() |
Tranh làng Sình được biết tới là một trong những nhân chứng sống có bề dày lịch sử lâu đời ở xứ kinh kỳ. |
Tranh dân gian làng Sình tồn tại đã hơn 400 năm chứa vẻ đẹp văn hóa làng xã xưa. Thuở đầu, khi mới xuất hiện, tranh thường được sản xuất để phục vụ nhu cầu thờ cúng, tín ngưỡng, cầu an lành cho một năm mưa thuận gió hòa. Trải qua nhiều thế kỷ, chứng kiến bao thay đổi của mảnh đất cố đô. Tranh làng Sình ngày nay còn được sử dụng rộng rãi hơn để chơi Tết, quà biếu tặng, trang trí ở nhiều lễ hội truyền thống.
“Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”, có khoảng 50 đề tài được thể hiện trong tranh làng Sình, chia thành ba nhóm chủ đề chính là tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật. Trong đó, tranh nhân vật gồm hai bộ thế mạng và bổn mạng, chủ yếu là tranh tượng bà (tượng đế, tượng chùa, tượng ngang) thường dùng dán trên bàn thờ quanh năm. Ngoài ra còn có tranh con ảnh (vẽ hình đàn ông, đàn bà), tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp dùng để hóa như hóa vàng. Tranh đồ vật chủ yếu vẽ hình áo quần, tiền, dụng cụ... để đốt cho người cõi âm. Tranh súc vật gồm một bộ gia súc, gia cầm và riêng một bộ 12 con giáp. Người ta cúng tranh để cầu cho người yên, vật thịnh, phụ nữ sinh nở được mẹ tròn con vuông, trẻ em chóng lớn, người ốm chóng khỏi...
![]() |
“Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. |
Tranh làng Sình được làm hoàn toàn bằng thủ công. Để làm ra một bức tranh hoàn chỉnh phải trải qua đủ 7 công đoạn từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Giấy dó được quét điệp cho dai, giữ màu. Vỏ điệp được nhập từ phá Tam Giang rồi người làm tranh phải tỉ mẩn ngồi giã, nghiền thật nhỏ, trộn với lớp bột gạo thành một lớp mịn quét đều lên giấy.
Mỗi bức tranh là một khuôn gỗ hoàn chỉnh, người làm tranh dùng mực màu đen phết lên bản mộc, rồi dùng giấy in thành một bức tranh thô. Đem phơi tranh cho khô mực, rồi dùng các loại màu tô lên tranh.
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, gam màu sử dụng trên Tranh làng Sình gần giống với gam màu được sử dụng trên tranh pháp lam tại các kiến trúc kinh thành Huế: hoà sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bích ngọc, xanh với hoả hoàng, phí thuỷ với hổ phách. Tranh làng Sình sau khi hoàn thành sẽ lấp lánh bởi vỏ điệp, nền nã bởi chất màu thô mộc, quyến rũ và quan trọng hơn cả là khi bức tranh đến tay người sử dụng đã ẩn chứa một cái gì đo thiêng liêng của cõi tâm linh.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Du khách đến từ Hà Nội đứng ngắm nghía những bức tranh thật kĩ, chạm tay vào từng chi tiết phải thốt lên rằng, tôi như được ngắm nhìn cả một nền văn hóa đầy đủ, vẹn tròn nhất về đất và người miền Trung thông qua những bức tranh. Tranh mặc dù có bố cục không cầu kì, nhiều chi tiết nhưng rất sống động, sắc nét. Nét độc đáo là ở màu sắc, mỗi bức tranh mang một nét riêng, gắn liền với cảm xúc của nghệ nhân trong quá trình làm tranh. Màu sắc tươi sáng cộng với vẻ thô mộc gần gũi đã làm nên vẻ đẹp của dòng tranh dân gian đất Huế.
Người “hồi sinh” tranh làng nghề độc đáo đất cố đô
Sự tồn tại của làng nghề Sình trải qua nhiều giai đoạn biến đổi khác nhau. Thời điểm trước năm 1945, lúc ấy nhà ai cũng làm tranh. Rồi từ những năm 1970-1975, nghề bắt đầu lụi tàn do chiến tranh. Sau năm 1975, tình hình kinh tế đất nước khó khăn, vẽ tranh bị cho là lãng phí.
Chẳng mấy ai dùng tranh làng Sình nữa. Thậm chí, nhiều người hò nhau đốt tranh, phá bỏ bản khắc. Không chịu để mất nghề, ông Kỳ Hữu Phước đã bọc ni-lông tất cả những bản khắc quý rồi chôn giấu kỹ. Sau này, ông mới đào những bản khắc lên, rồi ngày ngày ngồi vẽ, kiên trì đi đến từng nhà mời họ mua tranh.
Đến nửa cuối thập niên 90 của thế kỉ trước, đất nước đổi mới, mở cửa, có chủ trương, chính sách khôi phục các làng nghề truyền thống, trong đó có tranh làng Sình. Lúc đó, nghề làm tranh chỉ có ông Phước nắm rõ.
![]() |
Mộc bản hình 12 con giáp được khắc thủ công. |
“Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, nghĩ vậy, ông vận động người dân cùng làm. Những gì ông biết, ông học được, ông truyền lại hết chẳng giữ lại gì. Ông còn làm khuôn để bà con mượn dùng, thậm chí là tặng luôn.
Ông Phước chia sẻ, chỉ mình tôi làm thôi thì đâu phải làng nghề, cha ông mình làm rồi tới mình thì mình còn muốn đời con, đời cháu của mình làm mãi, làm mãi. Làm sao để sau này, chúng không những làm nghề để bảo tồn cái gọi là bản sắc của dân tộc mà còn phải “sống khỏe” bằng nghề. Vậy nên phải phổ biến để càng nhiều người biết làm càng tốt.
Nghệ nhân già đau đáu khi làng tranh đã được khôi phục nhưng vẫn chỉ có mình ông làm được các bản khắc gỗ. Vì vậy, ông đã cất công tìm học trò để truyền nghề khắc bản mộc.
Để giữ gìn, bảo tồn những giá trị được xem là “hồn cốt” của làng quê, cả năm người con cả trai lẫn gái của ông Phước đều được ông truyền cảm hứng để theo nghề. Ông Kỳ Hữu Phước được chính thức công nhận là Nghệ nhân dân gian vào năm 2011 và đạt nhiều giải thưởng, chứng nhận khác, trong lẫn ngoài tỉnh. Sản phẩm của ông được trưng bày tại nhiều hội chợ, triển lãm và các kỳ Festival Huế.
![]() |
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đưa tranh làng Sình đến nhiều nơi và đã được cấp nhiều giấy chứng nhận. |
Cùng với ông Phước, làng Sình vẫn cố gắng truyền nghề, nhân cấy nghề cho các thế hệ trẻ. Chính quyền địa phương tạo điều kiện bằng cách mở lớp tập huấn nông dân làm du lịch, triển khai mô hình du lịch sinh thái đi thuyền trên sông Hương kết hợp tham quan làng nghề. Vào mùa cao điểm du lịch, mỗi ngày làng Sình có thể đón năm đến bảy đoàn khách tham quan, chưa tính du khách đi nhóm lẻ.
Là một người thích tìm hiểu về văn hoá Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề trên đất nước Việt Nam. Bạn Võ Trung Thiên chia sẽ, đến tham quan tranh làng Sình, mình được tham quan, hiểu về quy trình sản xuất tranh và tự tay vẽ một bức tranh riêng dưới sự hưỡng dẫn của các nghệ nhân. Đó là một trải nghiệm độc đáo và mang nhiều cảm xúc, trải nghiệm mà trước đây mình chưa từng có được.
Tranh làng Sình mang nhiều dấu ấn đặc trưng, giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng làng xã. Những bức tranh không đơn thuần mang yếu tố tâm linh, phản ánh tín ngưỡng cổ xưa của người Việt mà còn thể hiện tâm tư, nguyện vọng, khát vọng về cuộc sống bình yên, tốt đẹp của con người. Vì vậy, bảo tồn và phát huy tranh làng Sình là bảo tồn trọn vẹn cả một nền văn hóa lâu đời.
Tin liên quan

Tranh Hàng Trống từ truyền thống tới đương đại
21:06 | 20/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Chợ tranh Tết làng Đông Hồ
20:40 | 07/02/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 Nông thôn mới

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức