Tranh Hàng Trống từ truyền thống tới đương đại
Xưa miền Bắc có 3 dòng tranh dân gian tiêu biểu được sản xuất theo phương pháp thủ công gồm: Tranh điệp Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh đỏ Kim Hoàng (Hà Tây) và tranh Hàng Trống (Hà Nội).
Nét độc đáo của tranh Hàng Trống so với các dòng tranh dân gian khác ở kỹ thuật cũng như sự giao thoa tư tưởng, văn hóa, tôn giáo của vùng miền. Tranh Hàng Trống là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo và Nho giáo, giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình, chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa hàng ngày và thực sự phát triển cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
![]() |
Nghệ nhân Lê Đình Nghiên đã có hơn 60 năm làm tranh Hàng Trống. |
Ở thời kỳ hoàng kim, tranh Hàng Trống được bán ở khắp 36 phố phường: Hàng Bồ, Hàng Nón, Hàng Trống... Thế nhưng đến nay, người duy nhất còn nắm trọn vẹn những bí quyết của dòng tranh này là nghệ nhân Lê Đình Nghiên - người giữ nghề cuối cùng của tranh Hàng Trống.
Tại căn nhà nhỏ trên phố Cửa Đông (Hà Nội), nghệ nhân Lê Đình Nghiên vẫn hàng ngày lặng lẽ vẽ những bức tranh đặc biệt của mình. Ông bắt đầu vẽ từ năm 11 tuổi và là thế hệ thứ ba trong gia đình có truyền thống nghề tranh ở làng Bình Vọng, Thường Tín, sau lập nghiệp ở phố Hàng Trống (Hà Nội).
Năm 1972, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mời ông tới làm việc với yêu cầu duy nhất là phục chế tranh Hàng Trống đang lưu trữ tại bảo tàng. Từ ngày ấy, ông không chỉ làm tranh mà còn kiêm nghề phục chế và chuyên về dòng tranh dân gian Hàng Trống. Ông vẽ, in, sửa chữa tranh theo mẫu cũ và sáng tạo ra tranh mới.
Theo ông Nghiên chia sẻ, tranh Hàng Trống chỉ dùng bản khắc nét được làm bằng gỗ mềm, lồng mực hoặc gỗ thị. Công đoạn vẽ màu được thực hiện sau khi in bản nét. Màu sắc trong tranh Hàng Trống cũng đều có luật và nguyên tắc riêng.
Qua nhiều hình thức thể hiện, những sản phẩm này đã góp phần gìn giữ giá trị văn hóa Thủ đô, đồng thời mang đến vẻ mới lạ cho những sản phẩm sáng tạo.
Mới trong những điều quen thuộc
Trong một lần tìm gặp nghệ nhân Lê Đình Nghiên, nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh Hàng Trống, để mua tranh, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã bị mê hoặc bởi màu sắc và họa tiết của những bức tranh Hàng Trống.
Quá ấn tượng với “gu” thẩm mỹ tinh tế của thị dân Hà Nội xưa, sau buổi gặp gỡ đó, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ quyết định thực hiện bộ sưu tập gồm 8 bộ trang phục thêu các bức tranh Hàng Trống như “Tố nữ, “Tứ quý”, “Cá chép vượt vũ môn”, “Tả Thanh Long” với mong muốn đưa tranh Hàng Trống đến với nhiều người hơn thông qua góc nhìn thời trang. Không còn là những chiếc áo dài đơn giản, bộ sưu tập trở thành tác phẩm nghệ thuật, mỗi chiếc áo dài là một bức tranh sống động, kể câu chuyện về lịch sử và văn hóa Hà Nội. Bộ sưu tập ngay lập tức nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ các bạn trẻ. Từ tín hiệu đó, năm nào nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ cũng lựa chọn họa tiết nguyên bản của tranh Hàng Trống làm nguồn cảm hứng cho mẫu thiết kế của mình nhằm tạo nên một vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại cho chiếc áo dài.
![]() |
Áo dài thêu tranh Hàng Trống của nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ. |
Câu chuyện của nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ gợi nhớ cách đây ít năm, họa sĩ trẻ Xuân Lam đã cho ra mắt triển lãm mang tên “Vẽ lại tranh dân gian” được rất nhiều người chú ý. Tại triển lãm này, những bức tranh nổi tiếng của dòng tranh Hàng Trống như “Ngũ hổ”, “Bà chúa Thượng ngàn”... đã được anh vẽ lại bằng chì, sau đó tô màu bằng công nghệ đồ họa với cách phối màu tươi mới, mang lại cho người xem cảm giác vừa thân quen, vừa hiện đại. Sau triển lãm, Xuân Lam còn đưa dòng tranh này vào các sản phẩm như túi vải, sổ, lịch, bao lì xì, bình phong... Anh khẳng định, việc đưa nét đẹp của tranh dân gian vào các sản phẩm thông dụng sẽ khiến tranh dân gian tiếp cận được nhiều người hơn”.
Vài năm trở lại đây, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn (giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng với nhóm 26 sinh viên triển khai dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” lấy cảm hứng sáng tạo từ dòng tranh dân gian Hàng Trống. Cũng là “ngũ hổ”, “lý ngư vọng nguyệt”, “tứ quý”, “tố nữ”... nhưng được các nghệ sĩ trẻ thể hiện bằng chất liệu sơn mài, được đưa lên lụa, các vật phẩm khác nhau, mang lại những hiệu ứng mới. Tiếp theo đó là các triển lãm của các họa sĩ trẻ, như Triển lãm “Hổ dạo phố”, Triển lãm “Cõi Tiên”... lấy cảm hứng từ tranh Hàng Trống được trưng bày tại đình Nam Hương, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.
“Đánh thức” nguồn cảm hứng
Là người từng đưa tranh Hàng Trống lên áo dài, trong đó có bộ sưu tập “Thụy vũ nghênh hy” ra mắt tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 vừa qua, nhà thiết kế Vũ Thảo Giang thừa nhận, việc đưa tranh Hàng Trống lên áo dài thực sự không dễ dàng. Bởi, từng nét vẽ đều rất tinh xảo và mang một thông điệp nhất định, nếu không nghiên cứu một cách kỹ càng thì rất có thể sự sáng tạo đó sẽ phá vỡ nét đẹp truyền thống. Tuy nhiên, nếu ứng dụng thành công, tranh Hàng Trống chính là một chất liệu tuyệt vời để sản phẩm giàu bản sắc. “Tranh Hàng Trống với những họa tiết đặc sắc, màu sắc rực rỡ và nội dung thường có ý nghĩa tâm linh sẽ mang lại vẻ đẹp vừa tinh tế vừa truyền thống cho áo dài. Tôi tin rằng, bất cứ ai chọn chiếc áo dài in tranh Hàng Trống đều mang trong mình một tình yêu đối với Hà Nội. Cũng vì sự đón nhận nhiệt tình của khách hàng, trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đưa tranh Hàng Trống vào một số sản phẩm khác như khăn, quà tặng du lịch, đồ trang trí trong gia đình...” - nhà thiết kế Vũ Thảo Giang chia sẻ.
Nhấn mạnh việc phải nghiên cứu, sáng tạo một cách tỉ mỉ, cẩn thận, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ cho rằng, các sản phẩm áo dài và đồ nhung the thêu tay của chị luôn giữ được tinh thần, bố cục của tranh Hàng Trống. “Tôi tìm những thợ thêu tay có kinh nghiệm lâu năm, có kỹ năng tốt để tạo ra các sản phẩm thể hiện được hồn cốt của dòng tranh nổi tiếng của Hà thành. Đó chính là cách chúng tôi truyền thông điệp về việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa của đất Thăng Long xưa trong đời sống hôm nay” - nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ nhấn mạnh.
Theo họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, nhắc đến tranh Hàng Trống là nói đến một trong những di sản cổ truyền độc đáo của đất kinh kỳ, chứa đựng giá trị văn hóa, tín ngưỡng, thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác đặc trưng. Tuy nhiên, qua thời gian, dòng tranh này đang bị mai một và việc cho ra đời dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” góp phần lấy lại chỗ đứng của tranh Hàng Trống trong lòng người Hà Nội. “Các triển lãm trong khuôn khổ dự án là điểm nhấn cho các hoạt động văn hóa của Hà Nội trong thời gian qua, góp phần đưa người dân Thủ đô đến với giá trị truyền thống. Sự tham gia đông đảo của người dân, du khách là minh chứng cho thấy bản sắc văn hóa chính là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho sáng tạo. Quan trọng là cách chúng ta “đánh thức” chúng ra sao mà thôi” - họa sĩ Nguyễn Thế Sơn khẳng định.
Tin liên quan

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Yên Bái: Phát triển du lịch tâm linh gắn với bảo tồn văn hóa
08:42 | 14/02/2025 Nông thôn mới

Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng
11:43 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:09 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức
Tin khác

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Mặn lắm” nước mắm!
11:19 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Thụy An - Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
09:48 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức
11:04 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
11:03 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
08:42 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
21:16 | 08/04/2025 Tin tức

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Mùa hoa gạo
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước
16:01 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao
15:13 | 01/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội công nhận thêm 14 làng nghề và 108 sản phẩm OCOP cấp thành phố
16:14 Tin tức

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 Làng nghề, nghệ nhân

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
14:39 Tin tức

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
14:38 Tin tức

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 Văn hóa - Xã hội