Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
Cà phê cũng là cây lâu năm có thể sinh trưởng và tiếp tục cho quả trong thời gian dài. Điều này vừa là thế mạnh cũng đồng thời trở thành thách thức khi cây trở nên già cỗi, chất lượng và số lượng quả giảm đi đáng kể. Trong trường hợp này, nông dân thường tiến hành loại bỏ các cá thể không phù hợp, thay thế bằng cây trồng khỏe mạnh. Ngoài cách cải tạo vườn truyền thống, nhiều nông dân Tây Nguyên nói chung cũng như anh Nguyễn Ngọc Duy (SN 1978) nói riêng đã nghĩ ra sáng kiến mới, hướng đến tận dụng tối đa loài cây gắn bó mật thiết với đời sống bà con khu vực cao nguyên: Chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ gốc cà phê.
![]() |
Anh Nguyễn Ngọc Duy - Đại diện Mỹ nghệ Duy Tân |
Sinh trưởng tại tỉnh Cao Bằng nhưng có nhiều năm làm việc và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, anh Nguyễn Ngọc Duy- Đại diện Doanh nghiệp tư nhân Mỹ nghệ Duy Tân (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, ý tưởng sử dụng gốc cà phê làm nguyên liệu chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ vốn xuất hiện từ những năm 1990. Đến đầu năm 2.000, sản phẩm dần được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và trở thành mặt hàng mang lại hiệu quả kinh tế.
Với ưu điểm cứng chắc, kết cấu đẹp, bền bỉ và những khối sần sùi trên cây (gọi là “nu”) là những điểm đắt giá mà hiếm loại gỗ nào có. Quá trình sinh trưởng, phát triển và tác động của con người giúp cây cà phê có nhiều nu đẹp, rất thích hợp để tạo ra kiệt tác điêu khắc. Câu nói “nhất nu, nhì lũa” để chỉ điều này (lũa là thân cây có lõi sinh trưởng ở khu vực rừng hoặc sông suối).
Bằng sự yêu thích và say mê sẵn có với loài cây biểu tượng, anh Duy đã tiến hành nghiên cứu, sáng tạo, chế tác và mang đến nhiều sản phẩm có giá trị thẩm mỹ, kinh tế lẫn văn hóa.
Về quy trình thực hiện, anh Duy cho biết: “Gốc cà phê thô phải trải qua không dưới 14 công đoạn từ làm sạch, chế tác thủ công, làm vỏ, để khô,… cho đến hoàn thiện. Khi chế tác, người thợ sẽ tỉ mỉ tạo hình, “thổi hồn” một cách cẩn thận cho phần nu. Để giúp sản phẩm duy trì độ bền, chống mối mọt, người thợ còn phải ngâm nó trong nước muối đậm đặc. Không chỉ cầu kỳ về hình thức, riêng công đoạn chế tác, làm sạch, làm khô cũng tiêu tốn gần 6 tháng ròng”.
![]() |
Anh Lê Văn Vương (vest xanh) - Giám đốc Công ty Vương Thành Công đang hợp tác cùng Mỹ nghệ Duy Tân giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng |
Hiện nay, anh Duy đang hợp tác cùng Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công (Công ty Vương Thành Công) trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng. Hoạt động chuyên về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cà phê hơn 10 năm (2012) tại địa phương, Công ty Vương Thành Công là đơn vị có liên kết chặt chẽ với bà con nông dân trong việc phát triển ngành cà phê theo hướng hữu cơ bền vững. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tổ chức các khóa học miễn phí, nâng cao kiến thức trồng, canh tác và thu hoạch cà phê cho nhiều học viên, đơn vị, HTX, những người yêu thích cà phê trên địa bàn.
![]() |
Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo được chế tác từ gốc cây cà phê |
Anh Lê Văn Vương - Giám đốc Công ty Vương Thành Công đánh giá, công việc chế tác từ gốc cà phê là cách tận dụng hữu hiệu nguồn nguyên liệu sẵn có, giúp tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí, lưu niệm có giá trị cao. Bao gồm bình hoa, khay đựng, kệ nhiều ngăn, bàn ghế, nghiên bút, vật dụng kỷ niệm, gạt tàn thuốc,… Các sản phẩm trên có giá dao động từ vài trăm đến hàng chục triệu, tùy thuộc vào kích thước, độ phức tạp, tuổi đời cũng như độ hiếm của gốc cây.
Những thành phẩm có giá trị từ cà phê không chỉ cho thấy sự sáng tạo mà còn thể hiện tình yêu, thái độ trân quý của người thợ, người làm nghề đối với sản vật được thiên nhiên báu tặng. Tận dụng rễ cây trong việc điêu khắc cũng thể hiện mong muốn bảo vệ môi trường, tránh hoang phí tài nguyên, đồng thời khắc họa vẻ đẹp và bộc lộ tài năng nghệ thuật, tư duy độc đáo.
Tin liên quan

Chủ tịch nước: Sự sáng tạo tạo nên giá trị bền vững cho sản phẩm truyền thống
09:18 | 12/06/2025 Tin tức

Làng cói Kim Sơn
14:25 | 23/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn
11:29 | 20/03/2025 Tin tức
Tin mới hơn

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 OCOP

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 Tin tức

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 Văn hóa - Xã hội

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức