Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Đi tìm nguồn gốc lịch sử và ông Tổ nghề đan cói Chi Lăng

LNV - Không giống với các làng nghề truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ từ xa xưa có nghề mây tre đan cổ truyền, thôn Quế Ổ và một số thôn khác ở xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh lại có nghề đan các sản phẩm từ cói. Nguồn gốc lịch sử nghề đan bị cói.
Theo “Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ”, Quế Võ xưa có nghề đan bị dó và nghề dệt chiếu buồm ở Đại Toán. Sách “Phong thổ Kinh Bắc” thời Lê ghi: “Bốn thôn Đại Toán đều dệt chiếu buồm, nhưng chiếu buồm xã Quế Ổ thật là tốt”.

Truyền thuyết về danh nhân dưới thời Lê kể về Nguyễn Đăng như sau: Ông quê ở xã Đại Toán, tổng Đại Toán, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn. Từ lúc thiếu thời, ông làm nghề đan và bán bị, ró. Đến tuổi 40 vẫn chưa được đi học. Một lần ông đi bán hàng qua sông Đuống thấy đứa trẻ bị mẹ mắng vì tội không chịu đi học, do đó ông quyết tâm đèn sách. Khi lên Thăng Long bán hàng, ông lân la đến hàng sách rồi làm ướt sách, xin phơi đền. Ông vừa giở từng trang đem phơi vừa phơi vừa học thuộc lòng ngay tại chỗ. Sau đó Nguyễn Đăng liên tiếp đỗ đầu các kỳ thi: thi Hương, thi Hội và khoa Nhâm Dần (1602) ông đỗ Hoàng giáp. Sau đó, Nhà vua mở thêm khoa thi“ứng chế” kén chọn nhân tài ngoại giao, ông lại đỗ đầu nên người đời gọi ông là “Tứ nguyên”. Năm 1613, ông được cử đi sứ sang bang giao với nhà Minh, với tài ứng đối kiệt xuất, Vua nhà Minh phong ông là “Trạng nguyên”. Trí sĩ về quê, ông mở trường dạy học tại làng Hán Đà, xã Hán Quảng, huyện Quế Võ. Hiện tại địa phương thôn Mai, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ còn ngôi từ đường của dòng họ có thờ Hoàng giáp Nguyễn Đăng. Lăng mộ ông được đặt tại thôn Đồng cùng xã. Đền thờ ông được dân làng Hán Đà xây dựng và thờ phụng.

Sách “Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm” của nhóm tác giả Đinh Gia Thuân, phần nghề thủ công dân gian có đoạn viết: Huyện Quế Dương có nghề đan chiếu buồm (đan chiếu cói, bị, ró) ở các xã Đại Toán, Quế Ổ, Mai Ổ, trong đó chỉ có xã Quế Ổ làm khéo nhất.

Những sản phẩm của làng nghề đan cói ở Chi Lăng bao gồm: bị, ró, chiếu buồm, vỉ buồm… cũng được đưa vào giải thích trong Từ điển tiếng Việt.

Tổ nghề đan cói ở Chi Lăng

Đan cói là nghề thủ công được truyền từ đời này sang đời khác, không có bí quyết làm nghề mà phổ biến để ai cũng có thể làm được (chỉ khác nhau ở mức độ đẹp xấu, cái này do trình độ và khả năng của mỗi người quy định) và chưa ai có tay nghề để được phong tặng nghệ nhân. Chưa có tư liệu nào cho biết ông Tổ của nghề đan cói là ai. Người dân thôn Đồng kể rằng, xưa làng thờ bà tổ truyền nghề đan cói cho dân làng vào ngày 7 tháng Giêng hàng năm nhưng cũng không rõ lai lịch của bà Tổ nghề.

Trong “Quế Ổ Nguyễn Đức tộc phả” của dòng họ Nguyễn Đức ở đây có tư liệu ghi chép về Quế quận công Nguyễn Đức Uyên là đời thứ 10, thuộc chi Ất, là con của Ân quận công Nguyễn Đức Nhuận. Hiện không rõ năm sinh năm mất của ông, chỉ biết ông sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, phục vụ cho thế lực Chúa Trịnh: Dương vương Trịnh Tạc (1606 - 1682), Khang vương Trịnh Căn (1633- 1709) và Nhân vương Trịnh Cương (1709 - 1729). Ông là người trí dũng song toàn, thuở nhỏ đã theo cha là là Ân quận công Nguyễn Đức Nhuận Nam chinh đánh Chúa Nguyễn Hiền và tiễu trừ họ Mạc ở Cao Bằng, nhiều lần lập được công lớn. Đến khi Ân quận công mất, ông lại thay cha nắm binh quyền, lập nhiều kỳ tích được Chúa Trịnh vô cùng yêu mến, thăng chức Thự vệ, ban tước Quận công, lại đi dẹp yên giặc ở Ninh Thiếp ở châu Bố Chính, sau 3 năm hoàn thành công việc, quay về Triều, ông được Vương hết lời khen ngợi, ban cho chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, kiêm trấn thủ các xứ: Lạng Sơn, Hải Dương, An Quảng.

Khi làm quan Đề lĩnh tứ thành ở Hải Dương, ông đã có công lao lớn trong việc đắp đê ở 2 xã Dương Am và Ngãi Am, tổng Ngải Am, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) được nhân dân ở đây tôn làm Thành hoàng và nhang khói thờ phụng.

Vùng đất Trấn Dương xưa là một xã nằm ở vùng cửa sông ven biển, cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, đặc biệt là vùng cửa sông, với các bãi bồi luôn rộng mở nên rất thuận lợi cho việc trồng cói và làm nghề đan lát chiếu cói. Làng nghề phát triển mạnh mẽ trong những năm 1960 - 1970 với sản phẩm chiếu cói Trấn Dương nổi tiếng. Có thể, nghề đan cói ở Quế Ổ xuất hiện từ thời gian này và do Quế quận công Nguyễn Đức Uyên mang về truyền nghề cho dân làng.

Bệ đá dùng để giã cói hiện đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Bắc Ninh


Giá trị văn hóa (lễ hội) của nghề đan cói

Khảo sát 5 làng nghề đan cói ở xã Chi Lăng cho thấy, các làng đều có lệ làng vào tháng 2 Âm lịch hàng năm. Chỉ riêng thôn Đồng có ngày giỗ Tổ nghề đan cói vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch hàng năm - là ngày hóa của bà Tổ truyền nghề cho dân làng. Đây cũng là ngày lễ khai xuân, sau nghi lễ thờ cúng này, dân làng mới tiến hành cày cấy trồng trọt và làm nghề đan lát.

Vào ngày lễ, dân làng tổ chức dâng lễ vật gồm hoa quả, trầu cau, cỗ mặn để tưởng nhớ về công lao của bà Tổ truyền nghề, sau đó xin lộc về ban cho con cháu. Trước năm 1945, dân làng tổ chức lễ hội quy mô lớn gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có tổ chức tế lễ và rước sắc. Phần hội có các trò chơi cờ tướng, tuồng, chèo. Đặc biệt, ở phần hội có tổ chức hội thi đan cói (chỉ tổ chức được 1 cuộc thi vào năm 1939). Ở 5 làng (Đại Toán, Đồng, Mai, Thủy, Mão), mỗi làng chọn ra một người đan giỏi nhất trong một thời gian nhất định phải đan xong 1 chiếc bị và 1 chiếc ró. Làng nào đan nhanh và đẹp thì giành phần thắng và nhận được phần thưởng của Ban tổ chức. Người dân qua cuộc thi cũng học được cách đan nhanh và đan đẹp về phát triển nghề của địa phương mình. Ngày nay, nghi lễ thờ cúng bà Tổ nghề đan được tổ chức kết hợp với ngày lệ làng (mồng 10 tháng 2 Âm lịch hàng năm) với phần tế lễ, rước thánh ở đình và mở hội. Sau đó dân làng tổ chức ăn uống và thắp hương tưởng nhớ về bà tổ truyền nghề cho dân làng.

Điều đặc biệt, từ chiếc bị ró của xã Chi Lăng mà dân làng Guột, Việt Hùng đã có trò chơi chạy Ró truyền thống. Gọi là chạy Ró vì hoạt động của trò chơi cần dùng đến chiếc Ró - một chiếc túi rộng được đan bằng cói hoặc thân cây bèo tây và thường dùng đựng thóc lúa. Trong trò chơi thì chiếc ró dùng để đựng một bộ trang phục của đủ mọi giới, mọi ngành nghề như bộ quần áo nam nữ công nhân, bộ đội hay trang phục của người Kinh Bắc xưa: áo tứ thân, áo the khăn xếp… Khi chơi trò này, mọi người vừa chạy vòng tròn vừa hóa trang mà không được đặt chiếc ró xuống đất. Kết thúc trò chơi, ai mặc trang phục nhanh, hoàn chỉnh và đẹp thì được trao giải nhất. Từ đời này sang đời khác, người dân làng Guột vẫn giữ gìn truyền dạy cho con cháu đời sau trò chơi dân gian chạy Ró. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quế Võ cũng lập hồ sơ đưa chạy Ró vào danh sách những trò chơi cần được bảo tồn.

Không rõ trò chơi chạy Ró hay nghề đan bị ró ở Chi Lăng có trước nhưng có một điều chắc chắn rằng, chiếc ró của người dân Chi Lăng là sản phẩm không thể thiếu của trò chơi truyền thống nơi đây và cho đến khi nào những chiếc bị ró này không còn thì trò chơi truyền thống này mới được thay thế bằng những sản phẩm hiện đại hơn.

Nghề đan bị dó ở xã Chi Lăng xuất hiện vào thời Lê, cách ngày nay khoảng hơn 400 năm, sản phẩm của làng không chỉ được tiêu thụ trong vùng mà còn khắp nơi trên cả nước trong đó có vùng Kẻ Chợ Thăng Long. Cho đến nay, với xu thế yêu chuộng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, làng nghề vẫn được duy trì và phát triển, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa.

Bài và ảnh: Phan Thị An Ngọc

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững

LNV - Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành thủ công, mỹ nghệ Việt Nam vẫn có thể vươn lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ đô la vào năm 2025 và 6 tỉ đô la vào năm 2030 theo Quyết định đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình

LNV - Nghề thủ công truyền thống của các tộc người là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, qua việc nghiên cứu cũng chính là sự bảo lưu và phát triển bản sắc văn hóa của họ trong cuộc sống hiện đại, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất những giá trị nhân văn cùng những tinh hoa của văn hóa tộc người, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong đó có các nghề thủ công truyền thống của người Mường Tân Lạc - Hòa Bình.
Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu

LNV - Ngay từ năm 1958, sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được chọn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Trong suốt thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủ công chỉ bó hẹp trong các nước Xã hội chủ nghĩa. Đến thời kỳ đổi mới và gỡ bỏ cấm vận, các sản phẩm thủ công mới có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận với các nước Âu, Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công tăng lên nhanh chóng, và nhiều chủng loại mặt hàng mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, thu hút gần 10 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Tin khác

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

LNV - Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Ngày 21/10, Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã có dịp gặp gỡ nhiều nghệ nhân nổi tiếng và thăm quan các di chỉ gốm tại làng Bát Tràng. Qua những trải nghiệm ấy, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công Thế giới đã xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

LNV - Thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu được định giá 1,007 tỷ USD vào năm 2023, và hướng đến con số 1,107 tỷ USD vào năm 2024 và 2,394 tỷ USD vào năm 2032. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), nhờ sự đa dạng ngành nghề và giàu tài nguyên.
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề

LNV - Sáng 9/10, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Cục Công thương Địa phương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội thảo: "Tư vấn nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam". Đây là đề án thuộc Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai

LNV - Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo nên nền văn hiến rực rỡ mang đậm dấu ấn Thủ đô, trong đó nổi trội, dễ nhận biết là về diện mạo đô thị. Từ quy mô, cấu trúc đô thị, kết cấu hạ tầng, kiến trúc công trình, cảnh quan nhân tạo, cảnh quan tự nhiên, tổng hòa là kiến trúc cảnh quan, luôn được ghi nhận là ngày càng văn minh, hiện đại hơn, xứng tầm là "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

LNV - Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các nước đang và sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

LNV - Nghị quyết số 19/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đều là những chủ chương, chính sách quan trọng tạo nền tảng, cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời cũng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại. Để xác định được hướng đi đúng cho bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề gốm vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Trong đó, cần đề cập đến tất cả các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa ở, làm nghề, những thiết chế văn hóa cũ/mới liên quan để cùng vì mục đích bảo tồn, phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng.
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN

CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN

LNV - Được sự chỉ đạo của Ban thường vụ Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp quận Hai Bà Trưng Hà Nội về tổ chức Đại hội chi bộ điểm. Sáng ngày 24/12/2024 vừa qua, Chi bộ Công ty TNHH thương mại Việt Tuấn (phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng) tổ chức Đại hội chi
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương

Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương

LNV - Sinh ra và lớn lên tại vùng đất quê luá Thái Bình, năm 1972 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang trong thời kỳ ác liệt, chàng trai trẻ Nguyễn Đình Thi (sn1953) ở thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình, c
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

OVN - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng

Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng

LNV - Tối ngày 20/12, chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật “Hoa Lửa Biên Cương” với thông điệp “Vững biên cương, vươn khát vọng” đã được tổ chức tại trường Đại học Văn hóa TP. HCM (phường Phước Long A, TP. Thủ Đức).
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 24/12, UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ công bố xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động